Nội trị dưới thời Tây Sơn.

Một phần của tài liệu văn chính luận của ngô thì nhậm (Trang 57 - 64)

Chương 3: Vấn chính luận của Ngô Thì Nhậm.

3.2.2.2. Nội trị dưới thời Tây Sơn.

Khi đến với Tây Sơn, với một tấm lòng luôn luôn hướng về nhân dân, lấy dân làm gốc, ông lại một lần nữa hết lòng, hết sức lo cho vấn đề nội trị thời Tây Sơn.

Về chính trị, ông đóng góp cho vương triều mới cả về đường lối chung cũng như về chính sách cụ thể. về quân sự, trong dịp quân Thanh xâm lăng cuối năm 1788, ông có sáng kiến nêu lên sách lược rút quân về Tam Điệp rất được Nguyễn Huệ khen ngợi. về ngoại giao, bằng các văn kiện do ông thảo và bằng cả chuyên đi sứ, ông đã khiến nhà Thanh từ bỏ ý chí xâm lược và trân trọng vua Quang Trung. Có thể nói, một tay ông lo toàn bộ việc đối ngoại với nhà Thanh lúc bấy giờ.

Ông là người trí thức thuộc "dòng dõi văn học Bắc hà" đầu tiên đến với Nguyễn Huệ. Và Nguyễn Huệ, bằng đôi mắt nhìn xa trông rộng, đôi mắt phượng hoàng rừng đại ngàn Tây Sơn - đã đánh giá rất đúng tài năng Ngô Thi Nhậm.

Nguyễn Huệ đã thật lòng tin dùng Ngô Thì Nhậm, và như Trịnh Sâm, Nguyễn Huệ cũng đánh giá cao Ngô Thì Nhậm, thái độ của Nguyễn Huệ là một thái độ trân trọng, ân tình : "đây là người do ta gây dựng lại"; "Ngô Thì Nhậm vừa là bầy tôi, vừa là khách của ta"; "mới nghe, ta đã biết là kế của Ngô Thì Nhậm. Đến khi hỏi Văn Tuyết thì quả nhiên đúng".

đầu đến với Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã ra sức thuyết phục những trí thức Bắc hà khác ra phục vụ cho Tây Sơn.

Điều này có một ý nghĩa quan trọng đối với tình hình chính trị đương thời. Bởi vì, kéo được một trí thức, một nhân sĩ về phía chính nghĩa trong lúc tình hình Bắc hà chưa ổn định, là thêm một lực lượng mới cho phong trào, đồng thời bớt đi một lực lượng đối nghịch có thể trở thành nguy hiếm. Trên cơ sở-của chính sách "cái/ hiền'1 dùng người "không phân biệt cũ mới", và "tấm lòng yêu tiếc nhân tài không lúc nào nguôi" của Nguyễn Huệ, Ngô Thì Nhậm đã đem tâm huyết thảo "Chiếu cầu hiền ", thiết tha kêu gọi các nhân sĩ ra phục vụ cho vận hội mới: "TCữig nghe: người hiền ở trên đời cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần, người hiền tất phải do thiên tử sử dụng. Nhược bằng giấu mình ẩn tiếng, có tài mà không đề cho đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền tài".

... Trẫm đương để ý lắng nghe, sớm hôm mong mỏi. Thế mà những người tài cao học rộng, chưa có ai đến. Hay tràm là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá chăng? Hay là đương thời loạn lạc, họ chưa thể phụng sự vương hầu?...

... Nghĩ rằng! sức một cây gỗ không chống nổi toa nhà to, mím lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình. Hỏi rằng trong nước, một ấp mươi nhà hẳn còn có người trung tín, huống chi trong cõi-đất rộng lớn đến thế này, há lại không có người kiệt xuất hơn đời, để giúp rập chính sự buổi đầu cho trầm ư ?". ("Hàn các anh hoa " ).

