Khoản 2 Điều 32, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002 sửa đổi, bổ sung 2011.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 29 - 32)

25,26 Điều 4, Điều 12, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội

thẩm nhân dânLuận văn tốt nghiệpban hành kèmNâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dântheo Nghị

Tối cao, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp ban hành24. Chánh án Tòa án nhân dân nơi có Hội thẩm được bầu làm nhiệm vụ, xem xét, thực hiện việc quản lý Hội thẩm25. Hội thẩm có trách nhiệm báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ của mình với Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu26. Ngoài ra, tại Điều 26 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQLT-TANDTC-BNV- UBMTTQVN ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Tòa án nhân dân Tối cao - Bộ nội vụ - Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam quy định: “Chánh án Tòa án nhân dân thực hiện chế độ, chính sách đối với Hội thẩm cùng cấp; phối hợp với Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành việc khen thưởng, kỷ luật và kiểm tra công tác đối với Hội thẩm theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao”. Cũng tại Điều 5 của Quy chế này “Hội đồng nhân dân và ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thực hiện quyền giám sát hoạt động của Hội thẩm theo chức năng, nhiệm vụ của m ì n h . . Đ i ề u 27 Quy chế kể trên quy định “Mỗi năm một lần và khi kết thúc nhiệm kỳ Hội thẩm, Chánh án Tòa án nhân dân có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức việc tổng kết công tác Hội thẩm”.

Như vậy, có thể thấy pháp luật hầu như giao ừách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của Hội thẩm nhân dân cho Chánh án Tòa án địa phương, Hội đồng nhân dân và cả Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, bám vào quy định của luật thì có thể thấy, trước hết là sự quản lý của Chánh án Tòa án đối với Hội thẩm chỉ là trong hoạt động phân công tham gia xét xử và ra các quyết định về khen thưởng, kỷ luật. Mặc dù pháp luật quy định Hội thẩm có trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình cho Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp nhưng là báo cáo khi Chánh án yêu cầu chứ đây không phải là trách nhiệm phải báo cáo thường xuyên. Vậy thì những trường hợp Hội thẩm thôi việc, nghỉ hưu hoặc luân chuyển công tác, Chánh án sẽ khó có thể biết được vì không được một chủ thể nào báo cáo và pháp luật hiện hành cũng chưa quy định chủ thể nào có nghĩa vụ phải báo cáo.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

về phàn Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, một chủ thể giữ nhiệm vụ giới thiệu, một chủ thể giữ nhiệm vụ bầu Hội thẩm nhân dân, kể từ khi kết thúc việc bầu, sẽ không thể nào nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ Hội thẩm. Cụ thể như Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án như thế nào, có thường xuyên hay không, có khó khăn, vướng mắc gì hay không hoặc là có bất kỳ một vấn đề tiêu cực nào hay không....Hom nữa, Hội đồng nhân dân một năm chỉ họp 2 kỳ, lại thêm bận rộn với công việc chuyên môn, cho nên sẽ khó có khả năng và cũng không đủ thời gian để theo dõi hoạt động của Hội thẩm. Nhiệm vụ báo cáo với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tình hình hoạt động của Hội thấm nhân dân trong suốt nhiệm kỳ Hội thẩm cũng chưa được pháp luật quy định. Chính vì vậy mà có thể nói rằng quy định Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Mặt hận tổ quốc giám sát đối với hoạt động của Hội thẩm nhân dân là chưa rõ ràng vì không thể xác định được hai chủ thể này sẽ giám sát bằng hoạt động nào, và bằng cách thức nào...

Từ những phân tích trên rút ra kết luận, hiện nay, pháp luật chưa quy định cho một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trách nhiệm quản lý Hội thẩm nhân dân một cách thống nhất, đầy đủ và toàn diện.

Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhăn dân

Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân có quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại; cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét trách nhiệm đối với Thẩm phán, Hội thẩm”. Quy định này được hiểu là bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào phát hiện Hội thẩm nhân dân thực hiện một hành vi trái pháp luật đều có quyền khiếu nại, tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền xem xét vấn đề trách nhiệm đối với Hội thẩm nhân dân đó. Song, đây là một quy định không rõ ràng, trước hết, theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo thì các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thường là chủ thể quản lý trực tiếp người bị khiếu nại, tố cáo. Giả sử, một cá nhân bất kỳ khiếu nại hoặc tố cáo một hành vi vi phạm pháp luật của Hội thẩm nhân dân thì cơ quan tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo đó sẽ là cơ quan nào bởi vì hiện tại Hội thẩm nhân dân chưa có chủ thể quản lý thống nhất. Như vậy, suy luận từ quy định của pháp luật hiện hành thì chủ thể tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo nêu trên có thể là cơ quan, đơn vị nơi Hội thẩm đang công tác, hoặc cũng có thể là Chánh án Tòa án nơi Hội thẩm đang lảm nhiệm vụ. Trường họp nơi tiếp nhận khiếu nại, tố cáo là cơ quan, đơn vị nơi Hội thẩm công tác thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó xem xét trách nhiệm đối với người bị khiếu nại, tố cáo, khi đó, người này không phải với tư cách Hội thẩm nhân dân mà với tư cách cấp dưới trực tiếp. Do đó, hình thức xử lý cũng sẽ đa dạng hơn, có thể là khiển trách, cảnh cáo, hoặc cắt chức.... Trên thực tế, khi có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng, chẳng hạn như vi phạm pháp luật hình sự thì sau khi xử lý xong, thủ trưởng cơ quan nơi Hội thẩm đang công tác thông thường sẽ đề nghị Chánh án Tòa án để Chánh án Tòa án đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết việc bãi nhiệm nếu người đó không còn xứng đáng lảm Hội thẩm.

Nếu là Chánh án Tòa án tiếp nhận khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm của Hội thẩm nhân dân thì Chánh án không có thẩm quyền trực tiếp giải quyết mà Chánh án chỉ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và hình thức xử lý duy nhất là bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân. Thực tế rất ít trường hợp Chánh án nhận được khiếu nại, tố cáo, phần lớn là do Chánh án chủ động đề nghị khi phát hiện Hội thẩm nhân dân vi phạm pháp luật, chủ yếu là vi phạm pháp luật tố tụng như Hội thẩm nhận hối lộ, làm sai lệch vụ án...

Hội đồng nhân dân thì không thể là cơ quan tiếp nhận khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Hội thẩm nhân dân. Vì theo pháp luật khiếu nại, tố cáo hiện hành thì Hội đồng nhân dân không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm nhân dân (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w