Các làng nghề thủ công truyền thống

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 81 - 87)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Các làng nghề thủ công truyền thống

Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận có ba làng nghề truyền thống của người Chăm là làng gốm Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng dệt thổ cẩm Chung Mỹ. Cả 3 làng này đều thuộc huyện Ninh Phước với tổng số người Chăm 38.807 người, chiếm 57,7% tổng người Chăm tỉnh Ninh Thuận.

Làng gốm Bàu Trúc: Làng Bàu Trúc hay còn gọi là thôn Vĩnh Thuận có tên gốc theo địa danh Chăm là “Paley Hamu Trok”. Năm 1964 Phan Rang xảy ra một trận lũ lụt lớn nên làng được dời đến địa điểm mới hiện nay gọi là làng Bàu Trúc. Làng Bàu Trúc hay thôn Vĩnh Thuận được người dân dùng để chỉ một làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận.

Thôn Bàu Trúc nằm cạnh quốc lộ 1A, cách Phan Rang 9 km về hướng Nam. Khí hậu nơi đây có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 - 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 - 8 năm sau. Mưa chỉ 60 ngày trong thời gian 3 tháng. Mùa khô rất nóng, kéo dài, nhiệt độ trung bình 29 - 330C, độ ẩm khá cao.

Theo số liệu Cục thống kê Ninh Thuận năm 2009, dân số Ninh Thuận hơn 565.677 người trong đó có 67.274 người Chăm, chiếm 11,8% dân số toàn tỉnh. Riêng thôn Bàu Trúc

là một làng trong tổng 22 làng của người Chăm Ninh Thuận. Thôn Bàu Trúc có tấc cả 575 hộ với tổng nhân khẩu là 4.500 người trong đó có 117 hộ biết làm nghề gốm với hơn 400 lao động.

Gốm Chăm Bàu Trúc là loại gốm làm bằng tay, không có bàn xoay. Gốm được nung ngoài trời với nhiệt độ khoảng từ 500 – 6000C. Gốm khi đun chín có màu vàng, đỏ, đỏ hồng, xanh nấu, đen…Gốm Bàu Trúc có xương gốm dày, thô có trộn loại cát nhỏ, mịn. Gốm được trang trí hoa văn đơn giản, chủ yếu hoa văn trang trí ở vai, cổ gốm bằng những hoa văn hình học, hoa văn thực vật. Gốm Bàu Trúc có kích thước nhỏ nhưng lại phong phú về kiểu dáng. Để có một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, người thợ gốm Bàu Trúc phải trải qua nhiều công đoạn công phu, phức tạp từ khâu làm đất đến khâu tạo hình dáng cho gốm. Nguyên liệu làm gốm chủ yếu là đất sét, cát, nước. Ngoài ra người Chăm Bàu Trúc còn dùng củi, rơm rạ,..

Chức năng sử dụng của gốm Bàu Trúc là dùng trong sinh hoạt hằng ngày như đồ đựng sản phẩm nông nghiệp, đồ đựng nước uống, sinh hoạt, đồ đung nấu thức ăn. Ngoài ra gốm còn dùng để đựng đồ cúng tế trong các dịp lễ hội Chăm. Hiện nay, làng gồm Bàu Trúc luôn là điểm đến cho du khách mỗi khi đến Ninh Thuận. Đến đây, du khách được xem các nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật làm gồm và được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm thủ công nhưng rất đặc sắc.

Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp: Làng Mỹ Nghiệp có tên gốc là Paley Caklaing, bắt nguồn từ tên bà mẹ Chăm Caklaing – Bà có công lớn trong việc nuôi nấng vua Chăm Po Klaung Garai (1151 – 1205).

Trước đây, làng Mỹ Nghiệp và làng Chung Mỹ là một làng, sau đó làng Chung Mỹ tách ra thành một làng mới nằm ở phía nam làng Mỹ Nghiệp. Trải qua thời gian, làng Mỹ Nghiệp phát triển thành một ngôi làng hoàn thiện, đông dân và phồn thịnh như ngày nay. Làng Mỹ Nghiệp mang đậm dấu tích truyền thuyết về vua Po Klaung Garai

Sau năm 1992 khi Ninh Thuận và Bình Thuận tách thành hai tỉnh riêng biệt thì làng Mỹ Nghiệp được đổi thành “Khu phố 11”, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Làng Mỹ Nghiệp nằm cạnh quốc lộ 1A, cách Phan Rang 10 km về hướng bắc. Làng Mỹ Nghiệp có cùng chung đặc điểm khí hậu với làng Bàu Trúc. Đất đai làng Mỹ Nghiệp kém màu mở, diện tích đất canh tác hẹp rất khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Đó là thời gian nhàn rỗi để người dân tập trung vào nghề thủ công là chính.

