Những nhân tố hình thành

Một phần của tài liệu những cách tân kịch của a p chekhov (Trang 47 - 48)

Trong quá trình sáng tác, tất cả những tác phẩm nghệ thuật chân chính đều bắt nguồn từ trạng thái cảm hứng của nhà nghệ sĩ. Lý giải năng lực sáng tạo của chủ thể thẩm mỹ, Hegel cho rằng để sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật đẹp, chủ thể thẩm mỹ phải cĩ cảm hứng. Bởi nếu khơng cĩ cảm hứng thì tất cả những năng lực bẩm sinh, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghệ thuật và kỹ xảo dù là hồn mỹ nhất của chủ thể thẩm mỹ vẫn chỉ là những khả năng tiềm ẩn. Cảm hứng chính là cái đĩng vai trị huy động một cách tổng thể những năng lực tiềm ẩn này, làm cho chúng bừng tỉnh, tích cực tham gia vào quá trình sáng tạo hình tượng nghệ thuật. Khơng cĩ cảm hứng sẽ khơng cĩ tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Cảm hứng (cịn hiểu là cảm hứng nghệ thuật) cĩ nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ là pathos, tức chỉ tình cảm sâu sắc nồng nàn. Theo V.G.Belinsky “cảm hứng là trạng thái phấn chấn cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả”, là “sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi nên bởi một tư tưởng nào đĩ” và trong tác phẩm văn học “cảm hứng biến sự nhận thức của trí tuệ về một tư tưởng nào đĩ trở thành lịng say mê đối với tư tưởng đĩ, trở thành năng lượng và thành khát vọng nồng nhiệt”[20, tr.209]. Như vậy, cảm hứng chính là thời điểm mà sức sống bên trong tích tụ, ấp ủ đã lên men sáng tạo khiến nhà nghệ sĩ cĩ nhu cầu bày tỏ, muốn truyền đạt tất cả những cái phong phú của tư tưởng và tình cảm đang tràn ngập trong tâm hồn mình.

Nhưng cảm hứng nghệ thuật bắt đầu từ đâu? Trước hết nĩ được gợi lên từ thế giới bên ngồi, từ bối cảnh thời đại mà nhà văn đang sống. Đĩ cĩ thể là những cảnh vật trước mắt, những câu chuyện, những sự kiện diễn ra hàng ngày tác động đến nhận thức, kích thích nhà văn sáng tạo. Hơn nữa, cảm hứng cịn khởi nguồn từ những nung nấu trong tâm hồn. Bất cứ nhà văn nào khi sáng tác cũng nuơi trong đầu mình những suy nghĩ về cuộc đời và con người. Cĩ thể nĩi, khi tất cả trí tuệ và cảm xúc đã đạt đến

độ hài hịa sẽ dẫn dắt nhà văn đến mục tiêu sáng tác gần như bản năng, trực giác. Nhìn chung, phải cĩ sự gặp gỡ giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan, cá nhân và xã hội thì cảm hứng nghệ thuật, khát vọng biểu đạt, mới bắt đầu.

Thời đại của Chekhov là thời đại chuyển giao giữa hai thế kỷ XIX và XX - với nhiều biến động chính trị, xã hội. Tất cả những biến động đĩ tác động mạnh mẽ đến tình hình văn học, đến tâm thức của người nghệ sĩ. Như một lẽ tất nhiên, con người và thời đại cĩ những biến chuyển mới, thì cảm hứng sáng tạo của nhà văn cũng biến chuyển theo.

Trên cơ sở xác định khái niệm cảm hứng và tìm hiểu cội nguồn của cảm hứng nghệ thuật như vậy, chúng tơi cho rằng cá tính sáng tạo của nhà nghệ sĩ cũng như bối cảnh thời đại, tình hình văn học đương thời là cảm hứng bao trùm, xuyên suốt tồn bộ sáng tác của Chekhov nĩi chung và kịch của ơng nĩi riêng.

Một phần của tài liệu những cách tân kịch của a p chekhov (Trang 47 - 48)