Khái quát địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

Dân tộc Chăm là một dân tộc thiểu số trong khối cộng đồng dân tộc Việt Nam. Với số dân 161.729 người, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh như Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh. Trong đó, Ninh Thuận là tỉnh có đông đồng bào Chăm sinh sống nhất với 67.274 người, chiếm 41,6% tổng người Chăm cả nước. Hiện nay, người Chăm ở Ninh Thuận vẫn còn lưu giữ truyền thống kinh tế và phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa.

Bảng 2.1: Tổng người Chăm ở Việt Nam Tỉnh Dân số (người) Tỉ lệ (%) Ninh Thuận 67.274 41,6 Bình Thuận 34.690 24,4 Phú Yên 19.495 12,3 An Giang 14.209 8,8 Tp.HCM 7.819 4,8 Bình Định 5.300 3,3 Đồng Nai 3.887 2,4 Tây Ninh 3.250 2,0 Các tỉnh khác 5.319 3,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2009

Trước đây, tỉnh Thuận Hải gồm hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Đến năm 1992, Ninh Thuận và Bình Thuận được tách thành hai tỉnh riêng biệt.

Ninh Thuận hiện có 7 đơn vị hành chính gồm Tp. Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc, Thuận Nam.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.358 km2, trong đó đất nông nghiệp là 2.593 km2. Nơi đây có đồng bằng Ninh Thuận - nơi sinh sống tập trung của người Chăm Awal (ảnh hưởng Bàlamôn) với diện tích là 520km2. Nhìn chung, diện tích đất canh tác trong nông nghiệp ít, đa số là các con sông nhỏ, đất phù sa nghèo nàn.

Dân số Ninh Thuận là 565.677 người, mật độ dân số là 168 người/km2

[3]. Đây là tỉnh có mật độ dân số thấp so với các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Thành phần dân cư đa dạng gồm dân tộc Kinh, dân tộc Chăm, dân tộc Hoa, Raglai, Nùng, Chu ru và các dân tộc khác. Dân tộc Kinh chiếm 76,5%, các dân tộc còn lại chiếm 23,5% (trong đó, dân tộc Chăm nhiều nhất chiếm 11,9%).

Ninh Thuận là tỉnh có dân số thấp, đất đai khô cằn, chủ yếu đất pha cát hay cồn cát. Khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Hoạt động kinh tế của vùng là canh tác nông nghiệp trong đó người Chăm thuần túy làm nông nghiệp là chủ yếu. Ngoài ra, do đặc điểm là tỉnh ven biển với tổng chiều dài bờ biển là 105km. Đây là điều kiện để người dân phát triển ngành đánh bắt thủy sản trong đó có người Chăm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)