e, Quản lí và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
2.3.2 Những tồn tại còn hạn chế
-Tuytỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ của ngân hàng có xu hướng giảm trong những năm gần đây mặc dù tổng dư nợ liên tục tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu không ổn định vẫn cần phải chú ý và có biện pháp giải quyết.
- Việc theo dõi thời gian thử thách của các khách hàng có nợ dưới chuẩn vẫn còn hạn chế. Theo QĐ 493thì khách hàng có các khoản vay bị chuyển nhóm nợ rủi ro cao vì bị quá hạn cơ cấu nợ, phải theo dõi trong thời gian 3 tháng (đối với nợ ngắn hạn) hoặc 6 tháng (đối với nợ trung và dài hạn) về khả năng trả gốc-lãi của khách hàng rồi mới xem xét chuyển về nhóm nợ ít rủi ro hơn. Trên thực tế,công tác theo dõi các khách hàng này khá phức tạp và đòi hỏi từng cán bộ phải có sự sát sao đối với từng món vay của khách hàng.
- Việc cập nhật giá trị tài sản bảo đảm đưa vào tính trích lập dự phòng rủi rovẫn chưa được thực hiện thường xuyên,kịp thời. Tại chi nhánh, nhiều tài sản bảo đảm được nhận từ khá nhưng đến nay vẫn chưa được đánh giá lại, chưa ký phụ lục hợp đồng xác định lại giá trị tài sản thế chấp để nhập hệ thống. Vì vậy, khi tính giá trị tài sản bảo đảm để đưa vào khấu trừ vẫn lấy theo giá trị tài sản nhập ngoại bảng ban đầu. Điều này chưa phản ánh đúng giá trị cũng như tính thanh khoản của tài sản và vì vậy không đảm bảo tính chính xác của số tiền trích lập dự phòng cụ thể.Việc xử lý tài sản đảm bảo còn chậm, chưa kết hợplàm việc với cơ quan chức năng để thu hồi nợ được nhanh chóng. Đặc biệt,trong trường hợp khách hàng không có thiện chí giao tài sản, không kí vào biên bản bán tài sản.
- Ngân hàng chưa có những biện pháp phân tán rủi ro rõ ràng vì vẫn còn tập trung cho vay vào một ngành, một lĩnh vực nhất định làm cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu còn khá cao. Đồng thời, khách hàng chủ yếu của ngân hàng vẫn phần đa là các hộ gia đình, sản xuất nông, lâm nghiệp… là những hoạt động luôn bị chi phối, chịu tác động lớn từ môi trường tự nhiên nên làm cho nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao.