Phát triển du lịch văn hóa gắn với phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 105 - 120)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Phát triển du lịch văn hóa gắn với phát triển cộng đồng

Phát triển du lịch văn hóa tại Ninh Thuận gắn chặt với phát triển cộng đồng bởi đây là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa. Trong nhiều trường hợp, cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản và lợi ích có được từ du lịch di sản phải được chia sẻ với cộng đồng. Cộng đồng là nhân tố tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên quê hương của họ.

Trong những năm qua, tỉnh ninh Thuận đã tổ chức thành công các chương trình, chính sách nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điển hình là Lễ hội Katê của người Chăm hàng năm thu hút rất đông khách tham quan. Du khách đến đây ngoài mục đích tận mắt chính kiến những nghi lễ thờ cúng của người Chăm tai các đền tháp, các hoạt động văn hóa nghệ thuật để hiểu thêm về văn hóa và con người của dân tộc Chăm. Chính vì vậy, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để người Chăm tham gia đầy đủ vào các dịp lễ hội truyền thống như đứng ra tổ chức, quảng bá lễ hội, thành lập chương trình và tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự để mọi người cùng tham gia đón lễ.

Tại các làng nghề, bằng chính sách đầu tư cơ sở, nguyên liệu và kĩ thuật để người Chăm khôi phục nghề truyền thống. Từ đó tuyên truyền cho cộng đồng biết những hoạt động nhằm thu hút khách khi đến tham quan tại làng như biểu diễn văn nghệ tại Nhà trưng bày, cho du khách tham quan cơ sở sản xuất và sẵn sàng giải thích mỗi khi khách có nhu

cầu tìm hiểu về văn hóa của mình. Đây là biểu hiện đáng mừng trong phát triển tổng thể kinh tế với văn hóa Chăm.

KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT

1.Đứng trước vận hội mới và thách thức mới của làn sóng du lịch, Nam Trung Bộ nói chung và Ninh Thuận nói riêng cần có những bước đột phá trong đầu tư và phát triển du lịch, để hòa mình vào nhịp độ phát triển của cả nước. Ninh Thuận với sự độc đáo trong các lễ hội truyền thống như Katê, mà còn ở du lịch văn hóa bởi vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, có biển, núi đầy ắp ánh nắng; các di tích đền tháp và kho tàng văn hóa dân gian Chăm đặc sắc ở Ninh Thuận thực sự là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Ngày nay du lịch quốc tế có nhiều loại hình: du lịch “4S” (Sun, Sea, Sand, Sight), du lịch sinh thái (ecological tourist), du lịch văn hóa (cultural tourist)… Loại hình du lịch văn hóa hiên nay đang được du khách ưa chuộng. Theo ước tính trong những năm gần đây, loại khách du lịch quốc tế đang chuyển dần từ thị trường du lịch châu Âu đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày một nhiều. Khách du lịch chủ yếu là cư dân của các nước công nghiệp phát triển, cư dân đô thị sống trong môi trường văn hóa công nghiệp. Khi đi du lịch tiếp xúc với nền văn hóa “khác lạ”, đặc biệt là văn hóa dân gian của làng (palei), cộng đồng của cư dân nông nghiệp, du lịch luôn cảm thấy sự mới lạ, bất ngờ trong quá trình tham quan, tìm hiểu. Vì vây, văn hóa dân gian tạo ra sức hấp dẫn, tạo sức hút với khách.

Du lịch văn hóa của người Chăm rất phong phú và đa dạng. Nơi đây người Chăm vẫn còn lưu giữ tính truyền thống và tập tục sinh hoạt của mình. Ngoài di tích đền tháp, người Chăm còn có gần 100 lễ hội khác nhau. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng thường xuyên diễn ra trong năm. Nhiều lễ hội dân gian còn gắn với đền tháp, thành đường Hồi giáo; các lễ cưới, mừng nhà mới…trong đó nổi bật là lễ hội Katê hàng năm. Đến dự lễ hội, du khách sẽ được tắm mình trong ngọn nguồn truyền thống của người Chăm. Cùng chiêm ngưỡng những lời ca, tục cúng tế, thức ăn truyền thống, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề và quần áo ngũ sắc của người Chăm, thể hiện sắc thái, tinh hoa văn hóa trong ngày hội. Qua lễ hội, du khách sẽ bất ngờ vì phát hiện ra nhiều điều mới lạ có sức hấp dẫn về sự độc đáo, những giá trị nhân văn trong văn hóa dân gian người Chăm.

