Cách tổ chức xung đột

Một phần của tài liệu những cách tân kịch của a p chekhov (Trang 81 - 85)

Là cây bút luơn trung thành với chủ nghĩa hiện thực, Chekhov cũng xây dựng xung đột kịch theo hướng tiếp cận sự thật đời sống như kịch Nga thế kỷ XIX. Trong các vở Hải âu, cậu Vania, Ba chị em, và Vườn anh đào, tác giả chủ yếu khai thác những mối xung đột dựa trên những mâu thuẫn quen thuộc cĩ tính xã hội, được sự quan tâm của nhiều người như: sự chiếm đoạt tài sản, tình yêu trắc trở, sự giàu- nghèo, địa vị xã hội…Từ những nội dung tưởng chừng quen thuộc ấy, Chekhov cũng đã khái quát lên những vấn đề mang ý nghĩa xã hội rộng lớn. Khơng chỉ lựa chọn nội dung thể hiện, nhà văn cịn tổ chức xung đột kịch ở nhiều phạm vi và mức độ: xung đột bên ngồi, xung đột bên trong, xung đột giữa tính cách và hồn cảnh…Đây cũng là những cách tổ chức quen thuộc mà người đọc đã từng bắt gặp trong kịch của Pushkin,Turgenev hay của Ostrovsky...Thế nhưng, trong khi vẫn tuân thủ theo yêu cầu của kịch là phải cĩ tính xung đột, Chekhov đã thể hiện theo cách khác, đem lại một cái nhìn mới hơn về những mâu thuẫn trong đời sống con người.

Một trong những sáng tạo đầu tiên trong nghệ thuật xây dựng xung đột kịch của Chekhov là phá vỡ mơ hình kết cấu của kịch truyền thống. Thơng thường, một vở kịch truyền thống được sắp xếp theo trình tự như sau: xuất hiện mâu thuẫn (mở màn) phát triển mâu thuẫn (diễn tiến) - đỉnh điểm mâu thuẫn (cao trào) - giải quyết mâu thuẫn (hạ màn). Đĩ là cách sắp xếp mâu thuẫn theo dạng sơ đồ hình chĩp, nghĩa là bao giờ cũng cĩ đỉnh điểm xung đột. Nhờ cĩ đỉnh điểm, kịch mới tạo được tính căng thẳng, đem lại sự hồi hộp, thích thú cho người xem. Nhờ cĩ mâu thuẫn, bản chất nhân vật mới hiện hình đầy đủ. Kịch của Chekhov khơng cĩ những đỉnh điểm mâu thuẫn như thế. Thật vậy, người đọc khĩ mà nhận diện mâu thuẫn nào được coi là chủ chốt trong các vở Hải âu, Cậu Vania, Ba chị em Vườn anh đào. Ở đĩ, sự kiện rời rạc, chắp vá, cịn nội dung câu chuyện của nhân vật cũng khơng nhất quán, khơng tập trung vào một chủ đề trọng tâm nào và cũng khơng giải quyết cái gì. Quanh đi quẩn lại trong những lời thoại nhân vật tồn là chuyện sinh hoạt bâng quơ, khơng ăn nhập vào đâu cả, dễ gây cảm giác đơn điệu và nhàm chán. Thỉnh thoảng trên sân khấu cũng xảy ra những cảnh tranh cãi, giận hờn nhưng những cảnh đĩ giống như viên sỏi nhỏ ném xuống ao, chỉ đủ sức làm mặt nước lăn tăn trong chốc lát. Hơn nữa,

Chekhov cũng khơng tập trung xung đột vào một nhân vật chính nào mà hay phân tán chúng, tạo nên tính dàn trải trong hành động kịch. Nhà văn thường bỏ qua những sự kiện cực kì quan trọng trong cuộc đời nhân vật, những tình tiết mang đậm kịch tính để trở thành những xung đột trong cốt truyện. Cĩ những cảnh rất “đắt” đáng lẽ tạo nên cao trào của kịch, Chekhov cũng hay để tuột mất.Ví như trong Hải âu, tiếng súng kết thúc cuộc đời của Konstantin Treplev vang lên ở hậu trường sân khấu. Trong vở

Ba chị em, cuộc đấu súng giữa Tuzenbach và Soleny cũng chỉ được nghe kể lại qua lời của bác sĩ Trebutikhin. Hay trong Vườn anh đào, việc Lopakhin đấu giá với lão tư sản Zedriganov để mua gia tài của dịng họ Liubov cũng diễn ra ở nơi khác…Nhìn chung, xung đột trong kịch Chekhov được hạ thấp gần như là đường thẳng hay tiến gần đến đường thẳng, điều đĩ gĩp phần tơ đậm cái dịng đời phẳng lặng vốn quen thuộc trong sáng tác của nhà văn.

