Định hướng phát triển du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 93)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Định hướng phát triển du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

3.1.1. Cơ sở đưa ra định hướng

3.1.1.1. Đánh giá chung

Trên cơ sở phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, Ninh Thuận đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong hoạt động du lịch. Với lợi thế du lịch biển, đảo kết hợp với những giá trị văn hóa của địa phương, các giá trị văn hóa Chăm, lễ hội, làng nghề…chắc chắn đây sẽ là điều kiện để Ninh Thuận khai thác các giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch.

Kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội XI tỉnh Đảng bộ, ngành du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động nội lực và tranh thủ nguồn lực bên ngoài để nâng cao năng lực hoạt động, đạt được những thành tựu quan trọng cả trong đổi mới tư duy và đổi mới "cách làm" du lịch.

Về đổi mới tư duy phát triển du lịch, các nghị quyết chuyên đề 10/NQ và 12/NQ của tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển và thương mại dịch vụ - du lịch và sự điều hành của UBND tỉnh Ninh Thuận, cùng với nhận thức của cộng đồng dân cư, đã chỉ rõ du lịch là "là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”. Vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Tấc cả là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Quy hoạch điều chỉnh tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt; tiếp tục phát triển không gian du lịch tập trung tại các địa phương ven biển. Kết quả đã tạo ra sự chuyển biến nhiều mặt, từ phát triển sản phẩm đến tuyên truyền quảng bá, từ nâng cao nhận thức về du lịch và chuyển hóa thành hành động thiết thực trong phát triển du lịch đến tăng cường năng lực quản lý du lịch, từ đào tạo phát triển nhân lực đến giáo dục du lịch toàn dân, làm cho hoạt động du lịch sôi động và phong phú thêm, hình ảnh du lịch Ninh Thuận được hình thành, củng cố và ngày một nâng cao ở cả trong và ngoài nước.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, ngành du lịch đã huy động ngày một nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực cho du lịch. Đặc biệt trong 5 năm qua, Nhà nước đã đầu tư trên 70 tỉ đồng vốn ngân sách (Trung ương lẫn địa

phương) hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, mang lại hiệu quả, khuyến khích thu hút hàng nghìn tỷ đồng đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật cho du lịch nói riêng và kinh tế xã hội của tỉnh nói chung. Nhờ vậy, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú phát triển nhanh, có khả năng đón được triệu lượt du khách mỗi năm, hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế; hệ thống kinh doanh du lịch luôn được sắp xếp, đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả; nhiều hộ dân có thu nhập khá hơn nhờ biết khai thác các họat động dịch vụ phục vụ du lịch. Tuyên truyền, quảng bá du lịch tại chỗ và trong nước đã truyền tải được giá trị văn hóa dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.

Giai đoạn 2006 - 2010 có thể khẳng định là giai đoạn "bứt phá" trong tăng trưởng khách và thu nhập, tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như dịch cúm gia cầm, lạm phát, bão giá. Nhưng do đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến (trọng tâm là tổ chức thành công lễ hội Festival Ninh Thuận 2007), việc áp dụng các biện pháp tháo gỡ kịp thời nên lượng khách và thu nhập du lịch hằng năm vẫn tiếp tục tăng trưởng 2 con số.

Bảng 3.1: Doanh thu toàn ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận 2006 - 2010

Đvt: triệu đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu 294.404 378.784 517.398 642.562 810.432

Tốc độ phát triển 29,34% 36,60% 24,19% 26,12

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2010

Doanh thu toàn ngành du lịch giai đoạn 2006 - 2010 đạt mức tăng trưởng bình quân 30,04 %/năm. Lượt khách chung đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 39,33%/năm, tăng hơn 2,6 lần so năm 2005.

Bảng 3.2: Lượng khách đến Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2009

Đvt: người

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Lượng khách 195.712 280.500 443.374 517.000 623.258

Tốc độ phát triển 43,32% 58,06% 16,60% 20,55

Ở đây, doanh thu từ ngành du lịch là doanh thu mà ngành du lịch tạo ra trực tiếp từ các sản phẩm du lịch của địa phương và doanh thu phát sinh từ việc du khách chi tiêu cho các sản phẩm du lịch khác trong chuyến du lịch.

