Chương 3: Vấn chính luận của Ngô Thì Nhậm.
3.2.3. Văn chính luận về ngoại giao
Nhưng không phải chỉ có những công việc đối nội, cống hiến tài năng của Ngô Thì Nhậm còn thể hiện trong cuộc đấu tranh kiên trì, mềm dẻo nhưng kiên quyết trên mặt trận đối ngoại. Quang Trung là người sớm phát hiện tài ngoại giao của Ngô Thì Nhậm. Trước khi ra Thăng Long tiêu diệt quân Mãn Thanh, Quang Trung đã tính trước '."Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mười ngày có thể đuổi được quân Thanh, nhiùĩg nghĩ, chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà báo thù. Đến lúc ấy chỉ người khéo lời lẽ mới dẹp nổi binh đao. Không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được".
Với nhận xét sắc sảo đó, Nguyễn Huệ đã ân cần trao cho Ngô Thì Nhậm phụ trách công việc bang giao, một công việc cực kỳ tế nhị, khó khăn, một công việc có liên quan đến sự an nguy của đất nước. Nó có tác dụng củng cố và phát huy thắng lợi quân sự vĩ đại vừa giành được, nâng cao uy tín của triều đại mới, của quốc gia, ngăn chặn một cuộc chiến tranh xâm lược mới của triều đình Mãn Thanh. Và tác phẩm văn chương của Ngô Thì Nhậm trong trường hợp này lại chính là những văn kiện ngoại giao do ông khởi thảo. Đó là việc "dùng ngòi bút thay giáp binh", "dùng văn chính luận để đấu tranh về ngoại giao", củng cố độc lập dân tộc.
Những tác phẩm gắn với cuộc đấu tranh bang giao này được bắt đầu từ rất sớm. Thực ra từ trước đó, Ngô Thì Nhậm đã thảo những thư từ bang giao : thảo thư đề nghị Tôn Sĩ Nghị ''hoãn binh" khi hắn mới đến biên ải, nhằm cảnh cáo ngầm ông ta về sức mạnh của quân dân ta ... "Những nay bỗng nghe quần thiên triều qua cửa quan, đem việc tiến đánh bá cáo trong tờ hịch, lòng người lo sợ, ngờ vực. Kẻ làm quân sợ bị mắc vào vòng bội nghịch, họ bảo nhau rằng : không đánh thì bị giết; kẻ làm dân sợ không tiếp tế được quân lương, họ bảo nhau rằng : không trốn thì chết. Vì thế, các cánh quân tranh nhau đến nơi đồn trại, dân các nơi trốn bừa vào chốn núi rừng, việc đồn đại đến trước trướng đại nhân, nên ngờ là có việc "châu chấu đá xe", thực ra, chỉ do người trong nước lo sợ hoảng hốt, không thể ngăn cấm được đó thôi" ("Bang giao hảo thoại").
Đó là bài mở đầu cho gần 100 bài văn bang giao mà Ngô Thì Nhậm sẽ viết trong những ngày tiếp đó. Ngay trong bức thư đầu đó, đã thể hiện được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại văn học này dưới ngòi bút Ngô Thì Nhậm. Đó là sự mềm dẻo, "nhẫn nhục" về sách lược nhưng cứng rắn, kiên quyêt trong nguyên tắc ; "nên kinh thì kinh, nên quyền thì quyền, làm sao cho xong việc nước". Đó là trí tuệ Việt Nam trong những biên ảo của từ chương cổ điển. Đó là mưu lược quân sự, kết hợp với đấu tranh chính trị và ngoại giao.
Chưa đầy nửa tháng sau chiến thắng Đống Đa, Ngô Thì Nhậm lại thảo thư "Trần tình" gửi Càn Long, một văn kiện bang giao và cũng là một tác phẩm văn học độc đáo.
Lúc bấy giờ nước ta đang đứng trước một tinh hình căng thẳng như ngàn cân treo sợi tóc : bị thua nhục nhã, vì sĩ diện , Càn Long và triều Thanh có thể huy động đại binh đánh trả thù. Để tránh sự tái diễn của binh đao, Ngô Thì Nhậm phải thảo "Biểu trần tình", nhằm biểu dương sức mạnh của nước ta, ngăn chặn dã tâm trả thù của nhà Thanh, bắt Càn Long và triều thần phải chấp nhận việc "chuyển binh giáp thành hội xiêm áo".
