Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khoản 2,Điều

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 40 - 43)

46 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khoản 2, Điều 207

47,48 Bộ luật tố tụngLuận văn tốt nghiệphình sự nămNâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân2003, khoản 1, Điều 222

quy định cụ thể những nội dung mà Thẩm phán và Hội thẩm được phép trao đổi cũng không có cơ chế, quy định để kiểm ưa, xử lý những hành vi vi phạm quy định này. Nhưng căn cứ vào câu chữ thì có thể hiểu nghiệp vụ xét xử là những kỹ năng càn thiết cho việc giải quyết vụ án, chứ không phải là nội dung vụ án, không phải là cách giải quyết vụ án. Tuy nhiên, thực tế tình hạng bàn án vẫn rất phổ biến và đó là nguyên nhân làm mất đi tính độc lập ưong xét xử, hoạt động ưanh luận tại phiên tòa không còn ý nghĩa và phiên tòa mở ra chỉ còn là hình thức.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

kiến đa số, ý kiến thiểu số được lưu lại trong hồ sơ vụ án48. Quy định cho Hội thẩm biểu quyết trước Thẩm phán nhằm tránh tình trạng Hội thẩm xuôi chiều theo Thẩm phán, nghe theo ý kiến của Thẩm phán, từ đó giúp Hội thẩm nghiêm túc hơn trong việc nghiên cứu hồ sơ có trách nhiệm hơn với quyết định của mình.

2.5. Vấn đề trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân khi bản án đã tuyên

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do những người có thẩm quyền đã gây ra khi thực hiện công vụ là một trong những công cụ để đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội, đặc biệt là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quan hệ với các cơ quan công quyền.

Điều 11 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQLT/TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN quy định: “Hội thẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ của mình, nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”. Vậy, khi Hội thẩm vi phạm pháp luật, chỉ có thể bị bãi nhiệm hoặc là bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngoài ra không còn hình thức xử lý nào khác. Đồng thời, ở Điều 8 Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm năm 2002 sửa đổi, bổ sung 2011 cũng quy định: “Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật”.

Tại điều 56 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18/6/2009 quy định về trách nhiệm bồi hoàn của người đã gây ra thiệt hại như sau: người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Tóm lại, pháp luật quy định Hội thấm nhân dân khi tham gia xét xử, có lỗi, gây ra oan sai, gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân sau khi xét xử, được ghi nhận ở những văn bản khác nhau, chưa thống nhất, còn tản mạn. Hơn nữa, cơ chế bồi thường, trình tự, thủ tục, mức bồi thường cũng chưa cụ thể, chưa rõ ràng, khiến cho việc truy cứu trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân rất khó áp dụng. Đó là nguyên nhân tại sao, Thẩm phán và Hội thẩm cùng quyết định bản án, nhưng thực tế chỉ có Thẩm

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

phán chịu trách nhiệm. Vậy, để có thể truy cứu trách nhiệm cá nhân người đã gây ra thiệt hại và xem xét trách nhiệm bồi thường thì nhất thiết phải đảm bảo được nguyên tắc độc lập trong xét xử giữa Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Đồng thời, chế độ đãi ngộ cũng phải thỏa đáng, bởi vì khi quyền lợi không tưomg xứng vói trách nhiệm thì sẽ không thể khuyến khích được các Hội thẩm tham gia xét xử.

Có thể kết luận, Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân do ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp giới thiệu, Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu. Pháp luật quy định, Hội thẩm phải là công dân Việt Nam, trung thành với nhà nước, trung thành với nhân dân, có kiến thức pháp lý, có sức khỏe để tham gia xét xử, có đời sống tốt đẹp, trong sạch và phải luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức. Tham gia xét xử là quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân, bằng sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm, Hội thẩm nhân dân góp phần đem tiếng nói của nhân dân vào trong bản án, quyết định của Tòa án. Để Hội thẩm nhân dân làm tốt nhiệm vụ của mình, pháp luật dành cho Hội thẩm những đãi ngộ nhất định, Hội thẩm được bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử, được nhận phụ cấp khi tham gia xét xử, được cấp hang phục, giấy chứng minh Hội thẩm. Đồng thời được cơ quan, đơn vị nơi Hội thẩm công tác và mọi tổ chức, cá nhân giúp đỡ, tạo điều kiện để Hội thẩm hoàn thành nhiệm vụ. Song song đó, nếu Hội thẩm vi phạm pháp luật, không còn xứng đáng thì bị bãi nhiệm hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị miễn nhiệm khi không đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, nếu xét xử gây ra thiệt hại thì Hội thẩm phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định Hội thẩm nhân dân. Qua việc phân tích những quy định này, ta có thể thấy được thế nào là tầm quan trọng của Hội thẩm nhân dân khi tham gia hoạt động xét xử, với vai trò là đại diện cho nhân dân trong hoạt động tố tụng, phát huy dân chủ và bảo vệ tinh thần pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, xã hội cùng các mối quan hệ phức tạp trong nó luôn luôn phát triển và vận động không ngừng. Quy luật tất yếu đó đòi hỏi pháp luật cũng không ngừng hoàn thiện để bao quát hết những vấn đề mà nó điều chỉnh. Thực tiễn cho thấy chế định về Hội thẩm nhân dân trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy, những quy định hiện hành về chế định Hội thẩm nhân dân được trãi nghiệm qua quá trình áp dụng đã thể hiện được những ưu và nhược điểm gì, giải pháp nào để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời gian tới? vấn đề sẽ được làm rõ trong Chương 3 của luận văn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w