Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu vực bãi cháy quảng ninh (Trang 35 - 37)

- Chi phí nguồn vốn huy động: là khoản lãi phải trả cho nguồn vốn huy động đó bao gồm:

Lãi suất danh nghĩa: đây là mức lãi suất người gửi tiền quan tâm nhất Lãi suất thực tế: Là mức lãi suất thực tế ngân hàng phải tính toán chính xác xem chi phí thực tế bỏ ra để có nguồn tiền đó, tránh tình trạng thua lỗ do chi phí huy động thực tế để có nguồn tiền đó quá cao trong khi lãi suất cho vay không bù đắp được. Chi phí thực tế còn phụ thuộc vào phương thức trả lãi: số lần trả lãi trong một kỳ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, …số lần trả lãi trong một kỳ càng nhiều, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao thì chi phí thực tế càng lớn.

Lãi suất bình quân: Ngân hàng huy động rất nhiều nguồn vốn khác nhau, quy mô khác nhau mà thực tế cho vay không phân biệt rạch ròi từ nguồn nào do đó ngân hàng phải tính toán lãi suất bình quân để làm cơ sở xác định mức lãi suất cho vay để đảm bảo lợi nhuận tổng thể cho ngân hàng.

- Tính ổn định của nguồn vốn.

- Chỉ tiêu cơ cấu huy động vốn: theo đối tượng huy động (nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn), theo các loại hình sản phẩm huy động (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá….), theo kỳ hạn gửi (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), theo loại tiền tệ (ngoại tệ, VNĐ)…

Cơ cấu huy động vốn = Số dư từng khoản huy động Tổng số vốn huy động

Mỗi loại tiền gửi có các yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn...Do đó, việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá chi phí đầu vào.

Chúng ta sẽ so sánh những khoản vốn có tính thời hạn dài so với các khoản vốn có tính thời hạn thấp để xem xét sự ổn định của nguồn vốn huy động. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản huy động có

thời hạn dài. Chi phí huy động là vấn đề mà các ngân hàng đều quan tâm. Để có được chi phí đầu vào hợp lý, có lợi cho ngân hàng thì các ngân hàng phải nghiên cứu, xem xét khoản mục nào có tỷ trọng lớn nhất.

- Chỉ tiêu về tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch được giao: đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về huy động vốn.

- Chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động giữa các năm từ 2011 - 2013: giúp ta thấy được tốc độ tăng trưởng của các nguồn vốn huy động qua các năm, từ đó đề ra kế hoạch tăng trưởng cho các năm tiếp theo.

- Chỉ tiêu đánh giá xu hướng an toàn vốn theo thời gian; khả năng thanh khoản.

- Các chỉ tiêu liên quan đến dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán đối với từng nhóm nguồn vốn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu vực bãi cháy quảng ninh (Trang 35 - 37)