Mặt khác, “khi nĩi tới xung đột kịch cĩ nghĩa là ta nĩi tới một trạng thái mà hai mặt đối lập của mâu thuẫn đã phát triển tới mức độ va chạm, đấu tranh với nhau để tiến tới một quan hệ mới, ở mức độ cao hơn”[33, tr.74], nếu hiểu theo nghĩa đĩ thì kịch Chekhov khơng cĩ xung đột. Thật vậy, tính chất đối đầu giữa các nhân vật, đại biểu cho lực lượng thù địch này hay lực lượng thù địch khác khơng cĩ mặt trong kịch của nhà văn, và nếu như giữa các nhân vật cĩ mâu thuẫn với nhau thì cũng khơng dẫn đến cảnh xung đột một mất một cịn như trong kịch truyền thống. Những xung đột bề ngoài giữa các nhân vật thật ra chỉ là những mâu thuẫn thơng thường, chưa hội đủ điều kiện trở thành xung đột. Điển hình như ở Hải âu, hiện lên trên bề mặt vở kịch cĩ ba mối mâu thuẫn, đĩ là mâu thuẫn giữa nữ nghệ sĩ Arkadina với con trai Konstantin; giữa Arkadina với cơ diễn viên trẻ Nina; nhà văn thành đạt Trigorin với nhà viết kịch trẻ Konstantin Treplev, nhưng cả ba mối mâu thuẫn đĩ đều hết sức mờ nhạt vì khơng cĩ ai cơng khai chống đối lại ai. Hai mẹ con Arkadina và Konstantin cãi nhau rồi lại làm hịa chứ khơng hề đứng ở hai chiến tuyến như hai mẹ con Gertrude và Hamlet trong kịch của Shakespeare; Nina bị chỉ trích, đố kỵ nhưng vẫn một lịng yêu mến và ngưỡng mộ tài năng của Arkadina, cịn Arkadina cũng khơng hề căm ghét Nina dù biết cơ chiếm đoạt người tình của mình; trong khi đĩ Konstantin bộc lộ thái độ thù ghét Trigorin bằng cách tránh mặt ơng ta.Trong Cậu Vania, nhân vật giáo sư

Serebriakov bị cậu Vania giết hụt nhưng vẫn chủ động giảng hịa, khơng hề coi anh ta là đối thủ. Đến vở Ba chị emVườn anh đào, tính chất đối đầu giữa các nhân vật lại càng vắng mặt. Trong Ba chị em, Andrei cãi lộn với ba cơ em gái trong đêm xảy ra đám hỏa hoạn, rồi ịa khĩc và xin lỗi, hay trước những mưu mơ và thủ đoạn đê tiện của người chị dâu, ba chị em Olga khơng cĩ một hành vi phản kháng nào. Cịn ở

Vườn anh đào, Lopakhin, chủ nhân mới của khu vườn, khơng những khơng xung đột với chủ nhân cũ là Liubov Andreevna mà cịn thực sự “kính yêu bà như một người thân thuộc…và cịn hơn thế nữa…”[47,tr.330]. Cũng với thái độ như vậy,Trofimov mặc dù chỉ trích Lopakhin là “con vật tham lam bắt gặp cái gì là ăn ngay cái ấy”, nhưng vẫn đánh giá cao “tấm lịng nhạy cảm và dịu dàng” của anh ta, chia tay với anh ta như một người bạn. Ngự trị trong khơng gian Vườn anh đàochủ yếu là những tình cảm chân thành, trìu mến (cĩ lẽ chỉ trừ mối quan hệ của Iasha với Dunyasha), bầu khơng khí của nỗi buồn, sự trăn trở và bao cảm xúc yêu thương…

