HUYỆN LỘC BÌNH
2.2.4.1 Các biện pháp củaNHNo & PTNT Lộc Bình trong việc hạn chế nợ quá hạn mới:
mới:
Sau đây là các biện pháp chủ yếu cán bộ tín dụng tại NHNo & PTNT Lộc Bình sử dụng để hạn chế nợ quá hạn mới:
* Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng:
Để hạn chế nợ quá hạn mới, cán bộ tín dụng của chi nhánh luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng trên, xem xét, thẩm định các phương án, dự án vay vốn một cách cẩn thận rồi mới quyết định cho vay. Sau khi đã giải ngân cho khách hàng lại giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng để tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích gây rủi ro cho ngân hàng. Gần đến kỳ thu lãi, thu nợ các cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết trước để chuẩn bị tiền trả nợ cho ngân hàng. Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn thì xuống tận nơi đôn đốc khách hàng.
* Tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi cho vay:
Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, cán bộ chấm điểm tín dụng tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc đểtổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ các nguồn:
- Hồ sơ do khách hàng cung cấp - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng - Đi thăm thực địa doanh nghiệp
- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp. - Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Các nguồn khác.
Thông qua quá trình thu thập thông tin ngân hàng sẽbiết được chính xác tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh và uy tín của khách hàng, từ đó sẽ giảm thiểu rủi ro đáng kể trong quá trình cấp tín dụng cho kháchhàng.
NHNo & PTNT Lộc Bình tiếp cận khách hàng qua hai kênh chủ yếu:
- Khách hàng đã có: những khách hàng đã và đang vay vốn, những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhưng chưa vay vốn.
- Khách hàng mới: Bởi vì đối với ngân hàng giữ được một khách hàng cũ có ý nghĩa hơn nhiều với việc tìm được một khách hàng mới nên các ngân hàng quan tâm đến kênh tiếp cận thứ nhất hơn cả.
Để tránh rủi ro tín dụng thì trước khi ra quyết định cho vay, ngân hàng tiến hành xem xét đánh giá rủi ro để tiến hành lựa chọn khách hàng một cách đúng đắn, cân nhắc kỹ càng trên nhiều phương diện cụ thể. Cơ sở của việc chọn lựa này là dựa trên những thông tin thu thập được của khách hàng để tiến hành đánh giá loại khách hàng vào những nhóm rủi ro khác nhau.
* Thực hiện bảo đảm tín dụng:
Để đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh thì NHNo & PTNT Lộc Bình đã sử dụng công cụ là hình thức thế chấp tài sản. Việc yêu cầu khàch hàng vay vốn phải gửi đến ngân hàng các giấy tờ về tài sản thế chấp khi vay vốn làm giảm bớt phần nào rủi ro cho chi nhánh. Chi nhánh ngân hàng đã nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo tín dụng đã ban hành. Ngoài ra khai thác và mở rộng thêm các điều kiện đảm bảo tín dụng khác như: bảo lãnh bằngbên thứ ba, bảo đảm bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay,…
Khi khách hàng thế chấp tài sản tại ngân hàng thì tài sản thế chấp được chi nhánh đăng ký giao dịch bảo đảm. Thường xuyên có những thông tin giữa các tổ chức tín dụng về tài sản của khách hàng, có cán bộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra tài sản để tránh tình trạng bị mất mát tài sản.
Việc định giá tài sản thế chấp cũng là một vấn đề còn nhiều khúc mắc cần giải quyết. Việc định giá chính xác chỉ có thể thực hiện được khi có sự hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin về thị trường và giá cả bất động sản đầy đủ. Chi nhánh phải cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định về giá trị của tài sản thế chấp của khách hàng để từ đó xác định được mức cho vay phù hợp.
. Hiện tại, theo quy định của NHNo&PTNT Lộc Bình đang áp dụng mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo như sau:
- Tài sản thế chấp:Mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản đảm bảo. Riêng mức cho vay tối đa đối với giá trị quyền sử dụng đất do Giám đốc quy định cụ thể từng thời kỳ trong phạm vi nói trên. Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp cho vay: mức cho vay tối đa bằng 100%giá trị bộ chứng từ hoàn hảo.
Để đảm bảo nguồn trả nợ thứ hai của ngân hàng, trước khi cho vay, các cán bộ tín dụng của chi nhánh luôn tiến hành thẩm định tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay như: quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm, tài sản không thuộc đối tượng tranh chấp, tài sản được mua bảo hiểm theo quy định…cán bộ ngân hàng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tài sản để tránh tình trạng mất mát tài sản.
* Lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro:
Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp cho các khoản nợ khó đòi. Đánh giá phân loại nợ được chi nhánh thực hiện thường xuyên và báo cáo lên NHNN & PTNT Việt Nam định kỳ 6 tháng/lần.
* Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra xem việc chấp hành các quy trình, quy phạm nghiệp vụ kinh doanh của phòng tín dụng có tuân theo hành lang pháp lý hay không. Việc kiểm tra, kiểm soát được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, do đó đã hạn chế tối đa việc không tuân thủ các quy trình, quy định của cán bộ tín dụng.