Làng Mỹ Nghiệp có tấc cả 500 hộ với tổng nhân khẩu là 3.500 người (trong đó có 25 hộ người Kinh với dân số 154 người). Đất thổ cư là 10ha, bình quân 150 người/km2. Làng Mỹ Nghiệp có dân số đông nhưng diện tích đất canh tác ít nên người Chăm có nhiều thời gian nhàn rỗi trong việc phát triển nghề dệt. Hơn nữa đất đai ở đây khô cằn, bạc màu; khí hậu khô nóng, không thuận lợi cho việc trồng lúa, năng suất không cao nhưng lại thuận lợi cho việc trồng bông dệt vải. Làng Mỹ Nghiệp gần đường giao thông – Quốc lộ 1A nên thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm trên thị trường.

Người Chăm làng Mỹ Nghiệp chủ yếu làm nghề nông và dệt vải. Theo số liệu điều tra có đến 95% số hộ làm nghề dệt và chủ yếu do phụ nữ đảm nhận, còn nghề nông do đàn ông đảm nhận là chính.

Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp là một làng dệt truyền thống có từ lâu đời. Ở làng này, những kĩ năng, kĩ xảo của nghề dệt được người Chăm trao truyền cho nhau (mẹ truyền con nối) từ thế hệ này đến thế hệ khác. Người Chăm thường trồng bông vào mùa mưa và thu hoạch vào mùa nắng, mỗi năm trồng một vụ từ tháng 6-7 đến tháng 11-12 thì thu hoạch. Ngoài ra, nguời Chăm còn sản xuất sợi tơ mà nổi tiếng là tơ tằm ở Mỹ Tường (Ninh Hải – Ninh Thuận). Tuy nhiên, nghề trồng bông, nuôi tằm của người Chăm sau năm 1975 đã biến mất và ngày nay được thay thế bằng những sợi chỉ công nghiệp.

Sản phẩm dệt của người Chăm phong phú, đa dạng. Mỗi loại vải, khổ vải và kiểu dáng hoa văn đều do khung dệt và kĩ thuật dệt quy định. Người Chăm có hai loại khung dệt: Loại dệt vải dạng tấm khổ rộng (chiều dài 3m, chiều rộng 0,4m) và dạng dệt vải khổ hẹp (chiều dài 1,5m, chiều rộng 1,2m). Hai loại khung trên được làm chủ yếu bằng gỗ và cây nứa. Mỗi khung dệt có nhiều bộ phận rời được lắp ghép lại với nhau.

Sản phẩm dệt của người Chăm phong phú và đa dạng. Từ hai loại khung dệt có đặc điểm khác nhau đã đưa đến sản phẩm dệt của người Chăm cũng khác nhau. Đối với khung vải khổ hẹp thì có sản phẩm là dây lưng, cặp váy… Còn loại khung dệt khổ rộng thì sản phẩm là sà rông, khăn trùm, vải đắp… Ngoài các sản phẩm trên, người Chăm còn dệt những túi vải đeo vai, túi cầm tay…

Nhìn chung chính sự phát triển của nghề dệt thổ cẩm đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của người Chăm thông qua các trang phục nam, nữ với những hoa văn, màu sắc mang nét đặc trưng riêng.

Trước đây, các làng nghề truyền thống ở Ninh Thuận chủ yếu sản xuất với mục đích tự cung tự cấp. Những sản phẩm gốm, dệt sản xuất ra chỉ để trao đổi với mặt hàng lương thực

như lúa, gạo hoặc trao đổi sản phẩm giữa các làng nghề để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Từ đó, hiệu quả kinh tế từ các làng nghề chưa cao dẫn đến việc người Chăm từ bỏ ngành nghề truyền thống để sang trồng lúa, hoa màu hoặc bỏ làng lên thành phố tìm việc. Điều này làm cho các làng nghề dần dần bị mai một và có nguy cơ biến mất.

