Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Một phần của tài liệu những cách tân kịch của a p chekhov (Trang 89 - 93)

Nĩi đến cốt truyện là nĩi đến “sự kết hợp các sự kiện, tính cách, là cái cho ta biết tính chất của nhân vật hành động”[1, tr.34]. Do thời gian và khơng gian sân khấu hạn chế quy mơ và quá trình biểu diễn nên cốt của kịch bản phải thật tập trung, khơng thừa khơng thiếu. Chi tiết, sự kiện khơng chỉ cơ đúc, gãy gọn, mà cịn phải liên đới nhau một cách chặt chẽ logic, tất yếu, tự nhiên. Xưa nay, các nhà viết kịch cũng thường xây dựng cốt truyện theo nguyên tắc đĩ.

Xem kịch Chekhov, nhiều người thừa nhận hầu hết cốt truyện của ơng rất đơn giản, cũng xoay quanh “những yếu tố nền tảng của nghệ thuật sân khấu ngàn đời cĩ sứ mệnh mơ phỏng cuộc sống”[53, tr.171] như: ham mê giàu sang vật chất, những lợi ích tài sản, những nỗi đau, nỗi mất mát trong tình yêu, sự nghèo khĩ của con người...Thật vậy, cốt truyện trong Hải âu đến Vườn anh đào đều cĩ điểm chung là sự chiếm đoạt tài sản và những mối tình éo le, ngang trái.Trong Cậu Vania, đĩ là câu chuyện hai cậu cháu suốt đời lao động cung phụng cho một kẻ bất tài và cuối cùng bị trắng tay, cả hai đều bị người mình yêu từ chối. Vở Ba chị emlà câu chuyện về người chị dâu độc ác chiếm cả gia tài, đuổi các cơ em chồng ra khỏi nhà, và Vườn anh đào

kể về sự bất lực của các nhà quý tộc khi nhìn tài sản của dịng họ rơi vào tay một tư sản mới phất…Với Hải âu, bên cạnh cốt truyện một nhà văn trẻ bị mẹ chiếm hết gia tài mà bố để lại, bị người tình của mẹ cướp người yêu…thì cịn cĩ nhiều tình tiết tương đồng với cốt truyện Cơ gái khơng của hồi mơn của Ostrovsky. Cĩ điều nhân vật Nina của Chekhov kiên cường vượt lên số phận, nên đã thốt khỏi bàn tay của những kẻ muốn bĩp chết cuộc đời cơ…

Thế nhưng, tất cả những cuộc tranh giành tài sản hay những mối tình ngang trái vốn cung cấp nhiều cốt truyện, chủ đề cho văn học, sân khấu, điện ảnh thế giới như trên lại khơng chiếm giữ vị trí quan trọng trong cốt kịch Chekhov. Các nhà nghiên cứu cho rằng kịch của Chekhov cĩ hai bình diện “nổi” (cốt truyện vật chất) và “chìm” (cốt truyện tinh thần), trong đĩ “cốt truyện tinh thần” mới là đích đến của nhà văn, cịn “cốt truyện vật chất”, cái bộ xương sự kiện, làm nên cơ thể sống của tác phẩm kịch lại đĩng một vai trị nhỏ bé. Ví như Hải âu là câu chuyện về cuộc đời của một thiếu nữ:

Sống bên một con hồ, từ ngày thơ ấu; nàng yêu hồ như một con chim âu và cũng như một con chim âu, nàng sống sung sướng và tự do. Nhưng tình cờ cĩ một người đàn ơng đến đĩ, trơng thấy nàng và, vì vơ cơng rồi nghề, anh ta đã giết nàng, như con chim âu này” [47, tr.75].

Nhưng cốt truyện đĩ được ẩn đi. Hiện lên trên sân khấu là những màn cảnh thể hiện những trăn trở, khát vọng nghệ thuật của một nữ diễn viên trẻ và một nhà văn trẻ mới vào nghề. Cịn vở Ba chị em, cốt truyện triển khai giống như các truyện ngắn của Chekhov (Khĩm phúc bồn tử, Người trong bao): cĩ một người khách viếng thăm gia đình anh em nhà Prozorovs, chứng kiến sự thay đổi, cuộc sống sa sút của anh em họ qua nhiều năm. Câu chuyện mở ra với việc Natasha, một người chị dâu tham lam thơ thiển, sau khi bẫy được anh chàng Andrei nhạy cảm, cơ lọt vào gia đình trí thức Prozorovs và dần dần nắm lấy mọi quyền hành trong gia đình, chiếm dụng hết phịng này đến phịng khác của ba chị em Olga. Khơng những thế, cơ ta cịn đưa con của người tình vào nhà, biến Andrei thành trợ lý cho tình nhân của mình. Vở kịch kết thúc trong tình trạng dở dang: ba chị em Olga bị tống ra khỏi gia đình, tài sản bị chiếm đoạt, tương lai mờ mịt…Nhưng tất cả những điều đĩ khơng phải là điều mà Chekhov muốn diễn tả, những thủ đoạn “quỷ quyệt, tinh quái” của Natasha khơng thu hút sự quan tâm của người đọc và người xem. Hiển lộ suốt vở kịch là các cuộc nĩi chuyện dài lê thê của nhân vật xung quanh những ước mơ và thất vọng, những nỗi buồn khơng nguơi về cuộc sống buồn tẻ, quẩn quanh. Đĩ cũng là nỗi đau về những mơ ước khơng thành, cuộc đời khơng toại nguyện của ba chị em Olga cũng như của trung tá Vershinin,Tuzenbach và vị bác sĩ quân y già Trebutikhin. Tương tự như vậy,

