Nguyên tắc pháp chế, đơn giản tiết kiệm của thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 78 - 79)

Thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm 5 nguyên tắc: + Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.

+ Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.

+ Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

+ Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.

Năm 2007, Chính phủ ban hành Quyết định 30 phê duyệt đề án " Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước gd 2007-2010". Kết thúc đề án, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính đã được trình bày theo hướng dễ hiểu, dễ tuân thủ, kèm theo các văn bản quy định thủ tục hành chính, mẫu đơn mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện cần có để thực hiện thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, các bộ, ngành, địa phương đã dần dần vô hiệu hóa nguyên tắc pháp chế, đơn giản- tiết kiệm của thủ tục hành chính bằng hàng ngàn quy định dưới luật, các giấy phép con, trái với tinh thần Hiến pháp; làm cho các đạo luật ưu việt như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... không còn thực sự mang lại tinh thần khởi nghiệp cho người dân, góp phần đưa đất nước ngày càng tụt hậu xa hơn với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 78 - 79)