Điều 9, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân số 02/2002/PL-UBTVQH11 ngày

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 35 - 38)

4/10/2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2011,

31 Điều 33, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm

Tòa án nhân dân số 02/2002/PL-UBTVQH11 ngày

4/10/2002 được sửa đổi, bổ sung

năm 2011,

32Nghị Quyết số 221/2003/NQ UBTVQH11

ngày 9/1/2003 về trang phục đối với cán

bộ, công chức

ngành Tòa án và Hội thẩm, giấy chứng

minh Thẩm phán và giấy chứng minh

Hội thẩm.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

thẩm cũng được hướng dẫn về các kỹ năng cần thiết khi tham gia xét xử.

Chánh án Tòa án các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm30.

Thông thường sẽ do một Chánh án hoặc một Phó chánh án của Tòa án trực tiếp hướng dẫn cho các Hội thẩm của Tòa án cấp mình. Quy định này có thể là nguyên nhân dẫn đến không khách quan trong xét xử, bởi vì các vị Chánh án đã truyền đạt, bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm và khi họ cùng trong một Hội đồng xét xử thì Hội thẩm sẽ khó có thể độc lập để bảo vệ quan điểm của mình khi mà quan điểm đó hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Thẩm phán - người đã từng hướng dẫn mình.

Kinh phí bồi dưỡng về nghiệp vụ cho Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương31.

Hiện tại pháp luật chưa quy định cụ thể về thời gian huấn luyện, bồi dưỡng, cũng chưa quy định thống nhất về các nội dung mà Hội thẩm phải được huấn luyện, bồi dưỡng. Cho nên, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ đối với Hội thẩm phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của lãnh đạo các Tòa án địa phương, thêm vào đó thời gian của các lớp huấn luyện, bồi dưỡng dài hay ngắn tùy thuộc vào tình hình tài chính ở các địa phương khác nhau đã làm cho hoạt động này trở nên không đồng bộ, có nơi thì Hội thẩm được truyền đạt rất nhiều nội dung, có nơi thì không. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng chương trình đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm đồng bộ giữa các địa phương, nên có một khung chương trình chung từ trung ương.

2.3.1.2. Được cấp trang phục và giấy chứng minh Hội thấm

Trang phục cấp cho Hội thẩm nhân dân được tính theo niên hạn, Hội thẩm sẽ được cấp các loại trang phục như là quần áo thu đông, quần áo xuân hè, áo sơ mi, cà vạt, giầy da, bít tất. Hình thức màu sắc các loại trang phục này sẽ do Chánh án Tòa án tối cao quy định.32

Quy định về cấp trang phục cho Hội thẩm nhân dân có ý nghĩa như một sự hỗ trợ những phục trang cần thiết trong thời gian Hội thẩm thực hiện vụ đồng thời

33 Thông liên ngành số 01/2007/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BCA-BQP ngày 31/1/2007 về mức tiền

bồi dưỡng cho Hội thẩm nhân dân tính theo ngày làm

việc Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

đây là trang phục Hội thẩm phải tuân thủ khi tham gia phiên tòa, nhằm đảm bảo được sự hang nghiêm cho Hội đồng xét xử.

