7. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong mọi lãnh vực kinh tế - xã hội. Du lịch là một ngành dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người. Vì vậy, vai trò của các người làm du lịch là thổi hồn vào các sản phẩm du lịch, mang đến sức sống cho những công trình kiến trúc, đền tháp hay những di tích lịch sử để du khách cảm nhận các giá trị văn hóa không chỉ bằng mắt mà còn là cả một thế giới quan sinh động về các sản phẩm du lịch mà họ tiếp nhận từ những người làm du lịch. Ngoài ra, đối với hoạt động du lịch văn hóa Chăm thì đòi hỏi người hướng dẫn viên phải nắm rõ kiến thức về dân tộc Chăm, về cách nghi thức, phong tục tập quán để giới thiệu cho du khách một cách chính xác và thiết thực. Từ đó, mọi người sẽ hiểu thêm về văn hóa Chăm, về con người Chăm và có sự ấn tượng trong lòng du khách.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng Chăm trong công tác quảng bá du lịch của địa phương mình. Bởi vì họ có thế mạnh là am hiểu về văn hóa dân tộc mình một cách sâu sắc. Họ sẽ giới thiệu với du khách về dân tộc mình bằng cả niềm tự hào và lòng nhiệt huyết. Để làm được đều đó, chúng ta cần cho người Chăm thấy được lợi ích của hoạt động du lịch đối với dân tộc và cuộc sống của mình. Có như vậy, họ mới chịu khó học hỏi, nâng cao trình độ văn hóa, tham gia các chương trình đào tạo và nghiệp vụ du lịch.
Ngoài ra, chúng ta cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên lành nghề, yêu nghề và có kiến thức vững vàng. Bồi dưỡng đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ tại các đền tháp, các làng Chăm để làm sống lại những loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc. Đào tạo những thợ giỏi chuyên làm những món ăn Chăm để phục vụ du khách tại các nhà nghỉ, các điểm tham quan. Bên cạnh đó, tại các làng nghề cần thường xuyên đào tạo nghề tạo chổ cho các lao động tại làng Chăm, đổi mới chương trình đào tạo nghề phù hợp với ngành nghề và lứa tuổi lao động. Phát triển nghề thủ công truyền thống tai địa phương, nhằm giúp người dân có việc làm thường xuyên, tăng thu nhập. Vận động các nguồn tài trợ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để hỗ trợ đào tạo nghề tại các làng nghề truyền thống, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho các nghệ nhân tại làng, tổ chức các lớp tập huấn, giới thiệu sản phẩm thổ cẩm để người lao động có cơ hội tham gia.