Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNo Huyện Lộc Bình 1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNo Huyện Lộc Bình

Một phần của tài liệu thực tập tại ngân hàng agribank huyện Lộc Bình Lạng Sơn 2015 (Trang 49 - 52)

HUYỆN LỘC BÌNH

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNo Huyện Lộc Bình 1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNo Huyện Lộc Bình

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNo Huyện Lộc Bình 2.2.1.1 Tình hình nợ quá hạn

Các NHTM cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở phân tích tài chính, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh để đánh giá được các khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hoàn trả vốn vay đúng hạn…Từ tính chất đặc thù của tín dụng, trong quá trình thực hiện bất kỳ một món vay nào cho khách hàng đều không tránh khỏi những rủi ro mang tính tất yếu. Mà một trong những biểu hiện của nó là nợ quá hạn. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, “nợ quá hạn” là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn.

Mặc dù hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm vừa qua khá tốt nhưng không thể tránh khỏi rủi ro. Và rủi ro tín dụng của ngân hàng biểu hiện dưới hình thức các khoản nợ quá hạn - các khoản cho vay đến hạn nhưng chưa thu hồi được nợ. Thực trạng nợ quá hạn của ngân hàng được thể hiện theo những số liệu trong bảng sau:

Đơn vị :Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số dư Tỷ lệ(%) Số dư Tỷ lệ(%) Số dư Tỷ lệ(%)

Tổng dư nợ TD 209.955 100 241.162 100 280.121 100

Nợ cần chú ý (2) 10.519 5,01 11.118 4,61 12.804 4,57 Nợ dưới tiêu chuẩn

(3) 1.722 0,82 2.122 0,88 2396 0,86 Nợ nghi ngờ (4) 2.121 1,01 2.315 0,96 2694 0,96 Nợ có khả năng mất vốn (5) 903 0.43 678 0.28 781 0,28 Tổng dư NQH 15.265 7.27 16.233 6.73 18.675 6,67 = (2+3+4+5) Ngắn hạn 8.997 4.29 10.408 4.32 12.118 4,33 Trung và dài hạn 6.268 2.99 5.825 2.42 6.557 2,34

(Nguồn: Báo cáo tổng tổng hợp dư nợ củaNHNo & PTNT Lộc Bình 2012- 2014)

Theo bảng số liệu trên, trong cơ cấu nợ quá hạn thì số dư nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) luôn chiếm tỷ lệ cao nhất qua 3 năm 2012-2014. Dư nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu nợ quá hạn, trong khi đó dư nợ nhóm 4khá lớn. Điều này cho thấy công tác theo dõi các khoản nợ vay còn chưa chặt chẽ. Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ của ngân hàng có xu hướng giảm trong những năm gần đây, từ 7,27 % năm 2012 xuống còn 6,67% năm 2014 mặc dù tổng dư nợ liên tục tăng.Có được kết quả như vậy là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, ban lãnh đạo trong ngân hàng mà đặc biệt là phòng tín dụng đã thực hiện tốt quy trình cho vay, thẩm định khách hàng, chú trọng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác giám sát sao khi cho vay.NHNo & PTNT Lộc Bìnhtiến hành chính sách hỗ trợ lãi suất nhằm bơm tiền vào nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng với mức hỗ trợ là 4% lãi suất vay. Tổng nợ quá hạn của ngân hàng đã có tăng nhưng tỷ trọng đã giảm do ngân hàng đã quán triệt chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách không cho vay đối với các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực nhiều rủi ro như, bất động sản, ưu tiên cho vay các đối tượng kinh doanh lương thực và nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên không có nhiều đối tượng khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất. Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế vẫn chưa hoàn