Đứng trước tình hình đó, Nhà nước ta đã có những chính sách đầu tư để khuyến khích, kêu gọi người Chăm trở về với làng của họ và tham gia sản xuất, khôi phục lại nghề truyền thống trên tinh thần được sự hỗ trợ về vốn, đào tạo nguồn nhân lực và tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm. Vì vậy, các làng nghề truyền thống của người Chăm ở huyện Ninh Phước đã được khôi phục và phát triển cho đến nay. Từ đó, người dân có việc làm và thu nhập ổn định, chất lượng cuộc sống của đồng bào Chăm được nâng lên.

Quyết định số: 2502/ QĐ – UBND ngày 16/07/2009. Quyết định về việc phê duyệt “Đề án hỗ trợ phát triển làng nghề - du lịch Chăm Ninh Thuận đến năm 1011”.

Mục tiêu: Hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm trên địa bàn huyện Ninh Phước kết hợp với phát triển du lịch nhằm tạo sự phát triển nhanh, bền vững các làng nghề, đồng thời bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc Chăm trong thời kì mới.

Chính sách hỗ trợ cho người dân vay vốn để tham gia sản xuất tại các làng nghề với tổng vốn vay 725 triệu đồng. Làng dệt thổ cẩm Chung Mỹ có 9 hộ kinh doanh vay 245 triệu đồng, làng Bàu Trúc cho Cty TNHH gốm Chăm Kiều Lan vay 250 triệu đồng, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp có Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm Tân Nghiệp vay 300 triệu đồng. Ngoài ra các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tại làng nghề còn được hỗ trợ vay vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại khác để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh.

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề: Từ các nguồn vốn hỗ trợ chương trình mục tiêu của Chính phủ đã đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề gồm: đường giao thông, cổng làng nghề, điện, nước, nhà trưng bày… Năm 2008 đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng hạ tầng làng gốm Bàu Trúc với tổng vốn đầu tư 7,5 tỷ đồng. Năm 2009 tiếp tục đầu tư làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và hoàn thành đưa vào sử dụng trong Quý I/2010 với tổng vốn trên 10 tỷ đồng. Đặc biệt, thực hiện quyết định 2502/ QĐ – UBND ngày 16/07/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về đầu tư hạ tầng làng nghề dệt thổ cẩm Chung Mỹ với tổng vốn đầu tư 7,6 tỷ đồng, đã triển khai 2009 và đến nay hoàn thành các hạng mục công trình như: đường vào làng nghề, cổng làng nghề, đường giao thông nội bộ, điện chiếu sáng.

Tiếp theo chính quyền tăng cường công tác khuyến công và xúc tiến thương mai – du lịch; tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề tại chỗ cho bà con đồng bào dân tộc Chăm, trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức được 6 lớp/180 học viên với tổng kinh phí đào tạo 126 triệu đồng. Bên cạnh đó, địa phương đã tranh thủ sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị trong công tác chuyển giao, tiếp thị quảng bá thương hiệu các sản phẩm của làng dệt Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc. Hiện nay 2 làng Bàu Trúc và Mỹ Nghiệp đã có địa chỉ website: http://www.langnghecham.com do công ty Chào thế giới thực hiện. Đây là điều kiện để 2 làng nghề quảng bá cho các sản phẩm dệt thổ cẩm và gốm của đồng bào Chăm. Tiếp theo địa phương đã thành lập các hợp tác xã ở 2 làng nghề nhằm hỗ trợ xúc tiến thương hiệu cho sản phẩm các làng nghề.

Ngoài ra, Ninh Thuận còn nhận được sự giúp đỡ của Hiệp hội làng nghề Việt Nam để xây dựng chiến lược marketing sản phẩm gốm Bàu Trúc, xây dựng logo, hình ảnh để đăng kí bản quyền và kiểu dáng công nghiệp nhằm tạo thương hiệu chung cho làng nghề Chăm Ninh Thuận.

Bảng 2.5. Biểu mẫu Đề án hỗ trợ phát triển làng nghề - du lịch Chăm Ninh Thuận đến năm 1011

(Kèm theo Quyết định số 2502/QĐ – UBND ngày 17/07/2009 của UBND tỉnh NT

STT Nội dung thực hiện Năm thực

hiện thKinh phí ực hiện Ghi chú

01

- Đầu tư hạ tầng làng nghề.