Tuy nhiên, đứng trước những lời kêu gọi như thế, nhiều sĩ phu Bắc hà vẫn một mực "ngu trung" với nhà Lê, chống đối Tây Sơn. Bằng một giọng văn luận chiến sắc sảo, Ngô Thì Nhậm viết thay Quang Trung tờ "Chiếu hiểu dụ các quan văn vũ triều cũ" : ... Ngày đến Bắc thành trầm đều bỏ qua, không nỡ bắt tội. Lại đã ban tờ chiếu dụ, mở con đường sống khẩn thiết đến hai ba lần. Tuy thế, các ngươi cứ luẩn quân trông ngóng, cố ý trốn tránh; há chẳng phải các ngươi còn mong viện bỉnh lại đến, nên còn cân nhắc bên này bên kia, để đợi xem kết cục đó sao? Các ngươi không vào núi Thứ Dương mà làm Di Tề,

không ra hải đảo mà làm Điền Hoành, không những cái cơ thành bại hơn thua đã không hiểu rõ, cái lẽ phải trái được mất lại cũng tối tăm. Người trung nghĩa, sáng suốt có làm như thế đâu !"

... "Ôi! Đem một thân mình chống với cả thiên hạ, thì chẳng thà quy thuận, thế mới gọi là người biết thời cơ, thông quyền biến. Các ngươi nên kịp thời lập nên công nghiệp, bắt chước kẻ sĩ nhà Ân, tỏ ra nhanh nhẹn, ngổ hầu có thể giữ được thân danh, hưởng được phú quý, há chẳng hay sao? Nhược bằng mê muội, cuối cùng chuốc lấy tai vạ, hối sao cho kịp? cố lên, gắng lên! phải kính tuân tờ đặc chiếu này" ("Hàn các anh hoa").

Bài chiếu được viết với những lời khuyên nghiêm nghị, khẩn thiết, chí tình, với một thái độ "lượng cả bao dung", vốn là một đức tính nổi bật của con người Quang Trung, đồng thời, cũng là thái độ của một con người đứng trên tầm cao của một nhận thức sáng tỏ, dứt khoát về thời cuộc mà chỉ ra chỗ "tối tăm nhầm lần", chỉ ra con đường sống cho đám cựu thần nhà Lê.

Có thể nói, Ngô Thì Nhậm đà mở một cuộc bút chiến quyết liệt với các đại diện có uy quyền nhất của sĩ phu Bắc ha lúc bấy giờ. Đó là những người như Trần Danh Án, hoàng giáp tiến sĩ, Trần Bá Lãm, chế khoa tiến sĩ, Nguyễn Nha, tiến sĩ và cả những người trong gia đình Ngô Thì Nhậm cương quyết chống Tây Sơn như Ngô Tưởng Đạo, chú ruột...

Trong thư gửi Trần Bá Lãm, trước luận điệu "nghĩa phải bảo toàn nước cũ", "không thờ hai họ", "độc lập", "trốn đời" của ông này, biết ông ta là loại người muốn lưu tấm thân để mưu lợi về sau, Ngô Thì Nhậm vạch rõ sự "tính toán" của ông ta là nhầm lẫn; với Nguyễn Nha, đỗ tiến sĩ cùng khoa, và là người cùng làng, một người chắc là đang trốn tránh, cha mẹ còn, Ngô Thì Nhậm khuyên ông ta "gìn giữ tấm thân" và bỏ cái ý chống đối để trở về làng cũ : "nay đạo của vua Nghiêu hiùĩg thịnh, ưu dung của Sào Phủ, Hứa Do, lời ngọc ôn tồn ban ra cho mọi người biết, Đông Tây Nam Bắc thảy đều vào khuôn phép, sao anh chẳng trở về làng cũ ..."

Qua cuộc đấu tranh tư tưởng phức tạp và quyết liệt giữa phong trào nông dân Tây Sơn với các thế lực phong kiến phản động, chúng ta thây hết được

cống hiến to lớn và sự chuyển biến dứt khoát về mặt lập trường chính trị của Ngô Thì Nhậm. Thực hiện chính sách đoàn kết rộng rãi, cô lập và phân hoa cao độ kẻ địch của Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã.thuyết phục lôi kéo được Phan Huy ích, Trần Bá Lãm, Ninh Tốn, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn lần lượt, kẻ trước, người sau ra phục vụ đắc lực cho Tây Sơn, và điều này đã góp phần không nhỏ vào việc củng cố an ninh chính trị ở Bắc hà, vùng đất vốn là hậu phương xung yếu của tập đoàn Lê - Trịnh.

