Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình 1 Kêt quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình

Một phần của tài liệu thực tập tại ngân hàng agribank huyện Lộc Bình Lạng Sơn 2015 (Trang 37 - 45)

HUYỆN LỘC BÌNH

2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình 1 Kêt quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình

2.1.6.1 Kêt quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình

Bảng 2. 3 Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Lộc Bình 2012 - 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012

Triệu đồng So với 2013 Triệu đồng So với 2012 Triệu đồng Doanh thu các hoạt động 13987 12.50% 12433 8,87% 11420 Tổng chi phí các hoạt động 4417 9.89% 4019 5,43% 3812

Lợi nhuận sau

thuế 6094 15.53% 5275 9,75% 4807

Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy doanh thu từ các hoạt động tăng qua các năm. Cụ thể năm năm 2012 là 11420 triệu đồng, năm 2013 tăng lên là 12433 triệu đồng. Sang năm 2014 tăng lên 13987 triệu đồng, tăng 12,50% so với năm 2013. Doanh thu các hoạt động của ngân hàng tăng cao chủ yếu thu lãi từ hoạt động tín dụng, sau đó là từ hoạt động dịch vụ. LNST của chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm qua,năm 2012 đạt 4807 triệu đồng, năm 2013 đạt 5275 triệu đồng (tăng 9,75% so với 2012) và năm 2014 là 6094 triệu đồng tăng 15,53%, nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập lãi thuần tăng và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng, đây là 2 nguồn thu nhập chính trong ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nên nó làm tổng thu nhập của chi nhánh tăng.Ta thấy doanh thu tăng lên tương ứng với chi phí cũng tăng lên nhưng xét về tỷ lệ thì ta thấy tỷ lệ tăng chi phí hoạt động thấp hơn tỷ lệ tăng thu, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ ngân hàng tiết kiệm chi phí.

Đối với hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ, ngân hàng đặc biệt quan tâm đến các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ, thực hiện đồng bộ công tác phát triển dịch vụ với huy động vốn và đầu tư tín dụng. Các sản phẩm dịch vụ do Agribank cung cấp tương đối đa dạng như: Nghiệp vụ thẻ, dịch vụ Mobile banking, nghiệp vụ ngân hàng - bảo hiểm, thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền….. Đến cuối tháng 12-2014, tổng doanh thu dịch vụ của toàn chi nhánh là 10745 triệu đồng, đạt 104% so với kế hoạch được giao.

Trong những năm gần đây, Agribank Lộc Bình luôn bám sát các mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung ưu tiên vốn cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Tiếp tục “chung nhịp thở” với hộ sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn, Agribank Lộc Bình đẩy mạnh làm tốt công tác tư vấn cho khách hàng; rà soát lại toàn bộ thủ tục để cải tiến, làm rõ các thủ tục, xem điểm nào bất hợp lý để xóa bỏ nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng bảo đảm không để hộ nông dân, doanh nghiệp nào có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả mà thiếu vốn. Coi trọng triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, coi trọng chính sách khách hàng, chủ động tiếp cận, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, từ đó, ngân hàng xem xét cơ cấu nợ hoặc cho vay mới đối với các khách hàng có khả năng phục hồi sản xuất, có khả năng trả nợ. Áp dụng chính sách thu gốc trước, thu lãi sau hoặc miễn, giảm lãi đối với các khách hàng đủ điều kiện theo quy định.

Hình 1. 2 Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Lộc Bình 2012 - 2014

Quy mô của ngân hàng càng ngày càng tăng qua các năm. Trong giai đoạn 2012 - 2014 tổng nguồn vốn chi nhánh tương đối lớn, tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể như sau:

Bảng 2. 4 Bảng tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Tổng nguồn vốn 253.020 281.543 317.802

Tăng trưởng so với kỳ trước 11.04% 11.27% 12.88%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Lộc Bình 2012-2014)

Qua số liệu trên, ta thấy được sự tăng trưởng tổng nguồn vốn của Chi nhánh ngân hàng đều tăng qua các năm với con số đáng khích lệ. Đặc biệt là năm 2014 tăng 12,88% so với 2013, năm 2013 tổng nguồn vốn tăng 28.523 triệu đồng đồng tương ứng với tăng trưởng 11,27% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng nguồn vốn tăng trong các năm chủ yếu là do khoản mục nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn tăng. Nợ phải trả tăng qua các năm từ 2012 đến 2014 chủ yếu là do TG khách hàng tăng. Song kết quả có được này trong thời kỳ nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài thì đây cũng chứng tỏ nỗ lực không nhỏ của toàn bộ cán bộ và công nhân viên Chi nhánh.

