Phương pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 59 - 62)

- Khái niệm: Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của

các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người.

- Đặc điểm của phương pháp kinh tế

+ Đây là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế như việc quy định chế độ thưởng, xử phạt.

+ Phương pháp kinh tế được thể hiện trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế như: quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng… nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lý phát huy năng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 69. Phân biệt quyết định chung, quyết định quy phạm, quyết định cá biệt.

+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước chủ đạo (quyết định cơ bản): là những quyết định đề ra các chính sách, nhiệm vụ, biện pháp lớn có tính chất chung,

+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước quy phạm: chứa đựng những quy tắc xử sự chung, tác động đến đối tượng rộng lớn.

+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước cá biệt: là những quyết định chỉ áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể để giải quyết các trường hợp các biệt, cụ thể và có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế quyết định cá biệt trực tiếp xâm hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức. Các quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm thường không đụng chạm trực tiếp đến các quyền lợi của người dân. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước ban hành quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm nhằm giải quyết những vấn đề chung theo

yêu cầu quản lý Nhà nước và vì lợi ích chung của cộng đồng. Nếu cho phép khiếu kiện cả văn bản pháp quy sẽ dẫn đến nguy cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý. Do đó, theo quy định của pháp luật , chỉ quyết định cá biệt mới thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án.

Câu 70. Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong hành chính nhà nước, mối quan hệ giữa hai loại phương pháp đó.

+ Phương pháp hành chính

- Khái niệm: Phương pháp hành chính là phương thức tác động tới cá nhân, tổ chức

thuộc đối tượng quản lý bằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng.

- Đặc điểm của phương pháp hành chính

+ Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý.

+ Phương pháp này được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật. Các quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản lý do pháp luật quy định. Ví dụ: Chủ tịch UBND các cấp chỉ được ra chỉ thị, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khuôn khổ, chức năng, quyền hạn của mình do pháp luật quy định.

Tóm lại, phương pháp hành chính là phương thức tác động đến cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý thông qua quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh và sự phục tùng.

+ Phương pháp kinh tế

- Khái niệm: Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của

các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người.

+ Đây là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế như việc quy định chế độ thưởng, xử phạt.

+ Phương pháp kinh tế được thể hiện trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế như: quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng… nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lý phát huy năng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 71. Phân biệt và nêu mối quan hệ giữa quyết định hành chính nhà nước với các hình thức hành chính không (hoặc ít) mang tính pháp lý.

Các hình thức thức hoạt động mang tính pháp lý được pháp luật quy định cụ thể, chi tiết và là yếu tố quan trọng nhất của thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước cũng như của các cơ quan nhà nước nói chung. Các hình thức thức hoạt động mang tính pháp lý thể hiện đặc trưng quyền lực - pháp lý của hoạt động nhà nước, là trung tâm của hoạt động nhà nước vì vậy đây là hoạt động chủ yếu của cơ quan nhà nước. Các hình thức hoạt động khác đều “xoay quanh” hình thức này, phục vụ cho hình thức này.

d. Các hình thức hoạt động ít mang tính pháp lý:

- Các hoạt động mang tính quyền lực có giá trị pháp lý: các hoạt động thực hiện các biện pháp cưỡng chế như truy bắt người vi phạm, dẫn giải người vi phạm đến công sở đồn công an,…

 Thực chất không có tính pháp lý như quyết định pháp luật mà chỉ để thi hành quyết định pháp luật

- Các hoạt động tác nghiệp vất chất – kĩ thuật cụ thể: là hình thức bổ sung, trợ giúp cho các hình thức quản lý mang tính pháp lý như chuẩn bị tư liệu, dữ kiện, thông tin cho việc ban hành quyết định hành chính, lập các biên bản, báo cáo, nhật trình công việc, …

- Hợp đồng hành chính : có đặc điểm là không làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật, không làm phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể;

e. Hình thức hoạt động không mang tính pháp lý: là các hoạt động tổ chức – xã hội trực tiếp bao gồm: tổ chức mít tinh, tuần hành; tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ,…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 72. Phân biệt và nêu mối quan hệ giữa quyết định hành chính nhà nước với các loại giấy tờ, công văn hành chính, với các loại văn bằng, chứng chỉ.

Các loại giấy tờ, công văn hành chính, với các loại văn bằng, chứng chỉ có quan hệ mật thiết với quyết định hành chính nhưng bản thân chúng không phải là quyết định hành chính. Điểm khác biệt cơ bản, quan trọng so với quyết định pháp luật là tất cả các loại giấy tờ nói ở đây đều không có chức năng pháp lý là làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật dù dưới bất kỳ hình thức nào

a. Các loại giấy tờ, văn bản hành chính như công văn, giấy giới thiệu, báo cáo là để giao dịch, thực hiện chức năng thông tin giữa các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 59 - 62)