Lễ hội truyền thống

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 79 - 81)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Lễ hội truyền thống

Hằng năm, những lễ hội ở các đền tháp Chăm là các lễ hội lớn, liên quan không chỉ với một làng nào mà thường là nhiều làng. Với những làng người Chăm Ahier (chăm ảnh hưởng Bàlamôn) gần như sự phân công có từ lâu đời, họ đều thuộc về một trong 3 đền tháp, đứng đầu là một ông cả sư, một chức vụ cao nhất trong hệ thống chức sắc Bàlamôn của người Chăm. Khu vực tháp Po Rome (6 làng), khu vực đền Pô Nagar (3 làng), khu vực tháp Pô Kraung Garai (7 làng).

Trong hệ thống các nghi lễ của người Chăm Ahiêr thì lễ Katê là quan trọng nhất và các đền tháp là nơi tiến hành lễ hội Katê đầu tiên trong năm. Lễ Katê là dịp để người Chăm đến thực hiện các nghi thức tôn giáo của mình tại các đền tháp, thể hiện niềm tin của mình đối với các vị thần Siva, Visnu, Brahma. Đặc biệt hơn là việc thể hiện lòng tôn kính đối với các vị vua Chăm đã có công cho đất nước Champa. Sau khi nghi thức tại các đến tháp hoàn tất thì người Chăm tiến hành lễ Katê tại làng, gia đình, nơi mà họ đang sinh sống. Lễ Katê ở gia đình nhằm để nhớ ơn ông bà, tổ tiên và hàng năm họ thực hiện nghi thức cúng tế bằng các mâm cơm, bánh trái dâng lên cho tổ tiên, dòng tộc.

Đối với nhóm Chăm Bàni chịu ảnh hưởng Hồi giáo thì các nghi lễ diễn ra ở các thánh đường của các thôn làng. Đó là các nghi lễ Suk Yơng (kinh hội), tổ chức 3 năm một lần,

125,490 124,130 320,840 559,764 496,318 544,791 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu Nghìn đồng Năm

luân phiên giữa các thánh đường trong ngày thứ sáu, nghi lễ Ramvan (Lễ ăn chay), bao gồm một hệ thống các nghi lễ nhỏ trong tháng ăn chay.[13, tr.120 – 125]

Người Chăm Ninh Thuận phần lớn là Chăm Ahiêr (ảnh hưởng Bàlamôn). Vì vây, lễ Katê được tổ chức rất trang nghiêm. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, hàng năm lễ Katê của người Chăm đều được mọi dân tộc biết đến qua hình thức quảng bá, tuyên truyền nhằm hướng mọi người đến với nền văn hóa Chăm độc đáo. Điển hình là năm 2000 đánh dấu sự trở lại của lễ hội truyền thống Chăm. Với chủ để “Ngày hội văn hóa Chăm – Katê – 2000” được tổ chức với qui mô lớn. Lần đầu tiên các văn nghệ sĩ, các nghệ nhân người Chăm trong cả nước đều hội ngộ về xứ Tháp với những sắc màu văn hóa Chăm được giao lưu với các vùng văn hóa khác nhau. Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ VHTT Võ Hồng Quang “ ngày hội văn hóa Chăm – Katê lần thứ nhất 2000 thực sự đã trở thành Fetival của người Chăm. Đây là lần đầu tiên người Chăm có dịp gặp gỡ, giao lưu văn hóa nghệ thuật dân gian của dân tộc mình”. Tiếp theo Ninh Thuận đã tổ chức thành công “lễ hội Festival Ninh Thuận 2007”. Có thể khẳng định rằng, Ninh Thuận đã “bứt phá” trong việc tăng trưởng lượt khách và thu nhập trong ngành du lịch.

Tháp Po Klaung Garai là nơi diễn ra lễ hội Katê hàng năm. Du khách đến đây với mong muốn tìm hiểu về các nghi thức cúng tế tại các đền tháp gồm vật lễ, nghi thức cúng, mở cửa tháp, lễ tắm tượng…để giải mã những quan niệm, tín ngưỡng của người Chăm trong lễ Katê. Ngoài ra những du khách còn đắm mình trong điệu múa lễ của người Raglai, của các cô gái Chăm và những câu hát lễ của các vị thầy cúng. Vào dịp lễ này, còn có sự giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các cộng đồng Chăm trong cả nước như người Chăm ở An Giang, Tp. HCM. Điều này đánh dấu sự hòa hợp và thống nhất trong cộng đồng dân tộc Chăm.

Theo ước tính của Bảo Tàng văn hóa Chăm Ninh Thuận, hàng năm vào dịp lễ Katê thì tháp Po Klaung Garai tiếp đón khoảng 5.000 du khách. Đây là kết quả đáng khích lệ để người Chăm tự hào về văn hóa của mình. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cùng phối hợp với người Chăm để buổi lễ Katê được thành công. Bằng việc xây dựng các kế hoạch, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí nhằm phục vụ người dân vui chơi trước và sau lễ Katê, tập trung ưu tiên phục vụ cho người Chăm theo đạo Bàlamôn.

Trong năm 2011, UBND tỉnh Ninh Thuận được Bộ VHTT - DL giao cho tổ chức 2 sự kiện lớn gồm “Liên hoan làng biển Việt Nam” và “Lễ hội Chăm – Katê 2011”, dự kiến sẽ

khẳng định tiềm năng du lịch biển, kết hợp với du lịch văn hóa Chăm thông qua các làng nghề truyền thống cùng các kiến trúc đền tháp. Đây là dịp để tôn vinh các lễ hội dân gian, văn nghệ dân gian của cư dân ven biển như lễ hội nghinh ông, hát múa bả trạo, múa náp, múa siêu, hò biển, các môn thể thao biển như đua ghe, chèo thúng. Đây là dịp để đưa văn hóa – nghệ thuật Chăm đến mọi người.

Tuy nhiên, do một vài yếu tố khách quan mà cho đến nay việc phát huy bản sắc văn hóa Chăm vào các dịp lễ vẫn bị hạn chế. Do điều kiện cuộc sống khó khăn nên việc đón lễ Katê còn trong điều kiện thiếu thốn hoặc chỉ tổ chức các nghi thức đơn giản hoặc vài ba năm mới tổ chức một lần. Điều này làm mất đi tình nhất quán trong ngày lễ của người Chăm. Mặc khác, lễ Katê chủ yếu tổ chức ở tháp Po Klaung Garai nhưng do thiếu kinh phí nên việc trưng bày các hiện vật, các sản phẩm trưng bày, gian hàng lưu niệm tại Nhà trưng bày thiếu yếu tố đặc sắc. Ngoài ra, công tác trùng tu còn đang tiến hành ở tháp Po Rame nên việc đón lễ Katê tại tháp gặp khó khăn, chủ yếu phục vụ cho người Chăm tại địa phương chứ chưa đưa vào đón khách du lịch. Điều này ảnh hưởng lớn nhu cầu tham quan của du khách và làm giảm doanh thu du lịch của tỉnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)