Nhưng một vở kịch khơng thể thiếu đi xung đột, bởi vì “khơng cĩ mâu thuẫn, xung đột, sẽ khơng cĩ kịch”[33, tr.99]. Vậy, thực chất xung đột trong kịch Chekhov nằm ở đâu? Điều này cĩ lẽ liên quan đến cách tổ chức xung đột kịch từ những chất liệu cuộc sống của tác giả. Nhìn vẻ bên ngồi, tác phẩm của Chekhov cĩ nhiều cái tưởng chừng như “rời rạc”, “chắp vá”, khơng diễn ra cái gì “thắt tồn bộ khối lượng nhân vật vào một mối chung” nhưng thật ra đã thể hiện tính tập trung hĩa lạ thường và tính thuyết phục về tâm lý. Tất cả các nhân vật trong kịch Chekhov đều ràng buộc với nhau bằng một mối xung đột thường trực bên trong, đĩ cũng là mối xung đột từ xưa, mà cả những nhân vật tích cực nhất trong kịch Chekhov cũng lâm vào. Chính những cuộc đấu tranh bên trong đĩ “ là hạt nhân của cuộc đấu tranh bên ngồi và là động lực thúc đẩy nhân vật hành động như thế này hoặc như thế khác, qua đĩ giúp cho nhân vật bộc lộ tính cách một cách rõ nét nhất”[33, tr.118]. Thực tiễn sân khấu xưa nay đã chứng minh hùng hồn hiệu quả của việc miêu tả xung đột bên trong nhân vật. Trong bi kịch Hy Lạp, ta cĩ thể kể Promete, Edipe, Angtigone, Mede…Cịn Shakespeare nổi tiếng với những cảnh thể hiện sâu sắc, dữ dội những cơn bão táp trong lịng các nhân vật Hamlet, Othello, vua Lear, hay Romeo và Juliet...Trở lại với những tác phẩm kịch Nga thế kỷ XIX, khán giả cũng đã vơ cùng ấn tượng với những

màn miêu tả xung đột nội tâm nhân vật trong các bi kịch nhỏcủa Pushkin, Vũ hội hĩa trang của Lermontov, Một tháng ở miền quê của Turgenev hay Giơng tố của Ostrovsky…Vậy là đến Chekhov, tác giả cũng tiếp tục đi vào thế giới tâm hồn của con người, khai thác những xung đột nội tâm nhân vật như các nhà văn đi trước. Tuy nhiên, nếu như trong các vở kịch cổ xưa, cái địn bẩy thúc cho mâu thuẫn phát triển thường là số mệnh, là sự đối lập của các nhân vật cĩ cá tính mãnh liệt - biểu hiện của ánh sáng hoặc bĩng tối, cái thiện hoặc cái ác, tình thương yêu hoặc lịng thù hận, đĩ là đầu mối của mọi mâu thuẫn - thì trong các vở kịch của mình, Chekhov đã thay số mệnh cổ xưa và con người tính cách bằng Cuộc đời với tất cả ý nghĩa sâu sắc của nĩ. Theo nhà văn, khơng phải tính cách con người quyết định sự tiến triển của vở kịch mà là những nguyên cớ nằm ngồi con người, ở ngồi tính cách, nằm ngay trong thực tế cuộc đời. Cĩ thể nĩi, đĩ là “sự xung đột giữa cảm quan, tâm trạng của nhân vật với hồn cảnh sống, rộng ra là giữa con người với thực tế, giữa cá nhân với xã hội”[47, tr.21].Thật vậy, những dằn vặt, trăn trở của nhân vật suy cho cùng xuất phát từ hồn cảnh sống, nằm trong chính cuộc đời của họ chứ khơng phải do một ai đem đến, cho nên trong kịch Chekhov khơng hề cĩ những con người cụ thể đại diện cho cái ác, vốn là cội nguồn của những đau khổ bất hạnh trong đời sống con người. Và như vậy thì làm sao cĩ thể tìm ra tội phạm làm nên nỗi bất hạnh của Nina, Konstantin và cả Masha? Ai là khiến cho Sonya và bác sĩ Astrov đau khổ? Hay trong vở Ba chị em, nơi cĩ nhân vật Natasha luơn chống lại ba chị em Olga và Andrei, thì phải chăng chính nàng là tội phạm đích thực gây nên nỗi đau khổ của anh em nhà Prozorovs? Cịn trong Vườn anh đào, làm sao cĩ thể cho rằng Lopakhin là nguyên nhân đem đến sự phá sản của Gaev và Liubov? Cĩ thể nĩi, đa số các nhân vật trong kịch của Chekhov đều đau khổ vì mình, chìm sâu vào thế giới của riêng mình và điều ấy khiến họ sống bên cạnh nhau mà như cứ rời nhau, họ khơng quan tâm đến ai và cũng khơng cần ai chia sẻ. Bởi thế, khơng cĩ gì khĩ hiểu khi Konstantin bắt đầu cĩ tên tuổi trong làng văn lại đi tự sát, cậu Vania thì chủ động làm lành với giáo sư Serebriakov và tiếp tục làm việc ngày đêm để cung phụng hắn. Đĩ chính là cái thứ mâu thuẫn ghê gớm nằm ở sức ỳ cố hữu của cuộc sống chứ khơng phải là một con người tồn tại cụ thể, vì vậy làm sao nhân vật của chúng ta cĩ thể dõng dạc lên tiếng chống lại? Xem vở Ba