Vườn anh đào, nơi chủ đề là sự thay bậc đổi ngơi của thời đại, bản sắc địa phương bị phá hoại, một lối sống, một văn hĩa đã mất đi vẻ đẹp…lại hiện ra trên cận cảnh sân khấu, cịn chuyện quan trọng nhất của nội dung vở kịch là sự cịn - mất của vườn anh đào thì rất ít được các nhân vật đề cập đến. Ngay cả niềm vui hân hoan chiến thắng của người mua được cũng cĩ vẻ gì đĩ gượng gạo, giả vờ. Bởi vì sau tiếng cười vang sung sướng, Lopakhin rưng rưng nước mắt nĩi với Ranevskaya:

Bà Liubov Andreevna mến thương của tơi ơi, bây giờ thì đã muộn rồi, khơng lấy lại được nữa. Chao! Giá mà tất cả những chuyện thế này cĩ thể qua đi thật sớm, giá mà bằng cách nào đĩ cái cuộc đời lủng củng, bất hạnh của chúng ta cĩ thể thay đổi và qua đi thật nhanh[47, tr.385].

Lời nĩi đĩ như vang lên một điệp khúc về sự bất ổn chung của cuộc đời, trong đĩ kẻ giàu người nghèo, kẻ thua người được cũng đều bất hạnh như nhau.

Và nếu như trong kịch Chekhov, tất cả cái “bộ xương sự kiện” thường bị đẩy xuống hàng thứ yếu khiến các nhà đạo diễn đã phải dày cơng mới mị ra được, thì để tìm ra cho đầy đủ, trọn vẹn “cốt truyện tinh thần” mà nhà văn hướng đến cũng khơng phải dễ dàng gì! Bởi lẽ cốt truyện đĩ được tác giả triển khai theo đường zích zắc, đầy đột biến; trong đĩ các tình tiết, sự kiện thiếu liên tục, khơng được dẫn dắt theo qui luật nhân quả thơng thường để hướng đến một chủ đề chung như trong kịch truyền thống. Xem kịch Chekhov, khán giả cĩ cảm giác nhà văn đã tháo gỡ cốt truyện thành nhiều “cấu kiện” nhỏ khiến mọi chuyện diễn ra trên sân khấu cĩ vẻ rời rạc, buồn tẻ. Hơn nữa, cốt kịch của Chekhov cũng khơng cĩ sự kiện trọng tâm, hành động lớn lao nào và nếu cĩ thì dường như lại chẳng ăn nhập gì đến “cốt truyện tinh thần” ở bên trong. Ví dụ ở hồi III của vở Ba chị em, cĩ sự kiện đám cháy xảy ra trong thành phố, nhưng hậu quả của đám cháy lại khơng được chú trọng. Ngọn lửa chỉ là một chất xúc tác khiến mọi người bận rộn và qua phản ứng của nhân vật, tác giả cho người đọc hiểu thêm về thái độ của họ trước những bất trắc của cuộc đời.

Ngồi ra, cốt truyện của kịch Chekhov cũng khơng cĩ những tình huống bất ngờ, đột biến mà nhiều tình tiết, sự kiện song song cùng tồn tại, tạo nên một mạng lưới chằng chịt khá phức tạp. Lần theo đường dây của mạng lưới đĩ, người đọc cĩ thể phát hiện thêm nhiều cốt truyện khác hay mỗi nhân vật trong vở kịch cũng cĩ khả