toàn phục hồi sau cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp vẫn chưa tìm kiếm được thị trường tiêu thụ nên không muốn vay vốn. Trong khi đó những doanh nghiệp lớn có đủ điều kiện vay vốn theo chương trình hỗ trợ lãi suất lại coi đây là thời cơ để vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp hay xuất hiện hiện tượng dùng vốn vay để đảo nợ, vay ngân hàng này gửi ngân hàng khác để hưởng chênh lệch. Tất cả những điều này khiến cho công tác quản lý tín dụng của ngân hàng ngày càng gặp khó khăn do bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh, thay vì trước đây ngân hàng chỉ thẩm định tính khả thi và hiệu quả của dự án thì giờ đây, ngân hàng còn phải xem xét điều kiện có được hỗ trợ lãi suất hay không của khách hàng. Hơn nữa, việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất có thể dẫn đến tình trạng khi một doanh nghiệp có khả năng vay vốn nhưng vì lãi suất cho vay cao nên không thực hiện hợp đồng tín dụng còn những doanh nghiệp yếu không đủ điều kiện vay vốn nhưng đủ điều kiện hỗ trợ lãi suất thì lại được xét duyệt cho vay.Đây có thể coi là một nguyên nhân khiến tỷ lệ Nợ quá hạn cần chú ý của ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn.

Ngoài ra, nợ quá hạn tăng chủ yếu còn do nợ nhóm 2 tăng mạnh. Điển hình là công ty TNHH MTV Chi Ma (Khu vực cửa khẩu Chi Ma, Xã Yên Khoái, Huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) do việc kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn, kém hiệu quả trong thời buổi kinh tế khủng hoản hiện nay và trường hợp thứ 2 là hộ sản xuất Đinh Thị Na với mô hình trang trại vườn - ao- chuồng nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh và bất thường của thời tiết nên mất thu nhập, chậm thanh toán cho ngân hàng.Vì vậy, Ngân hàng cần phân tích, đánh giá chính xác nguyên nhân để đưa ra những giải pháp hợp lý để hạn chế việc nợ nhóm 2 bị đánh giá xếp hạng xuống nợ nhóm thấp hơn và rơi vào nợ xấu, đồng thời giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả cho vay của chi nhánh.

Vì do tỷ trọng cho vay nhóm ngắn hạn lớn, chiếm khoảng 60% tổng số cho vay, nên tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn/ tổng dư nợ cũng chiếm đại đa số, tỷ lệ này tăng trong các năm vừa qua từ 4,29% vào năm 2012 lên 4,32% năm 2013 và năm 2014 tỷ lệ này là 4,33%.

Có thể thấy rằng, nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, vào thời điểm kinh tế khó khăn thì tăng, do nhu cầu vốn ngắn hạn thường được huy động nóng. Đây là dấu hiệu của rủi ro tín dụng.

Nợ quá hạn trung - dài hạn thì lại thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nợ quá hạn ngắn hạn, vì đây là nguồn đem lại thu nhập và có khả năng quay vòng vốn thấp hơn, tỷ lệ

nợ quá hạn trung và dài hạn/ Tổng dư nợ trong 3 năm qua giảm dần, từ 2,99% năm 2012 và năm 2013 còn 2,42%, năm 2014 là 2,34%.

Nguyên nhân chủ yếu của nợ quá hạn là do bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, thiên tai xảy ra thường xuyên gây thiệt hại lớn cho người nông dân, làm giảm khả năng trả nợ của họ, dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu tăng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu trong năm tăng, một số doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích xin vay đã nêu trong hợp đồng tín dụng. Một phần cũng do đối tác của khách hàng không trả được nợ, việc thẩm định cho vay còn chưa chặt chẽ. Như vậy qua phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàngở trên, cho chúng ta thấy rằng: Trong giai đoạn tới để giảm bớt rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phải chú trọng hơn đến công tác đảm bảo an toàn tín dụng đối với tín dụng ngắn hạn và làm tốt công tác thu hồi nợ tín dụng cả ngắn hạn, trung và dài hạn

Một phần của tài liệu thực tập tại ngân hàng agribank huyện Lộc Bình Lạng Sơn 2015 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w