Mặt khác, Ninh Thuận không chỉ có lễ hội Katê, mà nơi đây người Chăm đã bảo tồn nhiều đền tháp Chăm như Hòa Lai (thế kỉ IX), tháp Po Klaung Garai (thế kỉ XIII). Tháp Po Rame (thế kỉ XVII). Mỗi đền tháp Chăm là một tác phẩm tuyệt vời vô giá. Đó là nơi ngưng đọng giá trị kỹ thuật, mỹ thuật, đỉnh cao của nền văn hóa vật chất người Chăm một thời phát triển rực rỡ mà đến nay vẫn còn chứa đựng những điều bí ẩn. Những đền tháp của người

Chăm ở Ninh Thuận có đặc điểm khác những ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn, Bình Định, Nha Trang. Đền tháp Chăm ở Ninh Thuận không đổ nát, hoang tàn mà vẫn còn gắn với người Chăm, gắn với lễ hội, gắn với những sự tích huyền thoại.

Cùng với di tích đền tháp, văn hóa dân gian còn tạo ra sự hấp dẫn cho du khách bởi các sự tích, địa danh, sự vật, di tích gắn với điểm, với tuyến du lịch gần nhau rất thuận lợi cho tour du lịch. Đến tháp Hòa Lai (Ba Tháp – Ninh Hải) du khách có thể nghe về truyền thuyết vua Chăm và vua Khmer (Campuchia) từ xa xưa thi tài xây tháp như thế nào? Lên tháp Po Klaung Garai có thể nghe kể về truyền thuyết Po Klaung Garai lên làm vua, xây tháp, đắp đê, ngăn sông. Đến tháp Po Rame (Hậu Sanh) du khách có thể chiêm ngưỡng ngôi tháp cuối cùng trong nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc Champa. Ở đây du khách có thể nghe về một thiên tình sử đầy cảm động giữa vua Chăm Po Rame với công chúa Ngọc Hoa nước Việt; giữa Po Rame và công chúa Ê đê. Tấc cả sự tích đó đã phủ bề dày của nhiều lớp văn hóa, tô đậm thêm các di tích, địa danh cùng với nhiều yếu tố văn hóa dân gian khác tạo nên sự hấp dẫn cho du khách.

Người Chăm ở Ninh Thuận còn bảo lưu nhiều nghề thủ công truyền thống nổi bật là nghề đệt và nghề gốm. Các nghề nhân biểu diễn cho du khách xem kĩ năng lao động bằng tay đã đến độ điêu luyện mà quan trọng là sản xuất ra sản phẩm thủ công làm đồ lưu niệm mang sắc thái riêng từng vùng. Điều hấp dẫn ở mặt hàng thủ công Chăm không phải là đồ lưu niệm trưng bày trong tủ kính như các thành phố lớn mà mặt hàng được sản xuất ra ngay tại làng (paley) Chăm. Du khách được xem trực tiếp thợ dệt vải, nhuộm chàm, quay xa, làm gốm… Những thao tác lao động cách đây gần 2 - 3 thế kỉ nhưng vẫn đạt đến trình độ sắc xảo trong sản phẩm.

Văn hóa ẩm thực, một thành tố của văn hóa dân gian, là đối tượng được du lịch chú ý khai thác. Người Chăm thường tổ chức nhiều lễ hội và đây là dịp để họ dâng cúng những món ăn vật lạ cho thần thánh. Mỗi loại lễ, mỗi vị thần được người Chăm dâng cúng những lễ vật khác nhau. Do vây, văn hóa ẩm thực người Chăm đa dạng, đặc biệt là món bánh (sakaya), rượu chưng cất từ gạo nếp (tape thanh). Các món bánh gói, lót bằng lá chuối và các đặc sản trái cây của vùng nhiệt đới. Các món ăn trên thường chế biến theo cách riêng phù hợp với đặc điểm dân tộc Chăm nên sẽ lạ miệng và hấp dẫn du khách. Những món ăn của người Chăm còn được trưng bày trên các mâm cao, cỗ đầy, mỗi loại bánh đều mang một biểu tượng, một triết lý riêng. Các món ăn này sẽ có ý nghĩa nếu được du khách thưởng thức trong không gian kiến trúc nhà cửa Chăm ngồi ăn theo kiểu Chăm. Và còn có ý nghĩa hơn

khi món ăn được thưởng thức trong ngày hội với những nghi lễ mời chào theo phong cách tiếp khách riêng của người Chăm.

