Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 34 - 36)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

2.2.2.1. Địa hình

Đây là khu vực nằm trọn vẹn ở phần rìa phía đông của dãy Trường Sơn. Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài theo hướng đông bắc – tây nam. Các nhánh núi tỏa xuống phía biển bao bọc ba mặt và chia cắt dải đồng bằng phía tây. Các núi cao từ 800 – 1.000m. Ở Ninh Sơn, Ninh Hải có đỉnh cao 1.500m còn có nhánh đâm ra biển cao từ 500 đến hơn 1.000m. Những rặng núi đâm ngang ra biển đã tạo nên các bình phong che chắn gió mùa Đông Bắc và Tây Nam, xâm nhập xuống phía nam hoặc lên phía bắc của vùng.

Đồng bằng Ninh Thuận với diện tích khoảng 520 km2. Đây là một vùng trũng nằm sát chân núi Lâm Viên – Lâm Đồng trải dài đến tận biển. Đồng bằng ở đây được phù sa bồi tụ và những dòng sông lớn mang phù sa. Tuy nhiên do khí hậu khô nóng nên đồng bằng khô hạn, thiếu nước, đất đai cằn cỗi, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Người Chăm chỉ cày cấy mỗi năm một vụ vào mùa mưa.

2.2.2.2. Khí hậu:

Ninh Thuận mang đặc điểm khí hậu của vùng Nam Trung Bộ. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Mùa mưa ở đây không nhiều, chỉ mưa 60 ngày/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp, dưới 800 mm năm. Do địa hình là một lòng chảo, được bao bọc bởi những dải núi dựng đứng nên mùa mưa dù mưa ít nhưng lại thường xuyên gây lũ lụt. Ngược lại mùa khô rất nóng kéo dài đến 9 tháng. Nhiệt độ trung bình 29 – 330 C. Lượng bức xạ lớn, lượng bốc hơi gấp hai lần lượng mưa. Độ ẩm khoảng 80% năm. Mùa khô thường có gió, từ trung tuần tháng 10 đến tháng 4 dương lịch có gió mùa Đông Bắc và từ trung tuần tháng 4 dương lịch đến trung tuần tháng 10 năm sau có gió Tây Nam. Hai loại gió trên hàng năm đem lại nhiều mưa cho các tỉnh trong toàn quốc nhưng đến Ninh Thuận bị chắn bởi các ngọn núi cao xung quanh làm cho ngọn gió yếu dần, khí hậu Ninh Thuận bị khô và nóng.

2.2.2.3. Thổ nhưỡng

Do khí hậu khô hạn nên thổ nhưỡng có những đặc trưng riêng. Loại đất thịt có pha cát trên nền một lớp sét. Phần lớn các vùng Chăm ở Phan Rang phía bắc Ninh Phước nằm trên khu vực đất có cấu trúc loại này. Đất có màu nâu xám, độ PH khoảng 6,5, độ thoát nước

trung bình, độ dày có lớp mùn nhiều nhất là 0,5m. Đất pha vùng Ninh Phước (Phan Rang) thích hợp trồng các loại hoa màu và cây ăn trái như nho, xoài và thuốc lá.

Hàng năm vào mùa gió, những cơn gió mạnh đã di chuyển dần các cồn cát ven biển lấn sâu vào đất liền. Nhiều thửa ruộng, cả những khu nghĩa địa của người Chăm gần đây cũng bị cát lấn dần. Hiện nay, một vài nơi người Chăm đã trồng cây chắn cát.

2.2.2.4. Thủy văn

Do khu vực cư trú của người Chăm trong vùng khí hậu khô hạn, mưa ít nên lượng nước ở các con sông rất hạn chế. Các con sông chính như sông Dinh, sông Mê Lam, sông Chá, sông Ông, sông Mao… Các sông có lưu vực hẹp và lượng nước ít nhưng phần lớn tập trung vào mùa mưa, còn mùa khô hầu như khô cạn. Đa phần ở đây là những sông ngắn, ít phụ lưu và chi lưu, hầu như không quá 50 km, độ dốc cao. Vì vậy, vào mùa mưa nước sông nhanh chóng tháo chảy ra biển tạo nên những cơn lũ nhỏ, nước xiết.