Qua thực tiễn cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt này, những tư tưởng tiến bộ về vấn đề dân chủ và vấn đề dân tộc của Ngô Thì Nhậm được nâng lên đến đỉnh cao . Đó là tư tưởng chủ đạo của Ngô Thì Nhậm. Nó phù hợp với tư tưởng ''khoan sức cho dân" của phong trào Tây Sơn : "Tước đoạt của người giàu chia cho dân nghèo"', "muốn đem ánh sáng cồng lý soi tới chúng dân và giải thoát khỏi gông cùm nhà vua, các quan lại và các cố vấn"; "tuyên truyền tình bình đẳng mọi địa hạt. Trung thành với thuyết tân xã hội chủ nghĩa tước đoạt tài sản của các quan liêu người giàu có và đem chia cho dân cùng đinh khổ rách".

Về nông nghiệp, Ngô Thì Nhậm thay vua Quang Trung viết "Chiếu khuyến nông", "hướng dân chăm nghề gốc". Ông nêu lên tình trạng của nền nông nghiệp nước ta khi đó : "Từ trải qua loạn lạc đến nay, binh hoa liên miền, lại thêm đói kém, nhân dân lưu tán, ruộng đất bỏ hoang. Thực sô đinh và điền, chẳng còn được bốn phần mười khi trước". Trước tình hình đó, ông đề ra nhiệm vụ khôi phục lại nền kinh tế, để làm cho dân giàu ; '"Nay trong buổi đầu đại đinh, chính sách khuyên khích sản xuất làm cho dân giàu, phải được tiến hành lần lượt"; thi hành những quy định có tính chất pháp luật, nhằm cưỡng bức dân lưu tán trở về khai khẩn ruộng hoang. Bài chiếu kết thúc bằng lời lẽ thấm nhuần lòng nhân đức của triều đại mới : "Hỡi các thẩn dân, các ngươi phải trông lên để theo đức ý của trầm, về nơi quê quán, chăm sóc ruộng vườn! Đừng lười biếng làm hại sinh kế, đừng trốn tránh, giấu giếm để mắc tội lỗi. Cái vui giàu thịnh, tràm sẽ cùng trăm họ chung vui..."

Trong những ngày đầu của chiến thắng Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm còn là người được vinh dự thảo bài "Chiếu lên ngôi" cho Quang Trung. Đây không

phải là một bài chiếu tức vị như thường thấy của các vua, mà là bài chiếu của một vị vua sáng nghiệp một triều đại, vị anh hùng "áỡ vải cờ đào, Giúp dân xây dựng xiết bao công trình", vị anh hùng bách chiến bách thắng,... Vì thế, bài văn phải mang được khí phách anh hùng, cái lỗi lạc quảng đại, tầm nhìn xa trông rộng, đạo đức trong sạch thanh cao, tấm lòng vì dân, vì đất nước của Quang Trung : Trẫm là kẻ áo vải đất Tây Sơn, không có một tấc đất, vốn không có chí làm vua. Chỉ vì lòng người chán ghét loạn lạc, mong có vị mình chúa để cứu đời, yên dân. Cho nên tập hợp nghĩa quân, xông pha chông gai, phá núi mở rừng, giúp đỡ Hoàng đại huynh dong ruổi binh mã, gây dựng nước ở cõi Tây, dẹp tiêm La, cao Miên ở phía Nam, rồi hạ thành Phú Xuân, lấy thành Thăng Long. Bản ý chỉ muốn quế trừ loạn lạc, cứu dân trong chốn nước lửa, rồi trả nước lại cho họ Lê, trả đất cho đại huynh, ung dung áo gấm hài thêu, ngắm cảnh yên vui ở hai cõi đất mà thôi. Nhưng việc đời dời đổi, rốt cuộc trầm không được như chí nguyện ..." ("Hàn các anh hoa ").