Hình 3.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng lượng khách và doanh thu ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010

Tốc độ tăng về lượng khách năm 2008 là 58,06% so với năm 2007 nhưng tốc đô tăng doanh thu chỉ đạt 36,60%. Điều này cho thấy, việc phát triển các sản phẩm du lịch ở Ninh Thuận chưa đạt hiệu quả cao, không thu hút nhu cầu chi tiêu của du khách. Năm 2009, tốc độ tăng lượng khách là 16,60% so với 2008 nhưng tốc độ tăng doanh thu đạt 24,19%, chứng tỏ các nhà làm du lịch đã có những hoạt động quảng bá hiệu quả hơn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và dịch vụ kèm theo, làm tăng chi tiêu của khách trong chuyến du lịch, dẫn đến doanh thu tăng. (xem Hình 3.1)

Những kết quả đạt được cự thể như sau:

Về công tác phát triển không gian du lịch: Phát huy lợi thế về kinh tế biển, trong năm 2007 ngành du lịch đã tiếp tục điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Thuận đến 2010, tạo cơ sở cho việc phối hợp Viện nghiên cứu phát triển du lịch xây dựng đề án đưa Ninh Thuận vào vùng qui hoạch du lịch trọng điểm quốc gia đến 2020 theo tinh thần

29.34 36.6 24.19 26.12 43.32 58.06 16.6 20.55 0 10 20 30 40 50 60 70 2007 2008 2009 2010 Doanh thu Lượng khách % Năm

thông báo số 26/TB-VPCP của Thủ tướng chính phủ. Tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với tỉnh để hoàn thiện đề án.

Về tiến độ phát triển các dự án đầu tư - cơ sở vật chất ngành du lịch giai đoạn 2006 - 2010 phát triển năng lực tăng thêm gồm 1 khách sạn Sài gòn – Ninh Chữ, resort Long Thuận, KDL Minh Hoàng Anh, KDL Nông nghiệp và 6 khách sạn mini có tổng vốn đầu tư gần 450 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có 8 dự án khác đang trong quá trình triển khai xây dựng, chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cải tạo nâng cấp…có tổng giá trị đầu tư ước tính 1,400 tỷ đồng. Cụ thể các dự án lớn là KDL Bình Tiên, KDL sinh thái Núi Chúa, KDL sinh thái Bãi Thùng, KDL sinh thái Vĩnh Hy ở khu vực huyện Thuận Bắc và Ninh Hải, còn lại là tập trung tại khu vực bãi biển Ninh Chữ - Bình Sơn…

Về công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Các dự án hạ tầng du lịch đã và đang tiếp tục đầu tư như hạ tầng khu du lịch Vĩnh Hy, khu du lịch suối Lồ ồ và bãi rùa đẻ thôn Thái An, thác Chapơr, thác Sakai, đường nhánh nối Yên Ninh ra biển Ninh Chữ với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng.

Đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch: Nhận thức về nhu cầu ngày càng cao của du khách, các doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài lĩnh vực du lịch trong những năm qua đã đẩy mạnh hoạt động dịch vụ lữ hành, phát triển các sản phẩm du lịch mới, cụ thể là việc xây dựng các tour trong tỉnh, tour liên tỉnh, nhiều doanh nghiệp chú trọng đến xây dựng các chương trình khuyến mại trong sử dụng các dịch vụ du lịch (tặng quà, chăm sóc sắc đẹp...), tổ chức các đêm tiệc giao lưu nhân những ngày lễ, tết, Noel vào định kỳ thứ bảy, chủ nhật với các chương trình ẩm thực tự chọn. Việc kết nối mạng Internet không dây tại các cơ sở lưu trú phục vụ khách được nhân rộng. Các hoạt động tour, tuyến được hình thành, cơ sở vật chất dịch vụ các điểm tham quan, di tích, làng nghề được nâng lên như di tích Tháp Po klongirai, Po Romê, làng dệt Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc với nhiều dịch vụ phục vụ khách đến tham quan mua sắm quà lưu niệm thuận lợi; gắn với việc phát triển lượng xe Taxi và kết nối các tuyến xe buýt đến hầu hết các điểm tham quan trong tỉnh như mũi Dinh, Vĩnh Hy, Suối Tiên - Bình Tiên, suối nóng Krongpha, các di tích - danh thắng huyện Bác Ái… đã thu hút sự quan tâm của du khách, đặc biệt là du khách các địa phương giáp ranh với Ninh Thuận của 3 tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng và Bình Thuận. Thu hút lượng khách tour từ thành phố Hồ Chí minh, các tỉnh Nam Bộ và Đông Nam Bộ chiếm