chị em, khán giả dễ cĩ cảm giác những mâu thuẫn ấy tồn tại lâu lắm rồi, nĩ nằm sẵn đĩ và điềm nhiên diễn ra chứ khơng phải đợi khi vở kịch mở màn mới xuất hiện. Tuy lặng lẽ nhưng chính những mâu thuẫn nội tại ấy lại cĩ sức tàn phá con người ghê gớm, như lời nĩi của Irina: “Đến nay, cuộc đời của tơi và các chị tơi khơng cĩ gì là đẹp cả; cuộc sống như một giống cỏ dại bĩp nghẹt lấy chúng tơi…”[47, tr.232]. Ước mơ đi Moskva của chị em Olga tan vỡ cũng xuất phát từ sức ỳ của hồn cảnh sống. Nếu như ở đầu vở kịch họ vơ cùng háo hức, vẽ ra viễn cảnh khi được trở về nơi họ sinh ra, thì cuối vở kịch hình ảnh Moskva đã nhạt nhịa và khi khơng đi được họ cũng tự nhủ “thì thơi, khơng cần. Chẳng qua cái số mình thế. Chẳng làm cách nào hơn cả”[47, tr.295]. Trong vở kịch, khơng chỉ ba chị em nhà Prozorovs cảm thấy bất lực, mệt mỏi và chán chường mà cả những sĩ quan sống chung quanh họ cũng đều cĩ cảm giác như vậy. Thật ra, ban đầu họ cũng muốn làm một cái gì đĩ để thốt khỏi cuộc đời tù đọng, giải quyết mâu thuẫn đời họ, nhưng rốt cuộc họ vẫn khơng làm gì cả. Trường hợp này cũng giống như việc anh em Gaev và Liubov Andreevna trong Vườn anh đào khơng làm một điều gì để giữ lại khu vườn chứa ý nghĩa cả đời mình. Họ chỉ biết trốn tránh, đắm chìm trong những giấc mơ và dường như khơng cĩ bất kỳ mối quan hệ nào với thực tế, bởi lẽ nĩi như nhân vật Voinizky trong vở Cậu Vania :“Khi người ta khơng được sống thực thì phải sống bằng ảo ảnh chứ. Dù sao như thế cịn hơn” [47, tr.152]. Cĩ thể nĩi, cảm giác về tính trống rỗng đi vào trái tim họ và biểu tượng cảm giác đĩ được thể hiện qua hình ảnh ngơi nhà vắng chủ trong vở Ba chị em

Vườn anh đào, lúc ba chị em Olga ra đi, cũng như khi anh em nhà Liubov sắp xếp hành trang chuẩn bị lên đường…Như vậy, phần lớn khi khai thác xung đột nội tâm nhân vật, Chekhov khơng chú trọng ở chỗ xung đột cái gì mà chú trọng ở chính cái quan điểm, thái độ của nhân vật đối với những sự việc xảy ra. Đĩ mới là cuộc đụng độ triết học sâu sắc, mãnh liệt nhất và dai dẳng nhất. Hĩa ra sự vắng mặt của những xung đột bên ngồi lại nhằm mục đích tơ đậm xung đột bên trong, dẫn đến một kết cục sâu sắc, gần gũi với các vấn đề của cuộc sống.

Một phần của tài liệu những cách tân kịch của a p chekhov (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)