"Ôi, đường đường thiên triều mà tranh nhau thua được với nước nhỏ, cố muốn theo đuổi mãi việc chinh chiến, để cho binh đao lại diễn, dân chúng bị khổ hại, thì đó là điều mà của tấm lòng của bậc thánh nhân không nỡ làm. Nhiùĩg nếu muôn một xảy ra binh đao kéo dài, tình thế vỡ lở, thần khống được đem nước nhỏ thờ nước lớn, thì thần cùng đành phải nghe theo mệnh trời mà thôi chứ còn dám biết nói sao!" ("Bang giao hảo thoại").
Đó là lời cảnh cáo nghiêm khắc trên thế đứng của kẻ chiến thắng, là vũ khí "hoả hổ" được bọc dưới từ chương!
Gửi thư cho Thang Hùng Nghiệp, nhờ Thang Hùng Nghiệp chuyển "Biểu trần tình" lên Càn Long, sau khi trình bày nguyên nhân đánh dẹp Tôn Sĩ Nghị, Ngô Thì Nhậm cũng không quên nhắc nhở "thiên triều" nhà Thanh bài học về quân sự đi liền với chính trị trong chiến tranh. Và nhân đó, cảnh cáo Càn Long với lời lẽ rất kiên quyết:
"Phàm quân đội, cốt ở chỗ đoàn kết một lòng, không cốt ở chỗ đông, binh lính quý ở chỗ tinh nhuệ, không quý ở chỗ nhiều. Kẻ khéo thắng là thắng ở chỗ
vô cùng mềm dẻo, chứ có phải ỷ mạnh lấn yếu, lấy đông hiếp ít đâu! Nếu như
sự tình trước đây chưa được giải tỏa mà thiên triều không chút khoan dung, cố gây việc chinh chiến, làm cho nước nhỏ này không được hết lòng cung kính thờ
nước lớn, thì lúc ấy tôi cũng đành nghe theo mệnh trời mà thôi!("Bang giao
hảo thoại").
Sau cuộc đấu tranh dùng từ mệnh để chặn đứng ý đồ động binh trả thù rửa nhục của "thiên triều", Ngô Thì Nhậm đấu tranh để nhà Thanh thừa nhận Quang Trung, phong vương cho Quang Trung và an trí bọn Lê Chiêu Thống. Đây cũng là một cuộc đấu trí về ngoại giao cực kỳ căng thẳng mà ngọn bút của Ngô Thì Nhậm lại được dịp tung hoành, phát huy tác dụng. Nhà Thanh đặt điều kiện cho Quang Trung phải "thân hành đến kinh đô" chúc thọ Càn Long 80 tuổi và thụ phong. Quang Trung , vì "sợ ngượng" với các phiền thần khác khi đến kinh đô, nên đòi nhà Thanh sắc phong trước, nhưng Phúc An Khang, tổng trấn Lưỡng Quảng của nhà Thanh, người đứng ra giao thiệp trực tiếp với Quang Trung, lại quỉ quyệt đề nghị Quang Trung chỉ cần qua khỏi Nam Quan trong dịp đi chúc thọ vua Thanh là sẽ được phong ngay, và như vậy, "khi Quốc trưởng đến kinh đô đã ngang hàng với các nước phiên thuộc thời vinh dự biết chừng nào". ("Bang giao hảo thoại").
Rất sáng suốt trước những lời ngon ngọt đó của Phúc An Khang, trong thư trả lời, vua Quang Trung vịn cớ làm thế là "phân biệt đối xử", nên đòi nhà Thanh sớm định ngày tuyên phong, và cử sứ thần sang Thăng Long tuyên phong.
Nhưng rồi việc ra Thăng Long nhận sắc phong có thể gây thương hại đến uy tín quốc gia và uy tín của nhà vua, nên Quang Trung đòi sứ bộ nhà Thanh phải vào tận Phú Xuân để tuyên phong. Các sứ thần nhà Thanh, tuy rất bực tức trước thái độ của Quang Trung, nhưng cuối cùng, họ phải nhượng bộ trước ý chí cương quyết và kiên trì của Quang Trung, thể hiện qua bao lý lẽ trong hàng chục bức thư của Ngô Thì Nhậm.
Tiếp theo là việc Quang Trung giả sang chúc thọ nhà Thanh, sau đó là việc đòi đất bảy châu Hưng Hóa đã mất vào tay nhà Thanh từ thời Lê, đòi bỏ lệ cống người vàng, việc xin ngựa tốt nhà Thanh, xin nhân sâm cho mẹ Quang Trung, làm thư cầu hôn đòi lấy công chúa nhà Thanh để thêm " giao tình thân mật" giữa "thiên triều" và "lân quốc" ... Thực chất, tất cả chỉ là những việc "nắn gân", thử sức "thiên triều" để thăm dò ý tứ, chuẩn bị cho việc đối phó lâu dài ... Thấm đượm trong vòng 100 bức thư ấy của "Bang giao hảo thoại" là tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc được khơi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau chiến thắng Đống Đa. Bằng những tác phẩm văn chương bang giao có tầm quan trọng quốc gia ấy, Ngô Thì Nhậm đã đóng góp vào dòng văn học từ mệnh vốn có truyền thống lâu đời của ông cha ta những kiệt tác mới. Và văn chính luận từ đời Trần, đời Lê, đến Ngô Thì Nhậm, đã có một tác dụng thực tế lớn lao.