2.1.6.2Nghiệp vụ huy động vốn

Lộc Bình là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh Lạng Sơn. Có tính chất đặc thù của một huyện miền núi, với tổng diện tích đất tự nhiên 98.980 ha,dân số là 75.000 người chủ yếu vẫn là dân cư nông thôn, gồm 27 xã và 2 thị trấn được nối liền với nhau bởi Quốc lộ 4B. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, trong những năm qua huyện Lộc Bình đã không ngừng cố gắng về mọi mặt, đã đạt được những thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng phát triển chung của nền kinh tế đạt 7,6%, cơ cấu kinh tế địa bàn chuyển dịch dần đúng định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Đây là những đặc điểm ảnh hưởng đến nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng, như huy động vốn vẫn chịu ảnh hưởng lớn của sự thuận tiện về địa điểm giao dịch, nguồn vốn thu hút trong dân tăng lên một phần do nguồn tiền đền bù giải phóng mặt bằng các dự án, thị phần cho vay hộ sản xuất nông nghiệp khó phát triển, nhu cầu vay kinh doanh, tiêu dùng tăng, nhu cầu về các dịch vụ thanh toán, tư vấn, bảo lãnh gia tăng cùng với sự pháttriển các hoạt động dịch vụ, thương mại, công nghiệp trên địa bàn.

Chi nhánh NHNo & PTNT Lộc Bình có đối lượng khách hàng chủ yếu là hộ nông dân vay qua tổ nhóm tín chấp để phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đây là đặc điểm riêng biệt của ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho bà con nông dân trong huyện phát triển kinh tế hộ gia đình theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra chi nhánh còn phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, trang trại chăn nuôi…nên đội ngũ cán bộ tín dụng được chi nhánh phân công phụ trách theo địa bàn để đi sâu đi sát và nắm bắt nhu cầu về vốn của dân, đáp ứng nhu cầu đầy đủ và kịp thời góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn rất phù hợp với đặc điểm riêng của chi nhánh.

NHNo&PTNT huyện Lộc Bình là đơn vị đóng tại trung tâm kinh tế của huyện nên công tác huy động vốn có nhiều thuận lợi, vì vậy kết quả huy động vốn hàng năm luôn đáp ứng kịp thời cho các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế của địa phương, khuyến khích khách hàng truyền thống, duy trì và nâng cao số dư tiền gửi. Ngân hàng từng bước tìm kiếm thêm khách hàng mới để khơi tăng nguồn vốn địa phương.

Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình từ năm 2012 đến năm 2014 được tổng hợp theo loại tiền gửi như sau:

• Cơ cấu vốn phân theo loại tiền

Bảng 2. 5 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 So với 2012 2014 So với 2013 % % Tổng NV huy động 209.920 262.534 25,06 332.225 26,55 - NV huy động bằng nội tệ 165.508 227.013 37,16 297.071 30,86 - NV huy động bằng

ngoại tệ (quy đổi) 34.326 35.521 3,48 34.154 -1,03

( Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2012-2014của ngân hàng NN&PTNT huyện Lộc Bình)

Nhìn vào cơ cấu huy động vốn theo loại tiền trong 3 năm từ 2012-2014 chúng ta thấy được sự thay đổi giữa các năm. Năm 2012, tuy lãi suất huy động có giảm, cụ thể: lãi suất cho các kỳ hạn dài còn 11 – 11,5%/năm, lãi suất tiết kiệm thường dành cho cá nhân kỳ hạn 12 tháng giảm 0,5% xuống 11,5% trong khi kỳ hạn 18 và 24 tháng chỉ còn

11%/năm nhưng tổng nguồn vốn huy động đạt 209.920 triệu đồng. Trong đó, nội tệ đóng góp 165.508 triệu là nguồn huy động chủ yếu, ngoại tệ là 34.326 triệu, chiếm tỷ lệ nhỏ trong vốn huy động. Đây là tín hiệu tốt cho thấy kinh tế đã có phần ổn định hơn sau 2011 khi kinh tế trong nước gặp khó khăn. Có được điều này là do ngay từ đầu năm, ban giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh Lộc Bình đã đề ra mục tiêu định hướng đó là tập trung huy động nguồn vốn và phát triển thu dịch vụ. Toàn thể lãnh đạo và nhân viên NHNo&PTNT Lộc Bình đã hết sức chú trọng công tác huy động nguồn vốn. Đặc biệt trong năm 2012, ngân hàng còn tổ chức hai đợt huy động “tiền gửi tiết kiệm bậc thang dự thưởng” với nhiều phần thưởng có giá trị, kết quả là chương trình đã huy động được lượng vốn khá lớn.

