những quy định cụ thể của pháp luật.
Nguyên tắc pháp chế trong trách nhiệm hành chính được cụ thể trong Pháp luật Việt Nam theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính (15/2012/QH13). Theo nguyên tắc này, tính pháp chế trong trách nhiệm hành chính cần phải:
- Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền định ra thủ tục hành chính.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải tuân theo đúng pháp luật: đúng thẩm quyền, hình thức, mức độ xử lý, thủ tục áp dụng, cũng như các vấn đề khác có liên quan.
- Được quy định trong một hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thống nhất. Mọi vi phạm phải được phát hiện và xử lý.
Một số minh họa những quy định cụ thể của Pháp luật:
- Nghị định 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đã quan tâm thực hiện phân định thẩm quyền giữa các chủ thể xử lý.
- Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được quy định tại các Điều 38 đến Điều 54 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (15/2012/QH13).
Câu 105: Các nguyên tắc bảo đảm pháp chế & kỉ luật trong hành chính Nhà nước
- Khái niệm: Pháp chế là sự tuân thủ thiêng liêng các đạo luật, là sự chấp hành pháp luật nghiêm minh, bình đẳng và thống nhất bởi mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Các nguyên tắc đảm bảo pháp chế & kỉ luật trong hành chính Nhà nước:
+ Trong hoạt động ban hành quyết định và thực hiện các hành vi hành chính, cơ quan quản lý không được vượt ra khỏi phạm vi thẩm quyền do luật định
+ Cần mở rộng việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức xã hội, cơ quan cấp dưới, các tổ chức và đơn vị cơ sở.
+ Thiết lập chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt của mọi chủ thể hoạt động hành chính Nhà nước, thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát có hiệu quả, nhằm làm cho pháp chế được tuân thủ thống nhất, mọi vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời.
+ Để thực hiện nguyên tắc pháp chế cần thực hiện nguyên tắc “ ưu thế của tính hợp pháp so với tính hợp lý của các quyết định hành chính”, có nghĩa là khi ban hành các quyết định hành chính cần phù hợp với yêu cầu của pháp luật và thực tiễn xã hội., tuy nhiên khi có sự mâu thuẫn giữa yêu cầu của pháp luật và thực tiễn xã hội thì cần ưu tiên phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Khi cơ quan thi hành nhận thấy quyết định của cấp trên không phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình, ngành mình thì vẫn phải thi hành quyết định nghiêm chỉnh, mặt khác đề nghị cấp trên bãi bỏ và sửa đổi quyết định của mình cho phù hợp với tình hình mới của địa phương. Trong mọi trường hợp không được lấy lý do không hợp lý mà coi thường quyết định của cấp trên (coi thường tính hợp pháp), điều này làm cho hoạt động hành chính Nhà nước thiếu pháp chế và rối loạn.
Như vậy, nguyên tắc pháp chế trong hoạt động hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ hoạt động bảo đảm pháp chế là chức năng quan trọng của mọi cơ quan quản lý Nhà nước và trong bộ máy Nhà nước, bộ máy quản lý đều có các cơ quan, tổ chức chuyên thực hiện chức năng này.
+ Trong xử lý vi phạm hành chính, nguyên tắc pháp chế và kỉ luật được đảm bảo khi có một hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoàn thiện, xử lý vi phạm hành chính phải tuân theo đúng pháp luật ( đúng thẩm quyền, đúng hình thức, đúng mức độ xử lý, đúng thủ tục áp dụng,…), mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện và bị xử lý. Để đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong xử lý vi phạm hành chính, phụ thuộc lớn vào vai trò của công dân, các tổ chức xã hội, tòa án và viện kiểm sát,…
Câu 106: Nguyên tắc xử lý công minh trong chế định trách nhiệm hành chính
- Xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm
- Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về thời hiệu xử phạt
- Thực hiện quyết định xử phạt và xử lý khách quan
- Có sự tính toán đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, yếu tố nhân thân người vi phạm và các yếu tố khác như mức độ và hình thức lỗi, hậu quả của hành vi,..
- Khi xử lý vi phạm hành chính chỉ được chọn các chế tài và biện pháp xử lý do pháp luật quy định như: Cảnh cáo, phạt tiền, các biện pháp bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng để vi phạm hành chính)
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần trong thời gian tiến hành xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Điều này có nghĩa là đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể, người có thẩm quyền xử phạt không được xử phạt lần 2 với vi phạm đó. Điều này trán việc lạm dụng trong việc xử phạt, tránh xử phạt nhiều lầ đối với 1 vi phạm.
- Để đảm bảo cho nguyên tắc xử lý công minh, điều 11 luật xử lý vi phạm hành chính có quy định các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính gồm: Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng, thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ, do sự kiện bất khả kháng, người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính, chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Trong luật xử lý vi phạm hành chính quy định rõ cách thức và các bước của thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt, điều này đảm bảo sự thống nhất, rõ ràng, minh bạch trong xử lý VPHC. Đây cũng là yêu tố đảm bảo cho nguyên tắc công minh trong xử lý VPHC.
+ Thủ tục xử phạt: Nêu các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính( xử phạt hành chính ko lập biên bản với các trường hợp cảnh cáo, phạt tiền từ 250.000 trở xuống đối với cá nhân và 500.000 trở xuống với tổ chức và xử phạt hành chính đối với các VPHC có lập biên bản, hồ sơ xử phạt VPHC), quy định về việc lập biên bản vi phạm hành
chính, quy định về xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính, xác minh giá trị tang vật VPHC – căn cứ để xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt của các cơ quan Nhà nước, quy định về giải trình của các cá nhận, tổ chức vi phạm hành chính với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, quy định về thời hạn ra quyết định,….