trên 60% tổng số khách đến Ninh Thuận, 20% là khách tour từ các tỉnh miền Nam Trung Bộ, còn lại là du khách tự tổ chức tour.

Về công tác bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh trật tự: Các cấp các ngành và địa phương đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 07/2000/CT-TTg của Thủ Tướng và Chỉ thị số 02/2003/CT của Chủ tịch UBND về giữ gìn trật tự trị an các điểm tham quan du lịch, danh lam thắng cảnh, được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và khách du lịch hoan nghênh và đồng tình, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên các địa bàn tỉnh nói chung và du lịch nói riêng.

Nhìn chung, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương trong những năm qua luôn được giữ vững, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của du khách đến Ninh Thuận để nghỉ dưỡng, tham quan và đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch trong những năm tiếp theo.

Về chính sách, chủ trương: Tiếp tục triển khai Quyết định số 191/2004/QĐ về ưu đãi đầu tư trong tỉnh đối với tấc cả các lĩnh vực kinh tế, quyết định số 40/2007/QĐ về tiêu chí đầu tư, thay thế các Quyết định trước đây có sức thu hút đầu tư cao.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát: Phát triển du lịch Ninh Thuận theo hướng phát triển toàn diện để khai thác tiềm năng và lợi thế, bao gồm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và dịch vụ phục vụ du lịch. Từng bước hình thành khu du lịch trọng điểm của cả nước và từng khu vực Đông Nam Á với loại hình du lịch độc đáo và chất lượng dịch vụ tốt nhất, sản phẩm du lịch đa dạng.

Mục tiêu cụ thể:

Lượt khách tăng gấp 3,5 – 4,0 lần so năm 2010 đạt 2 – 2,5 triệu lượt khách vào năm 2015.

Doanh thu du lịch tăng bình quân 20% - 22%/năm, đạt 2.200 – 2.500 tỷ đồng vào năm 2015.

3.1.2. Định hướng phát triển

3.1.2.1. Phát triển các tuyến – điểm du lịch

Tiếp tục phát triển du lịch văn hóa Chăm gắn với làng nghề dệt và gốm Chăm, phát triển hệ thống dịch vụ tại khu vực tiếp cận với hệ thống 3 tháp Poklongarai, Poromé, Hòa Lai.

Chú trọng khai thác mạnh các tuyến, điểm du lịch như:

Tuyến du lịch biển, thể thao, nghỉ dưỡng, sinh thái Bình Tiên - Vĩnh Hy - Ninh Chữ - Nam Cương - Mũi Dinh - Cà Ná.

Tuyến Nam Cương – Vĩnh Hy – Tháp Po Klaung Garai – Làng Bàu Trúc – Làng Mỹ Nghiệp.

Tuyến Vĩnh Hy - Nam Cương - Làng Chăm - suối Thương - Cà Ná.

Ngoài các tuyến trong tỉnh, Ninh Thuận còn kết hợp các tuyền liên tỉnh như:

Phan Thiết (mũi Né)- Đà Lạt (Thác Prenn, Nhà thờ Domain de Marie, Dinh Bảo Đại, vườn hoa Thành Phố) – Phan Rang (Vĩnh Hy, đồi cát Nam Cương, tháp Poklông Garai, làng gốm Bàu Trúc).

