HUYỆN LỘC BÌNH
2.1.6.3 Nghiệp vụ sử dụng vốn
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn đầu tư tín dụng là công việc nghiệp vụ có tính chất sống còn của NH, vì phần lớn lợi nhuận mà NH thu được đều là từ hoạt động tín dụng. Nếu sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí huy động vốn và thu được lợi nhuận. Nếu không sẽ gây nguy hại tới vốn tự có của NH. Chính vì thế, NHNo&PTNT huyện Lộc Bình đã và đang thực hiện tốt công tác tín dụng đồng thời chú trọng đến công tác huy động vốn theo hướng “Đi vay để cho vay” đến mọi thành phần kinh tế.
Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh được tổng hợp và đánh giá theo bảng số liệu dưới đây
Bảng 2. 8 Dư nợ tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Lộc Bình 2012 – 2014 Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 So với 2012 2014 So với 2013
+/- % +/- % Tổng dư nợ 209.955 241.162 31.207 14,86 280.121 38.159 15.82 1.Theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp 75.946 84.937 8.991 11,84 99.895 14.958 14.97 Cá nhân, hộ sản xuất 134.009 156.225 22.216 16,58 180.226 24.001 24.03 2.Theo kì hạn Ngắn hạn 126.947 146.051 19.104 15.05 169.925 23.874 16.35 Trung, dài hạn 83.008 95.111 12.103 14.58 110.196 15.085 15.86
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Lộc Bình 2012 – 2014
Bảng trên cho ta thấy tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2012 – 2014 là dương tuy nhiên tốc độ tăng đang giảm xuống, năm 2012 tỷ lệ tăng trưởng là 15,64% nhưng đến năm 2013 giảm xuống còn 14,86%, năm 2014 tăng lên 15,82%. Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ điều kiện tín dụng quá chặt chẽ khiến cho các doanh nghiệp thực sự cần vốn thì lại không thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Sang năm 2014 tăng 15,82% cho thấy kinh tế đã ấm dần hơn các doanh nghiệp và hộ sản xuất mở rộng hơn phát triển sản xuất kinh doanh.
Về cơ cấu tổng nguồn vốn và tổng dư nợ, có thể nói tổng dư nợ trong mấy năm gần đây luôn vượt quá tổng vốn huy động. Điều đó cho thấy chi nhánh đã tận dụng được hết lượng vốn huy động được, không để lãng phí.
• Theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 209.955 100 241.162 100 280.121 100 Doanh nghiệp 75.946 36.17% 84.937 35.22% 99.895 35,66% Cá nhân, hộ sản xuất 134.009 63.83% 156.225 64.78% 180.226 64,34%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012-2014)
Qua những số liệu trên ta nhận thấy rõ là tổng dư nợ của ngân hàng có xu hướng chung là tăng qua các năm tuy nhiên loại không đồng đều khi xem xét cụ thể ở các loại hình kinh tế. Một điều đáng chú ý đó là NHNNo&PTNT chi nhánh Lộc Bình chủ yếu cho vay các cá nhân, hộ sản xuất do ngân hàng thực hiện đề án cơ cấu lại hoạt động theo hướng tập trung vốn cho vay “tam nông”. Trong 2012 doanh số cho vay của khách hàng cá nhân là 134.0009 triệu đồng, đạt tỷ trọng là 63,83% . Đến 2013 doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng lên 156.225 triệu tăng 22.216 triệu đồng so với 2012, nguyên nhân là doChi nhánh đã thực hiện sản phẩm tín dụng mới với việc cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ đến 100 triệu đồng. Điều này đã giúp khách hàng giảm bớt thủ tục hồ sơ, chi phí cho vay. Đơn vị áp dụng lãi suất cho vay trung, dài hạn thấp hơn 10% mức sàn quy định đối với khách hàng trong 3 tháng đầu.
