Điều 32, Điều 36, Pháp lệnh thẩm phán, Hội thẩm nhân dân 2002.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 58 - 62)

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

thuộc tòa cấp mình tham gia xét xử55. Quy định này có thể là nguyên nhân khiến cho Hội đồng xét xử mất đi tính độc lập. Như đã đề cập ở nôi dung trước, quan điểm của người viết là giao hẳn trách nhiệm này cho trưởng đoàn Hội thẩm. Chánh án Tòa án sẽ không trực tiếp phân công.

Để Hội thẩm thuận lợi trong khi làm nhiệm vụ, yêu cầu cơ quan, đơn vị nơi hội thẩm đang công tác thực hiên tốt quy định về tạo điều kiện để Hội thẩm tham gia xét xử, không phân công Hội thẩm làm công việc khác.

Bên cạnh đó, trong suốt nhiệm kỳ Hội thẩm, Tòa án cũng cần giám sát đến hoạt động của mỗi Hội thẩm để kịp thời có biện pháp khắc phục. Neu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do chính đáng khác Hội thẩm nhân dân không có đủ điều kiện tham gia xét xử thì Chánh án Tòa án nhân dân có Hội thẩm đó cần trao đổi thống nhất ý kiến với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm đối với Hội thẩm đó.

Nếu có Hội thẩm nhân dân có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm thì cần thống nhất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi nhiệm đối với Hội thẩm đó.

Quá trình thực thi nhiệm vụ, nếu vi lý do nào đó không đủ Hội thẩm tham gia xét xử Chánh án Tòa án cần trao đổi với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bổ sung Hội thẩm nhân dân để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ xét xử.

Có thể nói, Hội thẩm nhân dân là một chế định đặc thù thể hiện ở mức cao nhất tinh thần pháp chế xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta. Tuy nhiên, pháp luật hiện bảnh điều chỉnh chế định này cho đến nay vẫn chưa thật sự hoàn thiện và thực tiễn còn nhiều vấn đề bất cập chưa được giải quyết thỏa đáng và kịp thời. Thiết nghĩ, những giải pháp được nêu cần sớm được cụ thể hóa thông qua các chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong thực tiễn đời sống pháp lý, khẳng định vai trò của chế định này với tư cách là một trong những chế định ưu việt nhất của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

KẾT LUẬN

goQca

Chế định Hội thẩm nhân dân là một chế định quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án, thể hiện cơ chế dân chủ và tư tưởng “lấy dân làm gốc”, điều càn thiết phải được đảm bảo đối với một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân thể hiện tính dân chủ nhân dân rất sâu sắc, vì Hội thẩm nhân dân luôn chiếm đa số trong thành phần Hội đồng xét xử nên ý kiến của Hội thẩm nhân dân có tính quyết định đối với kết quả phiên tòa. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử đại diện cho tiếng nói của nhân dân, bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, liên quan đến chế định này, pháp luật hiện hành đều đẫ có những quy định về cơ chế bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm, vấn đề khen thưởng, xử phạt và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân nếu có sai phạm trong quá trình làm nhiệm vụ Hội thẩm, cũng như mọi vấn đề về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên, quy định của pháp luật vẫn còn một vài thiếu sót và một số điểm chưa rõ ràng.

Thòi gian gần đây, thực tiễn xét xử đã cho thấy công tác Hội thẩm nhân dân đã có những chuyển biến tích cực. Một số phiên tòa, Hội thẩm đã dám bảo vệ quan điểm của mình. Song, những chuyển biến đó vẫn chưa xứng tầm với công cuộc cải cách tư pháp ở thời điểm hiện tại. Để nâng cao chất lượng công tác Hội thẩm nhân dân, người viết đã đề xuất một số giải pháp. Theo đó, Nhà nước cần ban hành Luật về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân để tạo nên một khung pháp lý hoàn thiện, bên trong cần chỉ rõ đâu là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho việc theo dõi hoạt động của Hội thẩm và việc truy cứu trách nhiệm Hội thẩm cũng có khả năng thực thi hơn. Thêm vào đó, nên để cho công dân quyền tự ứng cử làm Hội thẩm nhân dân hoặc để cho các tổ chức xã, phường quyền đề cử người để bầu làm Hội thẩm nhằnm đảm bảo Hội thẩm nhân dân là những người đi từ trong nhân dân, thực sự đại diện cho nhân dân. Đồng thòi tăng cường chế độ đãi ngộ, tăng thêm phụ cấp tham gia xét xử. Thống nhất giao trách nhiệm bồi dưỡng nghiệp vụ cho Tòa án nhân dân tối cao. Thống nhất tổ chức đoàn Hội thẩm ở tất cả các địa phương và giao cho trưởng đoàn Hội thẩm quyền phân công Hội thẩm tham gia xét xử nhằm đảm bảo độc lập trong Hội đồng xét xử. Với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân, phát huy dân chủ trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Người viết hy vọng những giải pháp của mình có thể đóng góp một phàn nhỏ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định này.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

19. Thông tư liên ngành số 01/2007 TANDTC - VKSNDTC - BTC - BCA - BQP ngày 31/1/2007 về mức tiền bồi dưỡng cho Hội thẩm nhân dân tính theo ngày làm việc;

Văn bản khác

1. Sắc lệnh số 13/SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 24 tháng giêng năm 1946;

2. Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 22/5/1950;

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w