Bên cạnh văn hóa ẩm thực, người Chăm còn có một nền nghệ thuật ca múa nhạc dân gian giàu bản sắc dân tộc. Những điệu dân ca sẽ hòa vào với 76 điệu trống giăng, Paranưng, kèn Saranai… chắc chăn sẽ làm hấp dẫn và say mê lòng người.

Nói chung người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay vẫn còn bảo lưu một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc. Kho tàng văn hóa ấy rất phong phú, đa dạng vừa sống động và có bản sắc riêng độc đáo, thực sự là nguồn lực dồi dào để phát triển du lịch.

2. Văn hóa dân gian Chăm ở Nam Trung Bộ, tiềm năng du lịch to lớn chưa được đánh thức.

Việc phát triển du lịch văn hóa các dân Chăm bên cạnh những tiềm năng văn hóa vẫn có thì cần có sự giữ gìn, bảo tồn những công trình kiến trúc, di tích lịch sử và tạo điều kiền để phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm.

Tuy nhiên, cùng với chiều hướng phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế, việc phát triển mà không đi cùng sự bảo vệ dẫn đến một vài công trình đền tháp đang xuống cấp và mất đi tính nguyên thủy vốn có của nó trước đây. Điển hình là tại các địa danh văn hóa Chăm ở Ninh Thuận như tháp Chàm Phan Rang (Tower Phan Rang), “Làng Chăm Tuấn Tú” (Tuấn Tú Village), “Bảo tàng trung tâm văn hóa Chăm Ninh Thuận” (Chăm Culrural Museum of Ninh Thuận) đã được các công ty du lịch quốc tế giới thiệu, in trong sách hướng dẫn du lịch. Đặc biệt các tháp Chăm ở miền Trung đã trở thành địa chỉ đỏ của các công ty du lịch lữ hành uy tính ở Việt Nam như Việt Nam tourist, Saigon tourist, Pear tourist. Đó là những điều kiện thuận lợi để quảng bá du lịch Ninh Thuận với du khách trong nước và quốc tế.

Tuy vậy, hiện nay du lịch Ninh Thuận (du lịch văn hóa Chăm) vẫn vắng khách, chỉ có rải rác vài khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu văn hóa Chăm trong những dịp lễ hội Chăm và tiếp cận thị trường thổ cẩm. Sản phẩm dệt thổ cẩm người Chăm mấy năm gần đây phục vụ du lịch tuy có cải thiện nhưng đó chỉ là hoạt động tự phát, chưa được tổ chức có quy mô để thu ngoại tệ. Nhiều điểm di tích, danh lam thắng cảnh văn hóa có giá trị chưa được tiếp cận khai thác đúng hướng. Thủ tục hành chính đối với khách nước ngoài còn rườm rà. Một khó khăn thực sự đối với du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận hiện nay là du lịch còn là ngành mới, xa lạ trong hoạt động kinh tế. Riêng Ninh Thuận chưa có kế hoạch phát triển du lịch rõ nét. Do đó, môi trường văn hóa cho phát triển chưa được xác lập. Muốn

du lịch Ninh Thuận phát triển cần thực hiện đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các địa phương, Trung ương và việc tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch tại các điểm du lịch.

3. Trước thực trạng như vậy, một vấn đề đặt ra là cần chủ động qui hoạch, khai thác tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian Chăm phục vụ du lịch.

Việc đầu tư, qui hoạch cụ thể trước tiên là phải gấp rút tôn tạo di tích văn hóa du lịch như tháp Po Klaung Garai, Po Rame, Hòa Lai. Bên cạnh đó tổ chức lại các lễ hội truyền thống, tổ chức các chương trình văn nghệ nhằm kéo dài thêm lễ hội Katê ở tháp với nhiều loại hình văn hóa dân gian đa dạng làm điểm chính để thu hút du khách.

Về làng văn hóa cổ truyền, trước hết cần qui hoạch 2 làng: nghề dệt (Mỹ Nghiệp), làng gốm (Bầu Trúc) và kết hợp các di tích văn hóa ven làng để hình thành tour, mở rộng thêm tuyến du lịch. Làng Chăm phải được bảo tồn nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống như mỗi căn nhà, hàng rào, cách sinh hoạt mang đặc trưng tộc người. Làng cần nên sửa sang đường ngõ sạch đẹp, tiến tới xây dựng làng Chăm hoàn chỉnh, làm điểm du lịch điền dã, du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc. Ở làng sẽ tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hướng tới việc thể hiện một số sinh hoạt văn hóa dân gian theo nhu cầu của khách.

Sở Văn hóa Thông tin nên duy trì đoàn nghệ thuật bán chuyên Chăm nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Chăm, đồng thời sẽ là đội văn nghệ phục vụ khách du lịch. Đoàn sẽ biểu diễn các điệu múa, dân ca, nhạc cụ và có thể trích đoạn biểu diễn lễ hội Katê, lễ cưới, hát giao duyên… khi du khách có yêu cầu.

Ngoài ra, bên cạnh nền văn hóa dân gian Chăm chúng ta còn phải triệt để khai thác tối đa nguồn lợi du lịch khác như biển – núi (Cà Ná, Ninh Chữ). Đây là điểm du lịch biển hấp dẫn du khách. Kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện với nhưng khu resort cao cấp đến những khu nhà nghỉ, vui chơi giả trí. Tấc cả tạo điểm nhấn và sự đa dạng các loại hình du lịch ở Ninh Thuận.

Bên cạnh đó, cần có công tác kiểm soát, bảo vệ du khách trong quá trình tham quan, vui chơi tại các khu du lịch, tránh tình trạng mốc túi, ăn xin, lôi kéo khách tại các điểm du lịch. Phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường tại các địa điểm du lịch nhằm đem đến sự thoải mái, sạch sẽ trong lòng du khách. Các cơ quan quản lí các điểm du lịch cần có biện pháp thu nhặt rác thải ở ven biển, ven khu vui chơi giải trí tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn tại các khu du lịch.

Tóm lại, những tiềm năng, thách thức, khó khăn của du lịch trong phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận là có thực. Do đó để phát triển du lịch thì lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cần quán triệt đường lối đã được chỉ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng: “…phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh”. Do vậy để phát triển du lịch, nhiều quốc gia, địa phương đã tính đến nhiều nguồn lực, trong đó văn hóa được coi là nguồn lực trọng yếu để có thể duy trì sự phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên vấn đề phát triển du lịch cần phải đầu tư du lịch đúng mức cho sự phát triển cần phải được ưu tiên nhưng cần phải tránh thương mại hóa du lịch, tác động của mặt trái cơ chế thị trường làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Làm sao phát triển du lịch mà vẫn bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, nâng cao truyền thống lịch sử, mức sống của nhân dân, đảo bảo được an ninh quốc phòng, để góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Xuân Biên (cùng nhóm tác giả, 1989), Người Chăm ở Thuận Hải, Sở VHTT Thuận Hải.

2. Phan Xuân Biên (cùng nhóm tác giả, 1991), Văn hóa Chăm, Nxb Khoa học xã hội. 3. Cục thống kê Ninh Thuận (2010), Niên giám thống kê.

4. Ngô Văn Doanh (1994), Tháp Chăm sự thật và huyền thoại, Nxb Văn hóa thông tin. 5. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Luận (1974), Người Chăm Hồi giáo miền tây nam phần Việt Nam, Bộ văn hóa giáo dục và thanh niên.

7. Phan Đăng Nhật (2003), Luật tục người Chăm và Raglai, Nxb Văn hóa dân tộc. 8. PGS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS. Vũ Tuấn Cảnh, PGS.TS. Lê Thông, PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lí du lịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

9. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

10. Lê Thông (2006), Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục.

12. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch - những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo Dục..

13. Bá Trung Phụ (?), Gia đình hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

14. Trần Kỳ Phương (1987), Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Nxb Ngoại Văn Hà

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 105 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)