Giao cho Hội đồng nhân dân trách nhiệm quản lý Hội thẩm nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 51 - 56)

51 Điều 21, Nghi Quyết liên tịch số 05/2005 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẩm

3.2.2. Giao cho Hội đồng nhân dân trách nhiệm quản lý Hội thẩm nhân

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

Đoàn Hội thẩm là hình thức tổ chức tự quản của Hội thẩm ở Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu sự quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp. Vì hình thức tổ chức này chưa được pháp luật quy định chính thức nên một số địa phương có Đoàn Hội thẩm, một số thì không. Song song đó, người viết đề xuất giao cho trưởng đoàn Hội thẩm trách nhiệm phân công Hội thẩm tham gia xét xử thay vì giao cho Chánh án phân công như hiện nay. Đoàn Hội thẩm phân công việc tham gia xét xử sẽ nâng cao tính độc lập giữa các thành viên trong Hội đồng xét xử, tránh tình trạng phân công theo ý muốn của Chánh án để xét xử theo ý chí chủ quan của Thẩm phán. Đoàn Hội thẩm phải có trách nhiệm báo cáo thường xuyên về tình hình hoạt động của Hội thẩm đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tố quốc cùng cấp và kiến nghị với Chánh án những vấn đề liên quan đến công tác Hội thẩm....Khi đó sẽ khắc phục được những khó khăn của Hội đồng nhân dân, dù Hội đồng nhân dân chỉ họp một năm hai kỳ hoặc có bận rộn với công việc chuyên môn thì cũng đã có trưởng đoàn Hội thẩm báo cáo tình hình của Hội thẩm, và có Thường trực Hội đồng nhân dân giúp việc.

Có thể nói rằng chỉ khi nào giao cho một cơ quan cụ thể quản lý Hội thẩm thì mới khắc phục được tình trạng hoạt động phân tán như hiện nay và quan trọng hơn hết là vấn đề về trách nhiệm liên quan đến hoạt động của Hội thẩm cũng có thể quy định rõ ràng hơn và có khả năng thực thi hơn.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

của thôn, ấp hoặc khu phố rất ít do đó làm giảm đi tính nhân dân của chế định Hội thẩm nhân dân. Chứng minh bằng con số thống kê nguồn Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân Thành phố cần Thơ, nhiệm kỳ 2011- 2016. Cụ thể, Hội thẩm nhân dân đang là cán bộ, công chức, viên chức là 28 người trên tổng số 30 người, chiếm 93%. Hôi thẩm là cán bộ hưu là 2 người, chiếm 7%. Thông tin chi tiết về nguồn Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân Thành phố càn Thơ được trình bày ở phụ lục. Cho nên, tác giả đề xuất nên quy định cho công dân được quyền ứng cử để bầu làm Hội thẩm nhân dân vì Hội thẩm nhân dân không có nhiều quyền lợi, người ứng cử làm Hội thẩm là người có tâm huyết, có tâm nguyện cống hiến cho xã hội và chắc chắn rằng nếu được bầu thì họ sẽ làm tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, nên giao cho các cơ sở phường, xã giới thiệu ứng cử viên để làm Hội thẩm theo tỷ lệ tương xứng với dân số nơi đó. Giải pháp này sẽ biểu hiện rõ hơn tính nhân dân bởi vì các vị quan tòa nhân dân thật sự đi từ trong nhân dân, đồng thời cũng bảo đảm việc đại diện cho nhân dân của Hội thẩm có sự đồng đều theo địa bàn và việc giám sát của người dân ở cơ sở đối với hoạt động, tư cách, tác phong Hội thẩm được thường xuyên và chặt chẽ hơn. Hơn nữa, làm như vậy cũng tránh được xu hướng “luật gia hóa”, “chuyên trách hóa”, “công chức hóa” địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân và nhờ đó sẽ không làm mất tính đại diện nhân dân của Hội thẩm nhân dân.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

không hiệu quả, làm mất uy tín của nhà nước..., để có thể bầu Hội thẩm khác thay thế nhằm nâng cao hom chất lượng xét xử.

