2 .1. Khái niệm về văn chính luận.
Trong lịch sử văn học từ ngàn xưa đến nay, sáng tác văn chương bao giờ cũng rất đa dạng, diện mạo văn chương bao giờ cũng rất phong phú : thơ, phú, văn hùng biện, sử thi... Ớ đây, ta chỉ nói về văn chính luận.
Vậy văn chính luận là gì?
Nếu thơ là loại sáng tác thường thiên về việc thể hiện tâm tư, tinh cảm cảm xúc của người viết, tức nhân vật trữ tinh, trước một vấn đề nào đó, và thường phát triển trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, thi văn chính luận là loại văn chương thường bàn đến những vấn đề chính trị, xà hội có tầm quốc gia, thường đề cập đến những vấn đề lớn của đất nước, nên thường phát triển mạnh trong những thời kỳ mà vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu của hiện thực lịch sử. Trong văn chính luận, tính chất và cảm hứng dân tộc là nổi bật nhất. Tuy nhiên, phần lớn những vấn đề chính trị, xã hội thường gắn với nhà nước phong kiến và do những tác gia phong kiến biện luận. Cho nên khi có sự thống nhất giữa tác gia -nhà nước - dân tộc, thường là trong thời thịnh của chế độ phong kiến, thì văn chính luận mới dễ có khả năng phong phú và hào hùng. Khi không còn sự thống nhất đó, thường là trong thời suy vi của chế độ phong kiến, khi nhà nước phong kiến đã đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, trái với lương tri và trí tuệ, thì văn chính luận thường không có giá trị cao. Đó là lý do cắt nghĩa tại sao, sau Nguyễn Trãi mấy thế kỷ, mãi đến khi phong trào Tây Sơn tiến lên giải quyết những vấn đề dân tộc, văn chính luận mới lại hưng thịnh. Trong số những tác phẩm chính luận còn lại, không ít là những văn kiện do cá nhân viết cho những người đứng đầu nhà nước hoặc tổ chức tiền thân của nhà nước. Những tác phẩm ấy phải được quan niệm một cách rộng rãi đến mức như của " tập thể". Song, đồng thời, lại không quên yếu tố cá nhân, đặc biệt là về phong cách và bút pháp.
Với quan niệm " văn, sử bất phân", mỹ học phương Đông rất coi trọng loại văn " từ mệnh". Khi Nguyễn Trãi bắt đầu bước vào " trường văn bút trận"
thì dòng văn này đà đạt được những thành tựu vững chắc đầu tiên. Từ " Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn nêu cao hoài bão và quyết tâm xây dựng một nền văn trị, vũ công rạng rỡ, nhằm " mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài cho muôn đời con cháu đời sau"; Lý Thường Kiệt với bài thơ " Nam quốc sơn hà" và " Lộ bố văn", nêu cao tính chát thiêng liêng, bất khả xâm phạm của cương giới Đại Việt; Trần Quốc Tuấn trong " Hịch tướng sĩ", cổ vũ lòng kiên trung và hành động xả thân thủ nghĩa để bảo vệ tôn miếu xả tắc nước Việt; " Thất trảm sớ" của Chu An đã đặt ra và giải quyết đúng những vấn đề trọng đại của đất nước. Người xưa có câu: " Chính giả, chính dã" (tức làm chính trị là làm theo chính nghĩa). Nói đến chính trị mà muốn thuyết phục người ta thì phải có mục đích quang minh, lý lẽ thẳng thắn. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nêu cao chính nghĩa. Như thế thì lời nói dễ đường hoàng, thông suốt, khí văn dễ trở nên hào hùng, mạnh mẽ. Văn chính luận, như đã nói, thường đề cập đến những vấn đề trọng đại của dân tộc nên dễ có điều kiện hay, miễn là tác giả đứng về phía quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, và có cảm xúc chân thành, sâu sắc. Tất nhiên, trau chuốt lời văn cũng rất cần thiết, nhưng đó chỉ là việc phụ.
Văn chính luận đã có truyền thống vững chắc trước Nguyễn Trãi. Cả một dòng văn học viết phong phú từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XV đã có không ít tác phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho những mục đích chính trị xã hội, chiến đấu cho nhưng lý tưởng cao đẹp của dân tộc. Đồng thời, cùng với sự phát triển của văn học, đã hình thành những quan niệm văn học. Song, nhìn chung, văn học Lý - Trần, nếu có phục vụ cho những mục đích chính trị, xã hội thì chủ yếu là do tác dụng khách quan của tác phẩm nhiều hơn là do ý thức tự giác của bản thân người viết. Đặc biệt, với những tác phẩm tiêu biểu của bộ phận văn chính luận, thì khó có thể nói những tác giả của nó, khi viết, đã có ý thức sử dụng ngòi bút như một vũ khí chiến đấu, mặc dù đó là những tác phẩm có ý nghĩa chính trị, xã hội và giá trị thẩm mỹ rất cao.
Đến thời đại Nguyễn Trãi thì khác. Tiếp thu những quan niệm văn học tiến bộ thời trước, trực tiếp sống và chiến đấu trong cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài và gian khổ, vận dụng một cách sáng tạo quan niệm " văn chở đạo"...,
thế hệ Nguyễn Trãi đã thể hiện một tinh thần tự giác về nhiệm vụ, khả năng, tác dụng của văn chương, trước hết là văn chính luận. Cũng từ Nguyễn Trãi mới hoàn chỉnh loại hình " nhà văn - chiến sĩ" với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Kế tục truyền thống văn học các thế hệ trước, Nguyễn Trãi đã đưa dòng văn học chính luận yêu nước bằng chữ Hán phát triển lên một đỉnh cao mới. Sự tiến bộ đó không phải chỉ ở nghệ thuật hùng biện, " từ nghiêm, nghĩa chính" (lời lẽ nghiêm túc, đạo lý chính nghĩa), lập luận chặt chẽ, mà chủ yếu là ở chỗ đã biểu đạt được, với một tinh thần tự hào cao độ, với một ý thức tự giác sáng rõ, nhận thức toàn diện và sâu sắc về thể thống và phẩm giá cua một quốc gia Đại Việt độc lập và tự chủ. " Quân trung từ mệnh tập" của ông đã phản ánh ý thức chính trị cao của nhân dân ta, là một tác phẩm chính luận kiệt xuất, " có sức mạnh như mười vạn quân"( Phan Huy Chú), từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù. "Bình Ngô đại cáo" cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc bừng dậy hùng khí của những năm "đoạt sáo, cầm Hồ", trào dâng khí thế chiến đấu và chiến thắng của những tháng năm "Bình Ngô phục quốc" ... Đó là những bản anh hùng ca của thời đại.
Sau Nguyễn Trãi, đã khép lại thời kỳ huy hoàng, rực rỡ của văn chính luận. Mãi đến thời đại Tây Sơn, văn chính luận mới được khôi phục lại.