Khoản 4 Điều 26, Điều 27, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân ban hành kèm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 28 - 29)

theo Nghị quyết số 05/2005/NQLT- TANDTC-

BNV- UBMTTQVN ngày 05 tháng 12 năm 2005

của Tòa

án nhân dân Tối cao Bộ nội vụ - Ban

thường trực Uỷ ban Trung ưomg Mặt trận

tổ quốc Việt Nam.

23Khoản 3, Điều 37, Luật tổ chức Tòa án nhân

dân năm 2002.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

2.2. Quy định về bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội thẩm nhân dân

Gắn với hoạt động của bất kỳ một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào mà có mang quyền lực Nhà nước thường đi kèm theo đó là những quy định về khen thưởng và xử phạt. Hoạt động của Hội thẩm nhân dân cũng không ngoại lệ, bằng quyền hạn mà pháp luật đã trao, các vị Hội thẩm có mặt tại phiên tòa để xác định một người có tội hay vô tội, để bảo vệ cái đúng, phản bác cái sai. Neu trong nhiệm kỳ mà Hội thẩm hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sẽ được tuyên dương, được khen thưởng vào những đợt tổng kết cuối năm22 nhằm khuyến khích các Hội thẩm tiếp tục duy trì và phát huy những điểm tốt đó. Song song đó, nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật23. Nhằm linh hoạt trong công tác quản lý Hội thẩm, pháp luật quy định trường hợp để Hội thẩm được miễn nhiệm như là một lý do để Hội thẩm kết thúc nhiệm kỳ trước thời hạn. Bên cạnh đó, quy định về bãi nhiệm Hội thẩm có ý nghĩa như một hình thức xử lý kỷ luật áp dụng khi Hội thẩm mắc những sai trái trong quá trình làm nhiệm vụ và quy định này cũng không ngoài mục đích nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm ở các Hội thẩm. Tương tự như bầu Hội thẩm, việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm phải tuân theo một trình tự, thủ tục luật định.

Thông thường thì thao tác miễn nhiệm, bãi nhiệm một cá nhân nào đó chính là công việc của chủ thể có trách nhiệm quản lý. Chỉ có thể phát huy được hết ý nghĩa của quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân khi nó được thực hiện đúng lúc, đúng chỗ và kịp thời. Do đó, vấn đề đáng quan tâm là ai là người trực tiếp quản lý Hội thẩm, ai là người có quyền đề nghị bãi nhiệm và ai trực tiếp thực hiện bãi nhiệm Hội thẩm. Bởi vì, chỉ có người nắm được tình hình hoạt động của Hội thẩm, hiểu được những mặt yếu kém, tốt xấu như thế nào thì mới có điều kiện phát hiện những hành vi sai trái, hành vi vi phạm pháp luật, hành vi đánh mất phẩm chất, đạo đức của một Hội thẩm để kịp thời đề nghị bãi nhiệm, miễn nhiệm.

2.2.1. Chủ thể quản lý Hội thẩm nhân dân

Chánh án Tòa án nhân dân địa phương có trách nhiệm quản lý Hội thẩm theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm do Chính phủ, Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 28 - 29)