2.3.13. Được nhận phụ cấp khi tham gia xét xử

Mức tiền bồi dưỡng cho Hội thẩm nhân dân tính theo ngày làm việc ,ngày làm việc kể cả ngày nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án, Hội thẩm được bồi dưỡng 50.000 đồng33. Mức phụ cấp này chưa thật sự xứng với thời gian và tâm trí mà Hội thẩm phải bỏ ra, vì xét xử là hoạt động đòi hỏi sự thận trọng, tỉ mỉ, chưa kể đến vấn đề trách nhiệm sau khi bản án đã tuyên. Thêm vào đó, đối với Hội thẩm là cán bộ đương chức, họ bận rộn với công việc của cơ quan, đơn vị mình, thì mức phụ cấp như vậy chắc chắn không thể bù lại được một ngày làm việc mà họ đã dùng để tham gia xét xử. Đồng thời, hên thực tế việc áp dụng quy định về chi hả phụ cấp đã không đảm bảo được quyền lợi cho Hội thẩm nhân dân. Bởi vì pháp luật quy định Hội thẩm được nhận phụ cấp tính theo ngày làm việc, kể cả ngày nghiên cứu hồ sơ, tức là những ngày Hội thẩm đến Tòa nghiên cứu hồ sơ và ngày tham gia xử án thì mỗi ngày như vậy Hội thẩm được 50.000 đồng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều Tòa án trả phụ cấp cho Hội thẩm tính theo vụ án mà Hội thẩm đã tham gia xét xử và số tiền Hội thẩm được nhận là 50.000 đồng hên một vụ. Không những như vậy mà một số địa phương còn phân biệt giữa Hội thẩm là cán bộ hưu với Hội thẩm kiêm nhiệm để có mức chi trả khác nhau. Cụ thể, Hội thẩm là cán bộ hưu được 50.000 đồng trên một vụ, Hội thẩm kiêm nhiệm do còn những nguồn thu nhập khác nên chỉ được 30.000 đồng. Ở những địa phương có khả năng tài chính hơn thì Hội thẩm được nhận nhiều hơn, xét xử tại trụ sở thì phụ cấp 75.000 đồng, lưu động thì 100.000 đồng. Pháp luật luôn đòi hỏi Hội thẩm phải toàn tâm, toàn ý, cống hiến sức khỏe, và trí lực để giải quyết vụ án, nhưng phụ cấp thì chưa thỏa đáng, thực tiễn lại có sự phân biệt như vậy. Đó là một trong những nguyên nhân không thể khuyến khích Hội thẩm nhiệt tình tham gia xét xử, và mật độ tham gia xét xử của Hội thẩm là cán bộ hưu trí dày dơn.

23.1.4. Được cơ quan, đơn vị nơi Hội thắm đang công tác tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia xét xử

Hội thẩm kiêm nhiệm thì chắc chắn sẽ ở trong mối quan hệ công tác với cơ quan, đơn vị mình, tuy nhiên trách nhiệm của Hội thẩm là phải ngồi tòa khi được phân công. Sẽ rất khó khăn nếu như không có được sự hợp tác, tạo điều kiện từ

34 , Điều 9, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số05/2005/NQLT-TANDTC- 05/2005/NQLT-TANDTC-

BNV- UBMTTQVN ngày 05 tháng 12 năm 2005

của Tòa án nhân dân Tối cao

35 Khoản 2, Điều 33 và Khoản 1, Điều

40, Pháp lệnh Thẩm phán và

Hội thẩm Tòa án nhân dân số

02/2002/PL- UBTVQH11

ngày 4/10/2002 được sửa đổi, bổ

sung năm 201.

36 khoản 1 Điều 3 2,Điều 36, Pháp

lệnh Thẩm phán và Hội

thẩm Tòa án nhân dân số

02/2002/PL-

UBTVQH11 ngày 4/10/2002

được sửa đổi, bổ sung năm

2011.

37 ,Điều 35, Pháp lệnh Thẩm phán

và Hội thẩm Tòa án nhân dân

số 02/2002/PL- UBTVQH11 ngày

4/10/2002 được sửa đổi, bổ sung

năm 2011.

38 Điều 4, Pháp lệnh Thẩm phán và

Hội thẩm Tòa án nhân dân số

02/2002/PL- UBTVQH11

ngày

4/10/2002 được sửa đổi, bổ sung

năm 2011.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

phía cơ quan chủ quản, vì vậy trong thời gian tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp, Hội thẩm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức nơi Hội thẩm đang công tác không được điều động, phân công mình làm việc khác, trừ trường họp đặc biệt34.

Thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị. Cơ quan, tổ chức có người được bầu làm Hội thẩm có ưách nhiệm tạo điều kiện để Hội thẩm làm nhiệm vụ.35.

Trong nhiệm kỳ, Hội thẩm có quyền liên hệ vói cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt hận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác và công dân để thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, để phát huy hết vai trò của Hội thẩm và để nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác Hội thẩm thì Hội thẩm được tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của tòa án, có quyền phát biểu trực tiếp tại các cuộc họp hoặc bằng văn bản đóng góp ý kiến với Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp về những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w