Theo Báo cáo tổng kết công tác Hội thẩm nhân dân năm 2006 ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 44 - 46)

Chí Minh -

www.tand.hochiminhcity.gov.vn

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

vụ trên 5.731 vụ đã thụ lý, đạt tỷ lệ 83,58 %. Tỷ lệ án bị hủy, bị sửa năm 2006 cũng thấp, điều đó cho thấy chất lượng xét xử ngày càng được nâng lên50.

Thực tế, có không ít phiên tòa, Hội thẩm thực sự đã thể hiện được vai trò đại diện của mình, Hội thẩm thực sự có kinh nghiệm, có sự am hiểu đối với vấn đề của vụ án. Do đó, tại phiên tòa, Hội thẩm dám bảo vệ quan điểm, chính kiến của mình và có những đóng góp quan ừọng cho việc giải quyết vụ án.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

nhân dân. Xét về lý thì để khách quan khi bầu Hội thẩm, Hội đồng nhân dân không thể can thiệp vào việc lập danh sách giới thiệu, song pháp luật hiện hành cũng không có quy định về trường hợp tự ứng cử hoặc đề cử. Theo đó, một người khi thấy mình đủ tiêu chuẩn làm Hội thẩm thì không thể tự mình ứng cử vào danh sách giói thiệu, hoặc một cơ quan, tổ chức cũng không thể đề cử người của tổ chức mình vào danh sách này. Điều đó làm cho tính nhân dân của chế định Hội thẩm nhân dân chưa thật sâu sắc.

Thêm vào đó, quy định về bổ nhiệm Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ đã làm cho chế định Hội thẩm nhân dân không còn mang nhiều ý nghĩa về mặt xã hội. Cần khẳng định rằng sự có mặt của Hội thẩm chỉ mang lại ý nghĩa thiết thực nếu như tại phiên tòa các Hội thẩm thể hiện được sự đồng cảm, những kiến thức, kinh nghiệm sống thực tiễn mà trong cùng hoàn cảnh sống hoặc rất gần hoàn cảnh sống với các bị cáo, nguyên đơn, bị đơn trong vụ án. Song thực tế thì các Hội thẩm được mời tham dự phiên tòa không phải lúc nào cũng có thể đưa ra những nhận xét đúng đắn đối với tình tiết của vụ án mặc dù cơ cấu thành phần Hội thẩm cũng rất đa dạng nhưng các vị Hội thẩm đã được bầu để làm nhiệm vụ theo nhiệm kỳ không thể am hiểu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống trong khi các vụ án xảy ra lại rất phong phú về nội dung. Đó là nguyên nhân tại sao có những vụ án, Hội thẩm hoàn toàn không có một sự am hiểu nào về nhân thân, đời sống cũng như nghề nghiệp của đương sự. Khi đó, Hội thẩm đã không chuyên về pháp lý, lại còn không có nhiều kinh nghiệm thực tế, không còn tính đại diện nhân dân thì sự có mặt của Hội thẩm tại phiên tòa hầu như không còn ý nghĩa.

Tiêu chuẩn để được bầu làm Hội thẩm nhân dân, nhất là quy định về “có kiến thức pháp lý” tỏ ra không tương xứng, không phù hợp với yêu cầu của công tác xét xử trong thời kỳ đổi mới. Thực tế hiện nay, các Tòa án không ít những Hội thẩm có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học, tuy nhiên yêu cầu về sự am hiểu pháp luật đối với họ vẫn chỉ là “có kiến thức pháp lý”. Pháp luật không đặt ra một chuẩn cụ thể nào về trình độ pháp lý cần phải có, điều đó làm cho Hội thẩm vừa khác nhau về lĩnh vực chuyên môn, vừa khác nhau về kiến thức pháp luật, thậm chí đó có thể là sự chênh lệch rất lớn, đặc biệt là ở các Tòa thuộc khu vực kinh tế khó khăn thì trình độ pháp lý của Hội thẩm càng hạn chế. Và chính vì sự hạn chế này mà làm cho nhiều Hội thẩm không đủ năng lực tham gia xét xử, không thể tự mình nghiên cứu và nắm bắt vấn đề của vụ án một cách đúng đắn, cho nên mới có thực tế là khâu nghiên cứu hồ sơ vụ án mà Hội thẩm phải thực hiện thường rất sơ sài, và hầu như Thẩm phán phải hướng dẫn cho Hội thẩm tất cả mọi vấn đề

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 44 - 46)