Đà Lạt (hồ Tuyền Lâm, cáp treo, hồ Than Thở, đồi Thông Hai Mộ) - Phan Rang (Cà Ná, làng dệt Mỹ Nghiệp, đập Nha Trinh, tháp Porôme) - Nha Trang (tháp Bà Ponagar, vịnh Vân Phong, viện Hải Dương học, suối Tiên, hồ cá Trí Nguyên).

3.1.2.2. Phát triển các loại hình du lịch văn hóa Chăm

Kết hợp giữa tiềm năng di lịch văn hóa chăm với các điều kiện thiên nhiên sẵn có, các nhà làm du lịch đã cho ra nhiều chương trình du lịch khám phá miền trung với những tên gọi khác nhau như “Hành trình di sản miền Trung”, “Miền Trung – những nét tiềm ẩn”…đã thu hút du khách trong nước và quốc tế đến đây.

Trên cơ sở phát trển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các di tích Chăm và các làng nghề truyền thống. Tỉnh Ninh Thuận nổi tiếng với những làng nghề Chăm cổ, các đền tháp, di tích Chăm. Đó là thế mạnh rất lớn để Ninh Thuận khai thác một cách hiệu quả trong du lịch. Hiện nay, Ninh Thuận đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong phát triển du lịch với các tỉnh trong khu vực. Điển hình là Ninh Thuận đã xây dựng thành công các tour – tuyến điểm du lịch với đầy đủ các loại hình.

Du lịch lễ hội: Lễ hội Chăm đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận. Nét tín ngưỡng kết hợp với những lễ nghi, tập quán sinh hoạt của người Chăm đã tạo

nên cho bản sắc văn hóa hấp dẫn cho du khách. Tiêu biểu là tín ngưỡng phồn thực thờ Linga – Yoni tại các đền tháp. Các du khách đến đây để bày tỏ lòng tôn kính đến các vị thần linh để cầu mong may mắn, con cháu đầy đàn. Hàng năm vào các dịp lễ, du khách thập phương đến các đền tháp ngày càng đông. Tháp Po Klaung Garai vào dịp lễ Katê đón hàng ngàn lượt khách về tham gia lễ hội. Từ đồng bào Chăm đến người dân ở các vùng lân cận về dự lễ. Hiểu được nhu cầu của du khách nên các nhà làm du lịch đã khai thác lễ hội Chăm trong lĩnh vực du lịch với các tour tham quan kết hợp với chương trình dự lễ tại các đền tháp. Đây là hoạt động rất độc đáo để du khách có thể vừa tham quan di tích vừa tận hưởng không khí lễ hội, hòa mình vào yếu tố tâm linh để cầu mong an lành trong cuộc sống.

Du lịch tham quan nghiên cứu: Bên cạnh bản sắc văn hóa, các công trình kiến trúc, đền tháp Chăm luôn là tâm điểm chú ý của mọi người. Đã có rất nhiều chương trình du lịch được tổ chức cho những du khách là những đối tượng thích tham quan nghiên cứu kiến trúc độc đáo của hệ thống đền tháp Chăm. Những huyền thoại về những đền tháp từ thời các vua Chăm luôn là điều bí ẩn đối với khách tham quan nghiên cứu. Những bia kí trên đền tháp đến những hình mẫu, tượng thờ luôn là điểm hút đối với những ai muốn tìm hiểu về Champa. Chính vì vậy, bên cạnh việc đón du khách tham quan thì nhu cầu nghiên cứu luôn là mục tiêu để du khách đến với Ninh Thuận, đến với tháp Chăm.

Du lịch cộng đồng: Hiện nay, xã hội càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí của con người càng cao. Du lịch cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu của du khách thì đòi hỏi ngành du lịch phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Không những phục vụ cho du khách ở xa mà mục tiêu là phục vụ cho cả một cộng đồng xã hội trong và ngoài nước. Việc phát triển các làng nghề truyền thống như làng gốm,

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)