Do mật độ sông, suối thưa thớt nên khó khăn cho người dân trong sản xuất và sinh hoạt. Đây là khu vực thường xuyên thiếu nước vào mùa khô, ngoại trừ một vài vùng có hệ thống thủy lợi như Hữu Đức, Phú Nhuận, Hòa Trung (Ninh Phước), còn hầu hết vùng Chăm đều trông chờ vào lượng nước mưa để canh tác mỗi năm một vụ. Nước sinh hoạt chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm lấy từ các giếng sâu.

Chính sự thiếu nước trong sinh hoạt và gieo trồng nên người Chăm đã sớm biết kĩ thuật thủy lợi độc đáo với các đập ngăn các suối và sông nhánh trữ nước đưa vào ruộng. Trong lịch sử vương quốc Champa cũng đã tồn tại một loại giếng Chăm hình vuông làm nguồn nước công cộng cho cư dân. Một vài giếng Chăm đến nay vẫn còn được bà con người Chăm gìn giữ, hàng năm đến cúng bái. Cũng do sự hạn chế nguồn nước trong gieo trồng, nên việc phân phối nguồn nước canh tác của người Chăm có một vị trí đặc biệt. Các làng Chăm thường có những người được cử ra trông coi việc phân phối nước cho các gia đình. Hàng năm, trong số các nghi lễ nông nghiệp của người Chăm, còn có lễ cúng nguồn nước, cúng mương nước.

2.2.2.5. Sinh vật

Thảm thực vật chủ yếu là các loại cây bụi và rừng thứ sinh. Do việc khai thác trái phép, nạn cháy rừng phổ biến nên các làng Chăm tuy gần rừng núi nhưng phần nhiều là các núi và đồi trọc. Một vài loại cây gỗ quí như trầm hương, cẩm lai, bằng lăng, phượng hoàng, long não, cà chắt, vốn trước đây khá phong phú, ngày nay lại rất hiếm. Ở các làng Chăm phong cảnh tương đối đơn điệu và khô cằn, ngoài một vài cây me cổ thụ, trong làng hầu như

không có một loại cây thân gỗ nào khác. Người Chăm quan niệm cây thân gỗ là nơi cư trú của mà quỷ. Động vật có nhiều loài quí như hươu, nai và các loại chim như công, vẹt…

Vùng biển có nhiều hải sản như cá, tôm, mực, ba ba, nghêu, sò, ốc và các loại ngọc trai. Đây là môi trường thuận lợi để người Chăm phát triển các hoạt động kinh tế từ biển.

Do vị trí nằm giữa núi và biển, đồng bằng sâu trũng với khí hậu khắc nghiệt nhiều nằng, ít mưa. Điều kiện tự nhiên, môi sinh ấy đã tác động và góp phần hình thành nên sắc thái văn hóa của người Chăm – đó là sắc thái của một cư dân vừa làm nông và nghề đi biển. Khí hậu khắc nghiệt thường gây lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô đã gây nên nhiều bệnh như sốt rét, thương hàn, dịch tả. Trước tình trạng đó, mỗi ngọn núi, dòng sông, cửa biển, cây cổ thụ, đều được người Chăm xem là có linh hồn, có khả năng phù hộ độ trì hoặc có thể đe dọa đời sống tinh thần con người. Do đó với trình độ tư duy đơn giản, trình độ khoa học chưa phát triển, người Chăm chưa lí giải được các hiện tượng tự nhiên như mây mưa, sấm chớp mà tấc cả họ đều cho là do quyền năng của thượng đế vô hình. Vì vậy để được bình an, được mùa màng, mưa thuận gió hòa đã hình thành tín ngưỡng tôn thờ các vị thần sông, thần núi, thần biển. Họ phải đem các lễ vật đến cầu cúng các vị thần linh để được phù hộ, độ trì. Đây là nhân tố tạo tiền đề cho việc hình thành các lễ hội Chăm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)