về vấn đề nhiệm kỳ Hội thẩm nhân dân khi Hội đồng nhân dân bị giải tán, đây có thể xem là Hội đồng nhân dân chấm dứt nhiệm kỳ trong trường hợp đặc biệt. Mặc dù theo quy định pháp luật thì Hội thẩm theo nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân, song, người viết cho rằng, Hội thẩm nhân dân vẫn tiếp tục làm cho đến hết nhiệm kỳ của mình và Hội đồng nhân dân mới được bàu thay thế sẽ hoạt động trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Sau khi hết nhiệm kỳ, trình tự, thủ tục bầu Hội đồng nhân dân và Hội thẩm nhân dân khóa mới áp dụng như luật định. Tránh trường hợp Hội đồng nhân dân mới được bầu phải tiến hành bầu lại Hội thẩm nhân dân thì đây sẽ là giải pháp tiết kiệm nhất.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

Có nhiều ý kiến về việc bỏ chế định Hội thẩm hoặc thay thế Hội thẩm bằng một hình thức khác mà vẫn đảm bảo tính nhân dân trong xét xử. Tuy nhiên, người viết cho rằng tiếp tục duy trì chế độ Hội thẩm tham gia xét xử nhưng với thành phần không phải đa số như hiện nay. Hội đồng xét xử gồm 2 Thẩm phán và 1 Hội thẩm; hoặc 3 Thẩm phán và 2 Hội thẩm sẽ vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa đảm bảo có đại diện nhân dân và vẫn có thể sử dụng được kinh nghiệm xã hội của những người xét xử “ không chuyên”. Nhìn lại quy định hiện hành, với số Hội thẩm luôn luôn phải nhiều hom Thẩm phán trong hội đồng xét xử sẽ có những trường hợp ý kiến của đa số Hội thẩm khác với ý kiến Thẩm phán. Theo nguyên tắc xét xử biểu quyết theo đa số thì ý kiến Hội thẩm nhân dân là quyết định. Trong khi chất lượng, thời gian đàu tư cho nghiên cứu án như Hội thẩm nhân dân đang làm hiện nay là điều đáng lo ngại. Tiếp theo đó là vấn đề có kháng cáo, kháng nghị đối với Bản án, Quyết định, trong trường hợp này Thẩm phán luôn là người phải chịu trách nhiệm, chưa kế đến chất lượng xét xử bị giảm sút.

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là Mỹ và Pháp đều sử dụng số lượng bồi thẩm viên rất nhiều, đa số so với Thẩm phán nhưng không giống như Việt Nam, họ không để bồi thẩm tham gia trực tiếp vào việc xét xử nhằm để bảo vệ tính đúng đắn của pháp luật và bảo đảm cho quyền tự do, tính mạng, tài sản.. .của các chủ thể không bị xâm phạm. Tuy nhiên, Việt Nam thì không thể áp dụng như vậy vì bản chất nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hom nữa, nếu không để Hội thẩm tham gia vào Hội đòng xét xử thì sẽ không có cách để hạn chế những vị Thẩm phán độc quyền.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

đáng, đó là chưa kể đến tình hình chi phí ngày càng tăng cao ( chi phí cho việc đi lại của Hội thẩm, tiền xăng...).

Bên cạnh đó, các Tòa án nhân dân cững cần thực hiện đầy đủ chế độ về cấp phục trang cho Hội thẩm. Bản thân các vị Hội thẩm có lẽ không đòi hỏi trang phục cho mình mà chính là sự trang nghiêm của phiên tòa đòi hỏi các thành viên Hội đồng xét xử có một trang phục thống nhất. Ngoài ra, pháp luật cần bổ sung thêm những quy định về thăm viếng Hội thẩm, chi thăm viếng khi Hội thẩm ốm đau, nằm viện hoặc phúng viếng khi Hội thẩm qua đời... .Thực hiện tốt và đầy đủ các chế độ chính sách dành cho Hội thẩm là thể hiện sự quan tâm cũng như thái độ trân trọng của Tòa án đối với vai trò của Hội thẩm

Chế định Hội thẩm nhân dân là chế định đặc thù của hoạt động xét xử. Hội thẩm nhân dân thao gia vì lợi ích xã hội và đại diện cho quần chúng nhân dân, do vậy không chỉ lấy lợi ích vật chất để tính toán thiệt hơn, những đề xuất trên đây chỉ có ý nghĩa bù đắp phần nào sự đầu tư trí tuệ, sức lực của Hội thẩm và tạo điều kiện động viên, khuyến khích Hội thẩm than gia xét xử.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w