Trong năm Kỷ Dậu, chỉ riêng công việc đứng đầu nền ngoại giao của triều Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm đà đê vào đấy biết bao sức lực và tâm huyết.
Công cuộc bang giao thời Tây Sơn đã đạt những thắng lợi chưa từng có, đã viết nên những trang sử ngoại giao đẹp nhất bên cạnh những trang sử chiến thắng huy hoàng, và trong chiến công này, có phần đóng góp xứng đáng của Ngô Thì Nhậm.
3.3. Nghệ thuật văn chính luận của Ngô Thì Nhậm.
3.3.1. Khái quát.
Bên cạnh việc tim hiểu nhưng đóng góp về nội dung tư tưởng, là việc tìm hiểu những đặc trưng nghệ thuật văn chính luận của Ngô Thi Nhậm. Ở lĩnh vực này, văn chính luận của Ngô Thi Nhậm cùng có những đóng góp đáng kể.
Mặc dù sống trong một thời đại mà nền văn học Việt Nam đã có những kiệt tác cho ngôn ngữ dân tộc, và trước đó, văn học Việt Nam cũng đã có những tác gia lừng danh với hàng trăm bài thơ bằng tiếng Việt, nhưng Ngô Thì Nhậm vẫn dùng chữ Hán, "một văn tự chính thống", "một thứ ngôn ngữ văn học có tính chất quốc tế" (Kôn - rát), để sáng tác. Đó là một nhược điểm đáng
kể trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của Ngô Thì Nhậm. Nhược điểm này đã nói lên đặc trưng trung cổ trong tác phẩm của Ngô Thì Nhậm.
Đặt Ngô Thì Nhậm vào giai đoạn quá độ đầy mâu thuẫn, phân hai giữa tính chất trung cổ và tính chất Phục hưng, ta thấy thi pháp nghệ thuật văn chính luận Ngô Thì Nhậm có phần mang đặc trưng trung cổ và cũng có phần đóng góp vào sự chuyển động mạnh mẽ của thời đại.
Trong nền văn học Việt Nam cổ, các thể loại có tính chất cung đình chiếm vị trí hàng đầu. Không có một nhà văn đáng gọi là nhà văn theo hàm nghĩa của thời đại đó mà lại không biết "viết thư thảo hịch", viết chiếu, biểu, châm, minh, bi, ký..., những thể loại tiêu biểu của loại hình văn học trung đại. Thế nhưng, không phải ai cũng có được cái nghệ thuật trác việt khám phá ra cái gọi là "thiên tài của thể loại", trở thành một danh gia trong từ chương thiên cổ. Kể về thể loại này, đời Lý phải kể đến "Thiên đô chiếu", "Lâm cung di chiếu" và "Lộ bố văn"; đời Trần thì có " Hịch tướng sĩ", đời Lê Sơ thì "thiên cổ hùng văn" của Nguyễn Trãi ...
Sau Nguyễn Trãi, trong mấy trăm năm dưới triều Lê, không có người nào xứng đáng nối gót ức Trai tiến sinh về thể loại này.
Phải đợi đến thời đại Quang Trung, một thời đại hào hùng đồng điệu với thời bình Ngô - tài năng của cây bút Ngô Thì Nhậm được Quang Trung phát hiện, lịch sử văn học mới lại ghi nhận một hiện tượng lớn về thể loại này.
Văn chính luận của Ngô Thì Nhậm là sản phẩm của một thời đại lịch sử, sản phẩm của trí tuệ, tâm huyết và nghệ thuật từ chương của tài năng Ngô Thì Nhậm.
Thời đại Quang Trung là thời đại anh hùng. Văn chính luận của Ngô Thì Nhậm phản ánh trực tiếp âm huởng đó của thời đại, có phong cách hoành tráng -cao cả. "Phối thuộc nội địa hàng binh chiếu", " Tức vị chiếu", " Hảo thành văn vũ tạ biểu", "Tấn tôn biểu", " Dụ cựu triều văn vũ chiếu" ... có thể xem là những bài tiêu biểu.