Sang năm 2013, Chi nhánh đã huy động được 262.534 triệu tăng hơn so với 2012 là 25,06%. Trong đó huy động bằng nội tệ là 227.013 triệu đồng. Mặt khác huy động ngoại tệ chỉ tăng nhẹ là 1.195 triệu đồng so với 2012 tương ứng là 3,48% chứng tỏ huy động ngoại tệ khó khăn hơn. Năm 2014 nền kinh tế đã có dấu hiệu ấm dần lên, Chi nhánh huy động được 332.225 triệu đồng tăng 26,55% so với 2013 tương ứng với tăng 69.691 triệu đồng.Huy động nội tệ tăng 30,86%, huy động ngoại tệ giảm nhẹ 1,03%. Nguồn vốn bằng nội tệ vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu vốn. Bởi trên thực tế thì nhu cầu sử dụng vốn ngoại tệ trên địa bàn không lớn trong khi đó nhu cầu sử dụng vốn nội tệ cho các dự án phát triển kinh tế, cho các hộ sản xuất nông nghiệp trong địa bàn càng cao.Xu hướng tăng dần tiền gửi bằng đồng nội tệ là một xu hướng có lợi cho ngân hàng vì huyện chủ yếu làm nông nghiệp cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện từ năm 2009 đến nay tập trung vào phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa các ngành tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống, nên việc vay vốn bằng nội tệ là chủ yếu.

• Cơ cấu NV huy động theo đối tượng khách hàng

Dựa vào đối tượng gửi tiền vào NH Agribank Lộc Bình chia nguồn vốn huy động thành : - NV huy động từ dân cư

- NV huy động từ các tổ chức kinh tế - NV huy động từ TCTD, KBNN

Để thấy rõ hơn sự thay đổi trong cơ cấu NV huy động theo đối tượng gửi em phân tích số liệu huy động vốn trong 3 năm gần đây (2012-2014) trong bảng dưới đây:

Bảng 2. 6 Cơ cấu NV huy động theo đối tượng gửi

Chỉ tiêu 2014 2013 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % % % Nguồn vốn huy động 332.225 100 262.532 100 209.920 100

Tiền gửi dân cư 258.376 77,77 204.800 78.01 132.313 63.03

Tiền gửi TCKT 49.056 14,77 31.822 12.12 31.021 14.78

Tiền gửi TCTD,

KBNN 24.793 7,46 25.910 9.87 46.586 22.19

( Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2012-2014 của ngân hàng NN&PTNT huyện Lộc Bình) Hình 1. 3 Cơ cấu Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi giai đoạn 2012-2014.

Đvt: (%)

Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn tiền gửi của dân cư lúc nào cũng trên 60% và tỷ trọng luôn tăng so với tổng nguồn vốn huy động. Đa số người dân ở Huyên Lộc Bình làm nông nghiệp thì nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư chủ yếu được gửi vào Ngân hàng. Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn tiền gửi của dân cư lúc nào cũng trên 60% và tỷ trọng luôn tăng so với tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012 là 132,313 triệu, tăng 21.971 triệu tức là 16,66% chiếm tỷ trọng là 63,03%. Năm 2013 tổng nguồn vốn tăng trưởng lên 262.534 triệu, tiền gửi dân cư là 204.802 triệu, tăng so với 2012 là 54,79 triệu và chiếm tỷ trọng là 78,01% trong tổng vốn huy động.Sang năm 2014 tiền gửi của dân cư là 259.376 triệu đồng chiếm tỷ trọng 77,77%.Kết quả này cho thấy ngân hàng huyện đang tiếp tục khẳng định vị thế trên địa bàn toàn huyện về tiền gửi của dân cư.Đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở 1 huyện sản xuất nông nghiệp cũng như phù hợp với đặc trưng của Agribank Lộc Bình chú trọng vào đối tượng khách hàng là người dân và hộ sản xuất.

Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi của TCKT tăng nhẹ.Trong địa bàn tuy số lượng các doanh nghiệp chưa nhiều nhưng việc huy động vốn có dấu hiệu tăng là việc đáng mừng. Năm 2013 tăng 2,58% so với 2012 tương ứng 801 triệu đồng. Năm 2014 tăng 48.056 triệu đồng tăng 16.234 triệu đồng so với 2013, nổi bật nhất là khoản tiền huy động được của:

• Công ty TNHH MTV Thương mại xuất nhập khẩu Việt Đức (Trụ sở: Số 03, khu phố 1, Thị trấn Na Dương, Huyện Lộc Bình, Lạng Sơn- Giám đốc: Hoàng Thị Thanh Thủy): 5.579 triệu đồng

• Trung tâm máy tính Lộc Bình (Trụ sở: 30 Khu Minh Khai, Thị trấn Lộc Bình, Huyện Lộc Bình, Lạng Sơn - Giám đốc: Hoàng Văn Phòng): 3.447 triệu đồng • Doanh nghiệp tư nhân thương mại Nghĩa Lâm (Trụ sở: Thôn Phiêng Quăn, Xã

Đồng Bục, Huyện Lộc Bình, Lạng Sơn- Giám đốc: Lành Văn Thương): 2.673 triệu đồng

Trong khi đó tiền gửi của các TCTD, KBNN lên xuống thất thường khi năm 2012 tuy tăng 5.134 triệu hay 12,39% nhưng năm 2013 lại giảm 20.678 triệu hay 44,38%. Năm 2014 giảm còn 24793 triệu đồng.Việc tăng giảm này hoàn toàn do quyết định của các tổ chức và kho bạc nhà nước và tình hình ngân sách nhà nước tại kho bạc.

Như vậy phân loại vốn theo thành phần kinh tế thì tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động.Ngân hàng chưa huy động được nhiều từ khối các doanh nghiệp trong khi tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp trong huyện khá lớn. Vì vậy ngân hàng cũng nên xem xét việc tăng trưởng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế hơn nữa để phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước hiện nay nói chung cũng như của huyện Lộc Bình nói riêng, đặc biệt là tiến trình hội nhập năm 2015 sắp tới.

• Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn

Bảng 2. 7 Cơ cấu Nghiệp vụ huy động theo các năm của Agribank huyện Lộc Bình

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) TỔNG NV HUY ĐỘNG 332.225 100 262.534 100 209.920 100 Trong đó tiền gửi: 285.481 85,93 223.679 85,2 156.446 74,52

1.TG không kỳ hạn 30.989 10,86 23.388 11,35 15.754 10,07 2.TG có kỳ hạn 254.492 89,14 198.291 88,65 140.692 89,93 TG có kỳ hạn 254.492 100 198.291 100 140.692 100 - TG có kỳ hạn <12 tháng 181.934 71,49 140.409 70,81 97.992 69,65 - TG có kỳ hạn >12 tháng 72.558 28,51 57.881 29,19 42.700 30,35

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2012-2014)

Nhìn vào tỷ trọng và bảng số liệu của các loại tiền gửi ta thấy: Năm 2012, tỷ trọng tiền gửi so với tổng nguồn vốn huy động là 74,52%, năm 2013 thì tổng lượng tiền gửi tính đến thời điểm cuối năm đã tăng so với năm 2012 và tỷ trọng cũng tăng lên đến 85,2%. Năm 2014, tổng lượng tiền gửi tăng lên 285.481 triệu đồng, tăng 61.802 triệu đồng so với 2013.

Nguồn vốn huy động tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong huy động bằng tiền gửi. Năm 2012 tỷ trọng là 10,07% , năm 2013 có tỷ trọng là 11,35% và năm 2014 tỷ trọng là 10,86%. Nguyên nhân làm cho khoản tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp trong nguồn tiền gửi tiết kiệm là do TGTK không kỳ hạn thường là các khoản thu nhập mà người dân có được nhưng chưa có kế hoạch sử dụng cụ thể nên không xác định được khi nào sử dụng và họ có thể rút ra bất kì khi nào cần, nên ngân hàng không thể sử dụng nguồn này để cho vay trung và dài hạn được. Vì vậy, ngân hàng cũng ít đưa ra những chính sách thu hút nguồn tiền gửi này. Do đó mà lãi suất của nó thường rất thấp và hiện nay, loại tiền gửi này có mức lãi suất là 1,2% năm. Với lãi suất thấp như vậy thì nó cũng phần nào phản ánh lên được nguyên nhân mà loại tiền này chiếm tỷ trọng thấp tại

Một phần của tài liệu thực tập tại ngân hàng agribank huyện Lộc Bình Lạng Sơn 2015 (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w