Doanh số cho vay của khách hàng là doanh nghiệp là 75.946 triệu đồng năm 2012,năm 2013 cơ cấu nghiệp vụ cho vay của doanh nghiệp là 84.937 tăng 8.991 triệu so với 2012. Năm 2014 dư nợ cho vay là 280.121 tăng 38.159 triệu đồng, tăng 15,82% so với 2013. Sở dĩ có kết quả như vậy là do tình hình kinh tế vĩ mô đặc biệt là giai đoạn 2012 và 2013 không được ổn định, năm 2014 kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng việc vay vốn của các doanh nghiệp tuy có tăng nhưng tăng không nhiều, và chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh số vay của khách hàng là cá nhân, chi nhánh tập trung cho vay đối với các cá nhân. Điều này cũng dễ hiểu vì ngân hàng đã bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội ở huyện Lộc Bình để đưa ra những giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực đang phát triển trên địa bàn, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
và các khách hàng truyền thống, đặc biệt là hộ sản xuất hàng hoá, hộ trang trại... Hơn nữa tăng trưởng tín dụng đối với các cá nhân, hộ sản xuất cũng là mục tiêu quan trọng do ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đặt ra từ đầu năm. Nhưng để bước vào xu thế hội nhập sắp tới, nhất là năm 2015 tới, ngân hàng nên tích cực cho vay đa thành phần kinh tế, khái thác tối ưu tiềm năng phát triển, cần chú trọng việc cho vay các doanh nghiệp hơn nữa.
• Theo kì hạn khoản vay
Nhìn chung thì các ngân hàng thương mại có cơ cấu khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ, nhưng tùy vào tình hình hoạt động của từng ngân hàng thì có một cơ cấu tín dụng theo thời hạn hợp lý. Tình hình cho vay theo kì hạn được hản ánh trong bảng sau
Bảng 2. 10 Dư nợ tín dụng theo kì hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 209.955 100 241.162 100 280.121 100 Ngắn hạn 126.95 60,46 146.051 60,56 169.925 60.66 Trung, dài hạn 83.008 39,54 95.111 39,44 110.196 39.34
(Nguồn báo cáo tổng kết năm: 2012 - 2014 của NHNo&PTNT Lộc Bình)
Nhìn vào bảng số liệu : Dư nợ với kì ngắn hạn tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào 2014 tăng 23,874 triệu đồng so với 2013. Vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay theo kì hạn . Việc tăng tỷ trọng vốn ngắn hạn, phù hợp với kinh tế của huyện Lộc bình, giúp các hộ sản xuất tập chung sản xuất các mặt hàng có chu kỳ ngắn, như chăn nuôi lợn, gà, vịt, trồng cây hoa mầu, cây thuốc lá, ngô, khoai sắn…Phù hợp với trình độ và quy mô sản xuất của mỗi gia đình, nhằm mục tiêu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội ở nông thôn, kích thích quá trình thúc đẩy phát triển sản xuất trong mỗi gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu của huyện nhà.
Còn đối với kì hạn dài thì có mức tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ trọng lại giảm trong tổng dư nợ theo kì hạn của ngân hàng, cụ thể năm 2012 dư nợ là 83,008 triệu đồng, năm 2013 tăng 12.103 triệu đồng tương ứng với tăng 14,58% so với năm 2012 , năm 2014 tăng 15,86% so với 2013, tỷ trọng của dư nợ kì hạn trung và dài hạn năm 2012 tỷ trọng là 39,54% đến 2013 giảm xuống còn 39,44%, năm 2014 tỷ trọng là 39,34%. Tỷ trọng này giảm do do các khoản này có độ rủi ro rất cao, chi nhánh không thể lường trước những biến động có thể xảy ra trong thời gian dài, chi nhánh chế cho vay trung và dài hạn.
Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Lộc bình – tỉnh Lạng sơn luôn bám sát mục tiêu, chương trình kinh tế của địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển Nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hoá đối tượng đầu tư, tìm kiếm những dự án và phương án đầu tư khả thi, tạo lòng tin với khách hàng. Xác định hộ sản xuất là người bạn đồng hành với Ngân hàng nông nghịêp, do đó trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Lộc bình – tỉnh Lạng sơn không ngừng tăng trưởng và được NHNo&PTNT tỉnh Lạng sơn đánh giá là đơn vị có mức tăng trưởng lớn, có số dư cao và chất lượng tín dụng tốt.