HUYỆN LỘC BÌNH
2.2.3 Đánh giá theo chỉ tiêu định tính
Việc thực hiện quy trình tín dụng
Về cơ bản, tất cả các quy trình tín dụng tại Chi nhánh đều đã được quy định chặt chẽ, đã được luật hóa và thêm một số phần do ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam quy định. Ngoài ra, do tính đặc thù riêng biệt về vùng miền, địa phương, thói quen, cơ cấu trình độ cán bộ của Chi nhánh, cấp quản lý, lãnh đạo của ngân hàng đã có những bổ sung, điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho không những ngân hàng mà còn khách hàng đi vay. Đáp ứng yêu cầu của một quy trình tín dụng gồm 3 bước cơ bản, Ngân hàng agribank Lộc Bình đã cụ thể thành 6 bước để việc thực hiện được chặt chẽ và dễ dàng hơn, đó là:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
• Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng • Khả năng sử dụng vốn vay
• Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
• Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
• Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Bước 4: Giải ngân
• Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
• Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 5: Giám sát tín dụng
• Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng... để đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Bước 7: Lưu hồ sơ: Agribank Lộc Bình tiến hành lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định.
Công tác xử lý nợ quá hạn
Đối với các khoản nợ quá hạn có TSĐB tại chi nhánh có hai hướng giải quyết là khai thác hay thanh lý TSĐB tuỳ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng:
Nếu khách hàng vẫn có thiện chí trả nợ đối với các khoản nợ quá hạn và được ngân hàng đánh giá là vẫn có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ giúp khách hàng bằng các biện pháp cụ thể như: cho vay đáo hạn nợ, cho phép gia hạn nợ và một số biện pháp khác.
Nếu khách hàng được đánh giá là không có thiện chí trả nợ và mất khả năng thanh toán nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo hướng thanh lý bằng các biện pháp mạnh tay như: phát mại thu hồi tài sản khi khách hàng không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, phối hợp với các cơ quuan chức năng tiến hành cưỡng chế thu hồi nợ hoặc kiện ra toàn án kinh tế trong trường hợp xấu nhất
Công tác kiểm tra, kiểm soát
Năm 2013 vừa qua, công tác kiểm tra - kiểm soát nội bộ đã được ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Lộc Bình thực hiện đặc biệt nghiêm túc, sát sao. Ngoài việc kiểm tra định kỳ của phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra theo chương trình, trên toàn Chi nhánh đã triển khai thực hiện kiểm tra chéo giữa các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia một quy trình nghiệp vụ theo QĐ36-NHNN, công văn 5601 của NHCTVN và QĐ 31 của giám đốc Chi nhánh.
Trong bản báo cáo kết quả điều tra, mặc dù xuất hiện một vài thiếu sót nhỏ đã được cán bộ Chi nhánh sửa chữa, khắc phục kịp thời, xét tổng thể, các tiêu chí, yêu cầu được đặt ra đều được Chi nhánh đáp ứng tốt.
Hiện tai chi nhánh có 1 phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát hồ sơ trước khi cho vay và một phòng kiểm soát nội bộ gồm 2 chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay.
Thứ hai, đặc biệt ngân hàng áp dụng hệ thống quản lý phân nhóm nợ tự động IPCAS cho phép đánh giá cập nhật các khoản vay hàng ngày một cách kịp thời chính xác. Tất cả các thao tác đều được thực hiện trên máy tính cán bộ tín dụng chỉ cần nhập số liệu cho hệ thống tự đánh giá, xếp hạng và phân loại.
Ngoài ra, chi nhánh còn tiến hành nhiều cuộc kiểm tra trực tiếp. Các cuộc kiểm tra này nhằm giám sát: công tác bố trí, chỉ đạo điều hành tín dụng, thực hiện các quy trình tín dụng có đúng chuẩn theo quy định hay không, kiểm tra công tác bố trí nguồn nhân lực, các bộ phận tác nghiệp; kiểm tra hồ sơ cho vay, chính sách lãi suất và hỗ trợ lãi suất theo thoả thuận, trực tiếp đối chiếu với các khoản vay của khách hàng. Thông qua những cuộc kiểm tra này nhằm phát hiện ra sai sót ở các bộ phận để có những biện pháp kịp thời nhằm ngăn chạn và phòng tránh các rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.
Quá trình kiểm tra kiểm soát cần được tiến hành từ khâu giải ngân, đến khâu sử dụng vốn vay và hoàn trở nợ vay:
● Tại khâu giải ngân cán bộ kiểm tra cần theo dõi việc giải ngân có tiền hành đúng lịch hay không, số tiền giải ngân có đúng như hợp đồng đã ký kết không?
● Tại khâu sử dụng vốn vay, cán bộ kiểm tra cần xem xét giấy tờ nhập xuất nguyên vật liệu, hóa đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng, mua vật liệu, nhập máy móc thiết bị, … nhằm đảm bảo khách hàng đang thực hiện đúng như phương án vay vốn đã trình ngân hàng. Ngoài ra cán bộ còn phải xuống tận kho để kiểm tra xem thực tế có giống với những gì khách hàng vay vốn đã khai báo hay không? Việc kiểm tra ngoài mục đích giám sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng còn giúp ngân hàng nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp đang gặp thuận lợi hay khó khăn, thuận lợi hay khó khăn ở khâu nào? Nếu những khó khăn đó ngân hàng có thể hỗ trợ được thì nên cử cán bộ xuống tư vấn vì khó khăn của khách hàng cũng chính là khó khăn của ngân hàng. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng hoặc tình hình tài chính của khách hàng đang có dấu hiệu xấu thì ngân hàng cần chuẩn bị phương án xử lý kịp thời trước khi khoản vay không thể thu hồi được nữa.
Công việc này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và nhân lực. Do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh thường chỉ dựa trên chứng từ, hóa đơn do khách hàng cung cấp chứ chưa có điều kiện kiểm tra thực tế. Đây là hạn chế lớn nhất tại chi nhánh. Tuy nhiên hạn chế này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng việc bổ sung thêm nhân lực cho bộ phận kiểm tra kiểm soát, hoặc cán bộ kiểm tra phối hợp với cán bộ trực tiếp đảm nhận món tín dụng đó để việc kiểm tra khách hàng tiến hành được thuận lợi hơn vì cán bộ tín dụng rất am hiểu về khách hàng của mình.