năng tạo ra cho mình một cốt truyện riêng, cĩ nghiêm túc nhưng cũng cĩ hài hước buồn cười.Ví như trong Hải âu, đời sống gia đình “lục đục”của nhân vật Medvedenko và Masha cĩ dáng dấp một cốt truyện bi kịch, nhưng tình tiết Masha ngoại tình, Medvedenko biết mà vẫn “cung phụng” vợ thì mang tính chất của một hài kịch. Hay trong vở Cậu Vania, nếu điểm nhìn xuất phát cuộc đời nhân vật Elena, thì ngay trong cuộc hơn nhân của cơ gái 27 tuổi xinh đẹp này với vị giáo sư già Serebriakov suốt ngày đau ốm cũng là một câu chuyện bi hài đầy hấp dẫn…Trong kịch Chekhov, vở nào cũng cĩ nhiều cốt truyện lồng vào nhau, tạo nên tính đa chủ đề

của tác phẩm - một điều rất phổ biến trong sáng tác của nhà văn. Thật vậy, bên cạnh chủ đề bao trùm các vở Hải âu, Cậu Vania, Ba chị em và Vườn anh đào là số phận của giới trí thức Nga sống lơ lửng, buơng xuơi ở những tỉnh thành heo hút; họ là những con người chán chường của một xã hội tàn tạ, bị ràng buộc chặt bởi quá khứ ngàn năm, phần đơng họ khơng phản kháng, mà nếu cĩ thì cũng thường bất lực…thì sau này, nhiều người cịn khám phá chủ đề kịch Chekhov cĩ thêm nhiều khía cạnh mới. Ví như vở Cậu Vania cịn cĩ chủ đề “Sự trớ trêu của số phận”, “Sự mù lịa của tình yêu”, hay vở Ba chị em cĩ người cho đĩ là “Nỗi buồn về cuộc sống khá giả”, “Sự tha hĩa và nỗi cơ đơn”. Nhà đạo diễn V.I. Danchenko thì nhận xét về chủ đề của vở Ba chị emnhư sau:

Đĩ là sự mong muốn tách khỏi cuộc sống hiện tại đang quây xung quanh họ, đĩ là sự bất mãn sâu sắc và đầy dằn vặt đối với cái hiện thực chứa đựng sự tầm thường kém cỏi lồ lộ khắp nơi, sự tầm thường kém cỏi khơng phải với ý nghĩa là đê tiện mà với ý nghĩa là thiếu sự bay bổng, thiếu sự gắn bĩ với những cái gì là vững chải, bền chặt trên trái đất này [23, tr.322].

Cĩ lẽ gĩp phần tạo nên tính đa chủ đề, đa cốt truyện như trên nên các vở kịch của Chekhov phần nhiều cĩ kết thúc mở (khơng cung cấp giải pháp, buộc người xem phải tự rút ra kết luận). Kiểu kết cấu này trước đây đã xuất hiện nhiều trong văn học hiện thực chủ nghĩa. Riêng với văn học Nga thế kỷ XIX thì nĩ trở thành một truyền thống. Tiểu thuyết thơ Evgeny Onegin của Pushkin cĩ lẽ là tác phẩm mở đầu cho truyền thống này. Đối với kịch Chekhov, trừ Hải âu, kết thúc bằng một biến cố bất ngờ, các vở cịn lại đều luơn luơn kết thúc ở những cuộc ra đi của nhân vật chính, và

dường như cuộc sống chỉ thực sự bắt đầu đằng sau tác phẩm. Vở Cậu Vania kết thúc bằng niềm tin mãnh liệt của Sonya về một cuộc đời “êm ả,dịu dàng, tốt lành như một cử chỉ vuốt ve”[47, tr.203], trong khi đĩ cuối vở Ba chị em vang lên một điệu nhạc thật vui, khiến tâm trạng của ba chị em Olga thêm tràn đầy hứng khởi. Và nhất là ở

Vườn anh đào, mặc dù vở kịch kết thúc là cảnh ra đi mỗi người một ngã, nhưng lời hẹn gặp lại “vào mùa xuân năm sau” của Lopakhin và lời nĩi “vĩnh biệt quá khứ của ta…xin chào cuộc đời mới” [47, tr.402] của Anya và Trimofov đã thể hiện sự vận động tích cực trong tư tưởng con người, gieo vào lịng người đọc một niềm tin mạnh mẽ về cuộc đời, về tương lai đất nước…

Nhìn chung, giống như trong truyện ngắn, kịch của Chekhov tuân thủ theo nguyên tắc giảm thiểu và giải thể cốt truyện trên bề mặt kịch, hướng đến cốt truyện tinh thần hơn là cốt truyện vật chất. Một lần nữa, chính dịng chảy sâu kín của cuộc đời, những nỗi đau, nỗi bất hạnh trong “cuộc sống đời thường của những con người rất đỗi đời thường” đã chi phối mạnh mẽ đến nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo đĩ của nhà văn.

Một phần của tài liệu những cách tân kịch của a p chekhov (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)