Thanh tra nhân dân là hoạt động giám sát của nhân dân, là một thiết chế quan trọng ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội (Luật Thanh tra năm 2004)
Thanh tra nhân dân đóng vai trò quan trọng của trong việc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân được tiến hành thường xuyên, liên tục. Trong quá trình thực hiện, Ban thanh tra nhân dân có quyền đề nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát.
Trong trường hợp phát hiện có hành vi xâm phạm quyền làm chủ của cán bộ, công nhân, viên chức hoặc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích chi, thu ngân sách và các khoản đóng góp, quỹ phúc lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và các hành vi vi phạm khác mà nội dung thuộc thẩm quyền giám sát của mình thì Ban thanh tra nhân dân kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết thì có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp trên trực tiếp của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xem xét giải quyết
137. Thẩm quyền của thanh tra Chính phủ.
- Thanh tra Chính phủ thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
- Trong quá trình tiến hành thanh tra đối với các đối tượng (Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra khi thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về thanh tra; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong các cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra; Người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan.), Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ có quyền xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật về thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của bộ, của cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra.
138. Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân.