Giữ gìn và tôn tạo những giá trị văn hóa của dân tộc Chăm

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 101 - 103)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Giữ gìn và tôn tạo những giá trị văn hóa của dân tộc Chăm

Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức của toàn dân về tôn tạo và bảo vệ các tài nguyên du lịch, ý thức bảo vệ văn hóa truyền thống nói chung và các di sản của tỉnh nói riêng, tổ chức các cuộc vận động về bảo vệ di tích văn hóa, lịch sử và cảnh quan môi trường; xây dựng các quy định về môi trường tại các khu du lịch, sử dụng làm tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường, hỗ trợ công tác môi trường tại các khu điểm du lịch trọng điểm. Hằng năm tổ chức “Tuần lễ môi trường du lịch”, động viên toàn xã hội quan tâm đến bảo vệ môi trường, tạo điều kiện phát triển du lịch bền vững.

Ninh Thuận được biết đến bởi những đền tháp Chăm, các làng nghề thủ công truyền thống của người Chăm. Tấc cả tạo nên một giá trị văn hóa to lớn để Ninh Thuận khai thác

phục vụ trong quá trình phát triển. Đó là nguồn tài sản vô cùng quý giá, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nước nhà, tạo điểm nhấn cho du khách mỗi khi đặt chân đến Ninh Thuận.

Văn hóa là nền tảng của xã hội, các di sản văn hóa được hình thánh và gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Di sản văn hóa càng đặc sắc, độc đáo thì càng có giá trị to lớn trong sự nghiệp phát triển của địa phương. Trong phát triển du lịch, các di sản văn hóa càng có vai trò quan trọng hơn, nó quyết định sự hình thành các sản phẩm du lịch văn hóa – sản phẩm mang dấu ấn truyền thống của dân tộc.

Di sản văn hóa Chăm hiện nay được du khách trong nước và ngoài nước quan tâm. Vương quốc Champa cổ gắn liền với những huyền thoại, những sự tích mà cho đến nay vẫn còn là bí ẩn. Hiện nay, những di tích đền tháp Chăm như thánh địa Mỹ Sơn, tháp bà Po nagar, đến các làng Chăm ở Ninh Thuần đều gây sức hút rất lớn với di khách và và các nghiên cứu. Dọc dải đất miền trung là các nôi của nền văn hóa Chăm độc đáo. Với đặc điểm tự nhiên và yếu tố lịch sử đã tạo điều kiện hình thành một nền văn hóa Chăm mà cho đến nay vẫn là đề tài của các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước.

Từ thánh địa Mỹ Sơn đến hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận đều là thành quá trong quá trình phát triển của vương quốc Champa. Vì vậy, việc giữ gìn, tôn tạo các di tích là một vấn đề rất quan trọng đòi hỏi phải có một kế hoạch thật chi tiết. Những phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ đến những nghi lễ, tín ngưỡng cùng nghệ thuật ca múa dân gian đều phải được giữ gìn và phát huy một cách có hiệu quả. Tấc cả đều mang đậm dấu ấn của một nền văn hóa độc đáo.

Những làng nghề Chăm với sản xuất thô sơ, làng thủ công là điểm thu hút khách mỗi khi đến tham quan. Tuy nhiên, việc phục hồi các hoạt động sản xuất nơi đây đòi hỏi cần có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Bằng việc đầu tư vốn, cơ sở hạ tầng để người dân trở lại làng và khôi phục hoạt động kinh tế của dân tộc đều cần có thời gian và sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chình quyền. Tuy nhiên, do trình độ dân trí của người Chăm trong làng còn thấp nên công tác đào tào tay nghề còn gặp khó khăn. Các cấp địa phương đã từng bước mở các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề của Chăm tại các làng nhằm nâng cao tính hiệu quả và chất lượng của các sản phẩm làm ra và bước đầu đã có sự cải tiến trong mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Đều này đã góp phần đa dạng sản phẩm và bảo tồn được nghề thủ công truyền thống của dân tộc Chăm đứng trước sự mai một và có nguy cơ biến mất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)