Có thể nói, thời đại lịch sử hào hùng mà bi thương của dân tộc tuy đã lùi vào quá khứ, nhưng sừng sững ở chân trời lịch sử ấy là những con người bình thường mà vĩ đại. Dân tộc Việt Nam luôn luôn ghi nhớ những cống hiến quý báu của những người con xứng đáng của mình. Thời đại của thế kỷ XVIII, thế kỷ của khởi nghĩa Tây Sơn là con người "áo vải cờ đào" Quang Trung. Bên cạnh Quang Trung là Ngô Thì Nhậm, một người con bất hủ của văn học và văn hóa Việt Nam. Tên tuổi của Ngô Thì Nhậm luôn luôn gắn bó trong lòng nhân dân ta, đi đôi với tên tuổi rạng rỡ của Quang Trung - Nguyễn Huệ, người lãnh tụ vĩ đại của ông, cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam tiến bộ thời ông.
Thật vậy, Ngô Thì Nhậm là một nhân vật có tầm cỡ trong lịch sử văn hóa và văn học Việt Nam. Ông là một con người văn võ song toàn. Và nếu nói như có lần thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói về Nguyễn Trãi rằng: "Văn là chính trị: là cứu nước, cứu dân, là nội trị, ngoại giao .... võ là quân sự: là chiến lược và chiến thuật văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao thì Ngô Thì Nhậm đã dùng văn và võ của mình như một vũ khí để góp vào công cuộc giữ nước và dựng nước một cách đắc lực dưới thời Tây Sơn. Rồi cùng giống như Nguyễn Trãi và kế tục truyền thống yêu nước của Nguyễn Trãi , Ngô Thì Nhậm vừa là một nhà văn hoa, vừa là một nhà văn. Với cương vị một nhà văn, Ngô Thì Nhậm đã công hiến nhiều thể loại văn học đặc trưng cho thời đại mình. Ông vừa là người thư ký, vừa là một nhân chứng trung thành của thời đại Quang Trung chiến thắng. Ông đã có một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học Việt Nam, trước hết là trong văn học giai đoạn thế kỷ XVIII, thế kỷ mà "sự phát triển nhảy vọt" của nó "là một bộ phận của sự phục hưng văn hóa vĩ đại lúc bây giờ" ( Đinh Gia Khánh ). "Ngô Thì Nhậm là một trí thức mới của thời đại, người mà trên một số diện nào đó giống như người trí thức thời Phục hưng mà Ăng - ghen xác định:
"Thời đại cần đến những người khổng lồ, và đã đẻ ra được những người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình và về tính cách, khổng lồ về tài năng mọi mặt và về sự hiểu biết sâu rộng của họ ... Những điểm nổi bật nhất ở
họ là hầu hết các nhân vật ấy đều lao mình vào phong trào của thời đại họ, đều luôn luôn tham gia những cuộc đấu tranh thực tiễn, có lập trường rõ rệt, và tiến hành cuộc chiến đấu, kẻ thì bằng lời nói văn tự, người thì bằng đao kiếm và thường thường là đồng thời bằng cả hai thứ".
Nhìn chung, sự phát triển nhảy vọt của văn học nửa cuối thế kỷ XVIII là một bộ phận của sự phục hưng văn hóa lúc bấy giờ... Tiêu biểu nhất cho giai đoạn văn học này là Ngô Thì Nhậm. Sáng tác văn học cùng như trước tác học thuật của ông phản ánh những nguyện vọng cơ bản của dân tộc, của nhân dân và thể hiện niềm tin tưởng sâu sắc ở vận mệnh của tổ quốc. Mặc dù còn bị hạn chế bởi "ý thức hệ phong kiến", chúng ta vẫn có thể xem Ngô Thì Nhậm là "con người khổng lổ" của thời đại. Thật vậy, Ngô Thi Nhậm là người có tài năng lớn về nhiều mặt. Hẳn là tài và đức của ông phải nổi tiếng đến một mức cao như thế nào đó, mới khiến được cho Quang Trung, một lãnh tụ thiên tài, lẫn đầu tiên gặp ông, đã phát biểu: "Có lẽ đó là ý trời muốn để dành ngươi cho ta dùng
Bên cạnh các khả năng lớn về chính trị và quân sự, Ngô Thì Nhậm còn là một cây bút trước tác nhiều nhất trong thời đại của ông. Ông sáng tác từ nhỏ cho đến chết, không lúc nào ngừng. Và sáng tác rất nhiều thể loại: thơ, phú, văn tế... Văn xuôi của Ngô Thì Nhậm, với các. loại nghiên cứu địa lý, lịch sử, phê bình, bình luận chính trị, xã hội, văn từ hành chính, thư từ bang giao,... hết sức phong phú và uyên bác, đến nay còn giúp ích cho chúng ta nhiều tài liệu rất quý đê tìm hiểu và đánh giá các mặt kinh tế, văn hóa, triết học, ngoại giao của thời Lê mạt và Tây Sơn.
Về văn chính luận, Ngô Thì Nhậm thật xứng đáng là một người thừa kế thiên tài của Nguyễn Trãi. Trong công cuộc bang giao với nhà Thanh dưới triều Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm tỏ ra là người hiểu rất rõ tâm lý đối phương và có những cách đối ứng rất phù hợp, sáng suốt: khiêm nhường đánh lui lòng tự ái của Càn Long, xóa bỏ tận gốc ý muốn trả thù rửa hận của ông ta, tiến tới làm cho ông ta ngày càng thêm khâm phục và yêu quý vua Quang Trung, trên cơ sở đó, củng cố chủ quyền dân tộc của ta, giữ vững hoa hiếu hai nước.
Thành công lớn của Ngô Thì Nhậm trong giai đoạn bang giao rực rỡ nhất của nước ta từ thời Tây Sơn trở về trước này không phải là của riêng ông, nhưng trong đó, con người "từng trải việc đời", "hiểu thông kinh truyện";và văn chương già dặn của ông, đã đóng góp một phân không nhỏ. Ong đã được vua Quang Trung tin dùng và giao cho trọng trách là "dùng ngòi bút thay giáp binh" để lo việc hoa hiếu với nhà Thanh sau này, nhằm tránh hoa binh đao cho nhân dân. Và với "dòng dõi văn học Bắc hà, thông thạo việc đời", với "tài học không ở dưới người", Ngô Thì Nhậm xứng đáng là một nhà chính luận thiên tài. Văn chính luận của Ngô Thì Nhậm đã góp một phần rất lớn vào công cuộc nội trị, ngoáo giao dưới thời Tây Sơn. Nhất là trong lĩnh vực ngoại giao, nó đã ghi vào lịch sử ngoại giao Việt Nam những trang đẹp nhất, hào hùng nhất, xứng đáng là những văn kiện ngoại giao vô cùng quý báu trong kho tàng văn học nước nhà.
Trong bối cảnh lịch sử nước ta cuối thế kỷ thứ XVIII, một bối cảnh vô cùng rối ren, phức tạp, lòng người chao đảo, không dễ gì tìm được cho mình một hướng đi, người trí thức yêu nước chân chính Ngô Thì Nhậm đã vượt qua tất cả mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến cổ hủ, thực hiện lý tưởng phục vụ cho dân, cho nước. Sự nghiệp chính trị, quân sự và những cống hiến văn học quý báu của ông thật xứng đáng để con cháu muôn đời ghi nhớ và tự hào. Ông xứng đáng là một trong những "ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam, làm vẻ vang cho giống nòi", như lời tổng bí thư Trường Chinh đã nói.