chủ nghĩa Việt Nam, Báo nhân dân, ngày 26/3/2002,Tr
6. Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân
Trần Đức Lương đã chỉ rõ “các cơ quan, đoàn thể như: Hội đồng nhân dân, Tòa án, Mặt trận Tổ quốc cần có những biện pháp thiết thực bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm để họ tham gia có hiệu quả hơn vào công tác xét xử, tránh chủ nghĩa hình thức khi tham gia phiên tòa, gây tâm lý không bình thường cho bị cáo, các đương sự, công chúng. Một nền tư pháp nhân dân không thể thiếu đại diện nhân dân tham gia xét xử, nhưng cũng không thể chấp nhận sự tham gia mang tính hình thức của những người đại diện đó”54
Trên thực tế, việc bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm vẫn chưa được chú trọng đúng mực ở một số tòa án. Vì nhiều nguyên nhân, có thể do hạn hẹp về kinh phí, hạn hẹp về thời gian, cũng có thể do những khó khăn về khả năng sư phạm, khả năng truyền đạt của các Thẩm phán, Chánh án...Cho nên, người viết đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao chỉ đạo và tạo điều kiện cho Trường cán bộ tòa án thuộc Tòa án nhân dân Tối cao tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm Tòa án các cấp, như vậy sẽ thống nhất về thời gian bồi dưỡng, chất lượng bồi dưỡng và tiết kiệm chi phí hơn là để cho mỗi Tòa án địa phương tự mình tổ chức bồi dưỡng. Song song đó, cũng nên tổ chức thi kiểm tra để đánh giá lại chất lượng công tác bồi dưỡng làm cơ sở để cải thiện, bổ sung nội dung, chương trình bồi dưỡng tốt hơn, hợp lý hơn. Đồng thòi qua đó kiểm tra chất lượng Hội thẩm nhân dân sau khi được tập huấn, nếu không đạt chuẩn thì bãi nhiệm để bầu Hội thẩm khác có năng lực hơn.