Có những chương trình tài trợ vốn, hỗ trọ kế hoạch kinh doanh cho khu vực nông nghiệp nông thôn, các hộ kinh doanh gia đình, các doanh nghiệp siêu nhỏ Các chính sách

Một phần của tài liệu thực tập tại ngân hàng agribank huyện Lộc Bình Lạng Sơn 2015 (Trang 86 - 90)

nghiệp nông thôn, các hộ kinh doanh gia đình, các doanh nghiệp siêu nhỏ. Các chính sách dành cho nhóm khách hàng đặc thù này không chỉ dừng ở việc ưu đãi về lãi suất cho vay mà còn tập trung vào việc đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải ngân và cấp các hạn mức vay vốn cố định nhằm tạo sự ổn định tài chính cho doanh nghiệp.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bướcnâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững. Hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm nhà ở. Mức vay tối đa 08 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay. (Theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ).

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam

NHNN nên tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, phòng ngừa tổn thất….Trong đó, phải có chế độ xử phạt rõ ràng đối với từng trường hợp vi phạm pháp luật và có chế độ khen thưởng đối với các Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và chấp hành tốt những quy định của Nhà nước.

NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết của NHNN, Nghi định của Chính phủ đến các NHTM một cách cụ thể và kịp thời. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi các diễn biến kinh tế trong và ngoài nước để đưa ra các định hướng chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, nhằm đảm bảo cho hoạt động của các NHTM được an toàn và hiệu quả.

Hiện nay, trong hoạt động của NHTM, thông tin lịch sư tín dụng của khách hàng rất quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định cho vay của các NHTM. Sự ra đời của trung tâm thông tin tín dụng đã đáp ứng nhu cầu trên. Vì vậy, NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin được lưu trữ trong trung tâm thông tin tín dụng, mở rộng khả năng tiếp cận với các thông tin tín dụng của các NHTM

NHNN nên có chính sách quản lý lãi suất cho phù hợp hơn để lãi suất ngân hàng thực sự trở thành công cụ cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng, tạo điều kiện cho các Ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, NHNN cần sớm đưa ra một khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ cho hoạt động tín dụng. Bởi vì không có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch, hợp lý cho hoạt động tín dụng thì không thể có cơ sở cho sự tăng trưởng tín dụng lâu bền được.

Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam còn nhiều khó khăn, hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng đang trong quá trình cải thiện, nâng cao chất lượng, để góp phần từng bước đưa hoạt động ngân hàng Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn Basel II, trong kế hoạch hành động thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD, NHNN đã phê duyệt chủ trương triển khai việc áp dụng Basel II theo 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ 2013 – 2015 và giai đoạn 2 từ 2016 – 2018). Nhanh chóng thực hiện lộ trình đến năm 2018 để các NHTM Việt Nam áp dụng Basel II là khá rộng rãi và cũng là thời điểm thích hợp. Việc triển khai Hiệp ước Basel II không chỉ tác động đến nền kinh tế của những quốc gia áp dụng mà còn tác động đến chính hệ thống ngân hàng của quốc gia đó.

3.3.2. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

- Về chính sách tín dụng

Xuất phát từ những hạn chế trong chính sách tín dụng hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam nên hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng hợp lý hóa và cụ thể hóa nhằm phát huy tính hiệu quả hoạt động cho vay.

Chính sách tín dụng cần có nhứng định hướng cụ thể trong chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiền vay… nhằm tạo khuôn khổ chung cho các đơn vị, chi nhánh định hướng thực hiện.

- Về quy trình cho vay

NHNo&PTNT Việt Nam cần hoàn thiện hơn nữa quy trình cho vay theo hướng cụ thể hóa các bước thực hiện, làm cơ sở hướng dẫn các cán bộ tín dụng tác nghiệp

NHNo&PTNT Việt Nam cần có chính sách nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự, tạo động lực và cạnh tranh cho cán bộ công nhân viên trong NH. Đồng thời cho phép các chi nhánh chủ động hơn trong công tác tuyển chọn cán bộ, đặc biệt là chế độ lương, thưởng, phạt.

Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam cần có chế độ khen thưởng rõ ràng, công minh cho các đơn vị trực thuộc nhằm khuyến khích thúc đẩy các đơn vị đó hoạt động hiệu quả hơn, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị trực thuộc của Ngân hàng.

- Về cơ sở vật chất, kỹ thuật

NHNo&PTNT Việt Nam nên có chính sách hỗ trợ cho các tỉnh miền núi trong việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại, xây dựng cơ sở, phát triển chi nhánh. Bên cạnh việc hiện đại hóa công nghệ NH, áp dụng các phận mềm hiện đại trong giao dịch, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải mở các lớp đào tạo, tập huấn cán bộ để cán bộ NH thích nghi và làm quen với công nghệ mới, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NH.

- Hệ thống quản trị rủi ro, công nghệ thông tin và tài chính cần được nâng cao và cải thiện từng bước tiến tới lộ trình triển khai Base II.

Để có thể áp dụng, thực hiện Basel II hiệu quả, cần phải có lộ trình khả thi, áp dụng tùy điều kiện kinh tế từng giai đoạn, thực hiện báo cáo đánh giá tác động của Basel II tới vốn, kiểm tra sức chịu đựng của các TCTD để ước lượng nhu cầu vốn trong từng hoàn cảnh.

Để đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp ước Basel II với các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, ngân hàng sẽ hoạch định lại hoạt động kinh doanh và các chiến lược kinh doanh một cách tích cực hơn. Trong khuôn khổ Basel II, các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến được triển khai đảm bảo cho những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt giảm thiểu chi phí, tập trung phát triển các mảng nghiệp vụ kinh doanh mới và hiệu quả hơn trong các quyết định phân bổ nguồn vốn kinh doanh.

Triển khai Basel II giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro được tăng cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực tín dụng, các NHTM sẽ phải chuyển hướng tập trung vào đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, thay vì dựa chủ yếu vào tài sản đảm bảo.

3.3.3. Kiến nghi đối với NHNo&PTNT huyện Lộc Bình.

-NHNo&PTNT huyện Lộc Bình cần tổ chức triển khai, phổ biến rộng rãi, kịp thời những quy định của nhà nước cũng như của ngành về những chính sách có liên quan đến hoạt động vay vốn, từ đó nâng cao trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân, tạo ra sự bình đẳng cao về quyền lợi và trách nhiệm trong quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng.

-Rà soát bố trí bộ máy quản lý cũng như phân công việc cho đội ngũ nhân viên nghiệp vụ một cách thật hợp lý. Tiếp tục phát triển thêm một số ngân hàng liên xã để có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh tín dụng trên địa bàn toàn huyện một cách thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.

-Tăng cường và thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ, nhằm phát hiện kịp thời những vụ việc vi phạm để chấn chỉnh, ngăn chặn phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị nhằm hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

PHỤ LỤC 01

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2012 - 2014

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 31/12/2012 A TÀI SẢN

I Tiền mặt, vàng bạc, đá quy 4252,9590 4052,959 4971,86II Tiền gửi tại NHNN 9332.7210 10450,660 10090,681 II Tiền gửi tại NHNN 9332.7210 10450,660 10090,681 III Tiền gửi và cho vay các TCTD

khác 14517,433 14601,304 16473,001

1 Tiền gửi tại các TCTD khác 13045,422 13070,970 14981,001

2 Cho vay các TCTD khác 1472,011 1530,334 1492

3 Dự phòng rủi ro cho vay cácTCTD khác - - -

Một phần của tài liệu thực tập tại ngân hàng agribank huyện Lộc Bình Lạng Sơn 2015 (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w