- Thực hiện triển khai đầu tư dự án làng nghề Chung Mỹ. 2010 7,6 tỷ - Đường vào làng, cổng chào, các hạ tầng cơ bản khác. 02 - Thực hiện vốn vay sản xuất kinh doanh. 2009 2010 2011 1 tỷ 5,16 tỷ 4 tỷ

- Triển khai cho 684 hộ của 03 làng nghề Chung Mỹ, Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp.

03

- Công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề. 2010 2011 288 triệu 396 triệu - 04 lớp đào tạo nghề, 04 lớp nâng cao tay nghề cho 03 làng nghề với 240 học viên. - 05 lớp đào tạo nghề, 07 lớp nâng cao tay nghề cho 03 làng nghề với 360 học viên.

04

- Xây dựng, chuyển giao lò nung gốm tài làng nghề Bàu Trúc. 2009 2010 2011 150 triệu 450 triệu 450 triệu - 01 lò - 03 lò - 03 lò 05 - Kinh phí hỗ trợ nguyên

vật liệu cho sản xuất. 2010 2011

24 triệu

24 triệu - Ngân sách t- Ngân sách tỉnh. ỉnh.

06 - Công tác xúc tiến thương mại – du lịch. - Công tác xúc tiến thương mại khác. 06/2009 2011 190 triệu

540 triệu - Xây dthương hiệu, websitte, ựng và đăng kí logo thương hiệu.

07

- Phát triển mô hình sản xuất, mô hình quản lí. - Xây dựng mô hình mẫu

2010 2011 2010 75 triệu 75 triệu 90 triệu - 50 học viên - 50 học viên - Từ nguồn ngân sách địa phương.

Sau khi triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển làng nghề - du lịch Chăm Ninh Thuận đến nay cuộc sống người dân ở làng nghề đã từng bước được cải thiện.

Làng gốm Bàu Trúc hiện có 4 Tổ hợp tác và 150 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 400 lao động. Các sản phẩm truyền thống: lu, chum, lọ, lò, ấm,… Sản phẩm gốm mỹ nghệ với nhiều kiểu dáng, họa tiết phong phú, đa dạng về chủng loại, màu sắc... được sử dụng trong trang trí nghệ thuật. Tổng doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng, thu nhập bình quân khoảng 750.000 đồng/người/tháng.

Làng Mỹ Nghiệp hiện có 10 tổ hợp tác, 12 cơ sở sản xuất và 500 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 800 lao động. Sản phẩm dệt thổ cẩm là vải tấm và vải dây. Từ sản phẩm dệt thổ cẩm tiếp tục gia công thành các sản phẩm phục vụ yêu cầu khách hàng như: tấm ra, khăn, chăn, túi xách, quần áo, ba lô, cà vạt, ví…Tổng doanh thu hàng năm trên 15 tỉ đồng, thu nhập bình quân khoảng 900.000 đồng/người/tháng.

Ngoài làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, làng dệt thổ cẩm Chung Mỹ cũng được xem là một trong ba làng nghề truyền thống của người Chăm. Làng dệt thổ cẩm Chung Mỹ trước đây cùng chung với làng Mỹ Nghiệp nhưng sau này tách ra thành một làng độc lập và cách làng Mỹ Nghiệp 1km về phía nam. Hiện làng nghề truyền thống Chung Mỹ có 280 hộ tham gia sản xuất dệt thổ cẩm với hơn 230 lao động. Sản phẩm làm ra chuyển bán cho làng Mỹ Nghiệp hoặc nhu cầu may quần áo của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh lân cận. Tổng doanh thu hàng năm trên 5 tỷ đồng, thu nhập bình quân khoảng 700.000 đồng/người/tháng.

Cùng với việc hoàn thành hệ thống hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan làng nghề. Đây là điều kiện để người Chăm quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường và góp phần tăng thu nhập trong sản xuất.

Thông qua các Hội chợ, triển lãm trong nước, sản phẩm thủ công từ các làng nghề người Chăm đã được khách hàng trong và ngoài nước ưu chuộng. Mặt khác, nguồn lao động của làng nghề đã được đào tạo để nâng cao tay nghề, từng bước đáp ứng như cầu thị trường về mẫu mã, số lượng và chất lượng sản phẩm, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động làng nghề.

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)