+ Thi hành quyết định xử phạt cũng được quy định rõ gồm các bước: Thủ tục nộp tiền phạt, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với việc xử phạt các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn,…..
- Trong luật xử lý VPHC có quy định về thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong việc xử phạt hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cũng thể hiện nguyên tắc công mình ( Chương 2, từ điều 38 đến điều 54). VD: Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương uwngsquy định tại điều 24 của luật này nhưng ko quá 500.000 đồng.
- Để thực hiện nguyên tắc công minh cần tuân thủ nghiêm chỉnh những nguyên tắc về hiệu lực hồi tố của pháp luật về trách nhiệm hành chính.
Câu 107: Nguyên tắc xử lý nhanh chóng – kịp thời trong chế định trách nhiệm hành chính, minh họa bằng những quy định cụ thể của pháp luật
Nguyên tắc xử lý nhanh chóng, kịp thời là một nguyên tắc quan trọng vì vi phạm hành chính xảy ra thường xuyên và nhanh chóng, vì vậy cần xử lý nhanh chóng và kịp thời.
Nguyên tắc này được thể hiện trong quy định của luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
- Thời hiệu xử phạt quy định ở khoản 1 điều 6: Thời hiệu xử phạt của các vi phạm hành chính là 1 năm, trừ các trường hợp đặc biệt như vi phạm hành chính về thủ tục thuế, kế toán, phí, lệ phí, kinh doanh bảo hiểm,… thời hiệu xử phạt là 2 năm.
VPHC là các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế,.. thời hiệu xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật về Thuế.
- Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC ( điều 74): 1 năm kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa. Trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, các trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, an ninh trật tự, an toàn xã hội thì cần áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Nếu các cá nhân,tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thời hiệu nói trên, thời hiệu thi hành tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
- Thời hạn thực hiện từng giai đoạn, từng hành động, biện pháp trong việc xử phạt VD: Khoản 1 Điều 66 quy định thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người có thẩm quyền xử phạt VPHC là 7 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC. Đối với vụ việc có nhiều tình huống phức tạp nhưng thuộc trường hợp giải trình tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 điều 61 của luật này, cần thêm thời gian xác minh, thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, từ ngày lập biên bản.
Như vậy, việc quy định cụ thể thời gian cho từng giai đoạn, từng quá trình trong việc xử lý VPHC giúp cho hoạt động này diễn ra nhanh chóng, theo một nguyên tắc chung, thống nhất, tránh được tình trạng trì trệ trong xử lý VPHC.
Câu 108: Nguyên tắc dân chủ, công khai trong chế định trách nhiệm hành chính
- Khái niệm:
+ Công khai là việc các cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố , cung cấp thông tin chính thức về mọi quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quá trình xử lý vi phạm phải công khai cho mọi người thực hiện và kiểm tra.
+ Dân chủ trong chế định trách nhiệm hành chính thể hiện mối quan hệ 2 chiều giữa Nhà nước ( Cơ quan xử lý vi phạm hành chính) với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Trong luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thể hiện rõ hai nguyên tắc trên
- Nguyên tắc công khai:
+ Tại điểm b, khoản 1, điều 3 quy định việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật.
+ Điều 72 Quy định về việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức VPHC
Khoản 1: các trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dược, khám bệnh, chữa bệnh, buôn bán hàng giả gây hậu quả lớn, ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội,… thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt hành chính có trách nhiệm công bố công khai việc xử phạt.
Khoản 2 quy định nội dung công bố công khai gồm: cá nhân, tổ chức VPHC, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.
Khoản 3quy định về hình thức công bố công khai: Trên các trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc UBND cấp tỉnh nơi xảy ra VPHC. + Khoản 4 điều 126 quy định đối với tang vật, phương tiện VPHC quá thời gian tạm giữ, người VPHC ko đến nhận, hoặc không xác định được người vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ. Thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo và niêm yết công khai, người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện VPHC, xử lý theo quyết định tại điều 82.
- Nguyên tắc dân chủ:
+ Khoản 1, 2 điều 15 quy định cá nhân, tổ chức bị xử lý VPHC có quyền khiếu nại, khởi kiện những quyết định xử lý VPHC theo quy định của pháp luật; có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý VPHC theo quy định pháp luật.
+ Điều 61 quy định về giải trình áp dụng với các hành vi vi phạm hành chính bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó ( 15 triệu trở lên với cá nhân và 30 triệu trở lên với tổ chức) có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt VPHC. Người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét ý kiến giải trình trước khi ra quyết định xử phạt 9 trừ trường hợp cá nhân, tổ chức ko có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này)
Câu 109: Nguyên tắc bình đẳng, nhân đạo trong chế định trách nhiệm hành chính
Nguyên tắc bình đẳng là xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm, có vi phạm là bị xử lý, không phân biệt người vi phạm là ai.
Nguyên tắc nhân đạo là xử lý vi phạm có tính đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, không áp dụng những biện pháp hạ thấp danh dự, nhân phẩm con người.
Biểu hiện trong các quy định pháp luật: (Luật xử lý VPHC năm 2012):
- Nguyên tắc nhân đạo:
+ Điểm c, khoản 1 điều 3: Việc xử lý VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng.
+ Điều 9 quy định về các tình tiết giảm nhẹ như: Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính; Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn mà không do mình gây ra; Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu; Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
+ Khoản 1 điều 10 quy định những tình tiết tăng nặng: Vi phạm hành chính có tổ chức; Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm; Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính; Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;