Bài "Chiếu phát phối hàng binh người nội địa " đã tỏ rõ lòng nhân đạo của Quang Trung, của dân tộc ta đối với các tù binh, chứa đựng lòng tự hào dân tộc sâu xa như lòng tự hào chính đáng mà các đời Lý, Trần, Lê đà từng nói lên qua các áng hùng văn của mình :

"... Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời thế làm việc cách mệnh, dùng binh bình định thiên hạ. Viên Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị các ngươi, tàu đong đấu rá, nghề mọn thêu may, không biết nhưng điều chủ yếu trong việc dùng binh, vô cớ đem 29 vạn quân ra khỏi cửa quan, vượt núi trèo đèo, vào sâu hiểm địa, xua lũ quân vô tội các ngươi vào vòng mũi tên ngọn giáo. Đó đều là tôi của viên Tổng đốc nhà các ngươi".

" Trẫm một phen vẫy cờ lệnh, quét sạch lủ các ngươi như quét đàn kiến. Lũ ngươi một thua tan vỡ, chết hại kể hàng vạn tên. Những kẻ hiện bị bắt tại trận tiền, và thế bách phải đầu hàng, lẽ ra phải chiếu theo quân luật, đem chém sạch đi để răn đe những kẻ bạo ngược. Chỉ vì thể đức hiếu sình của Thượng đế, nên ta bao dưng che chở, tha chết cho các ngươi.

ngũ, cấp cho lương hướng, để các ngươi khỏi bị cái khổ gông cùm, được ra trận tòng quân, dùng làm nanh vuốt". ("Hàn các anh hoa " ).

"Đấng vương giả coi bốn bể như một nhà; trầm đặt lòng mình trong bụng người, các ngươi phải nên hiểu rõ điều ấy, chớ nên ngờ sợ. Hãy nguôi lòng nhớ quê để đền ơn tái tạo ..." ("Hàn cấc anh hoa ").

Phong độ, tấm ỉòng, lòng tự hào chính đáng về chính nghĩa, về dân tộc ... là cảm hứng chủ đạo trong tất cả các bài chiếu biểu do Ngô Thì Nhậm soạn thảo cho Quang Trung. Hình tượng Quang Trung là khí phách, là nhân đức của toàn dân tộc. Các bài " Chiếu cầu hiền". " Chiếu dụ Tàu Ó", " Chiếu khuyến nông", " Chiếu lập nhà học"... cùng cùng một cảm hứng, một tinh thần như vậy. Phải là người thấm nhuần sâu sắc những tình cảm cao quý do thời đại tạo nên, phải là người được "tắm mình trong ánh sáng của Quang Trung" (Maiakovskỉ), thì mới viết được những dòng tràn trề cảm hứng như thế.

Quả như vậy, Ngô Thì Nhậm là một trong số ít ỏi những nhà văn của thời đại đã hiểu, đã yêu, và đã đánh giá đúng tầm vĩ đại của Quang Trung trong lịch sử. Ca ngợi Quang Trung, Ngô Thì Nhậm viết trong "Tờ biểu của hai ban văn võ mừng hoa hảo đã thành " ("Hảo thành văn vũ tạ biểu ") :

...Văn quẻ cách, hổ biến hợp điềm, dẹp loạn cao hơn công dựng Hạ, Nội quẻ Khôn, long tranh dứt việc, trừ hung vượt quá nghiệp cầm Hồ.

Đánh dẹp sáng ngời thánh vũ Sửa trị thấu suốt thời nghi

Dùng mưu sâu thu quân, hoa chúng, dáo gươm bọc da hổ chở về, Mở đạo lớn chuộng nhượng,bỏ tranh, chén ngọc giữ tai trâu mời mọc, Bởi chiến hoa quyền ở tay mình. Mà hoa mục thực ai cũng muốn.("Hàn các anh hoa ") Đó cũng là lời ý trong "Tờ biểu của đình thẩn văn võ xỉn Quang Trung ngự&à ra Thăng Long" '."Đem đội quân vô địch một đánh mười, nhà nhà ngóng đợi; nổi cơn giận ba bước an định, phụ lão xin lưu". Trong " Tam tấn tôn biểu " ("Hàn các anh hoa "), ông ca ngợi Quang Trung "Một mảnh nhung y gây dựng sơn hà", "ba thước kiếm quét trừ loạn lạc"..., trong "Thưcủa thị thần vua Quang

Trung trình bày, biện bạch về việc cầu hôn " ( "Bang giao hảo thoại"), Ngô Thì Nhậm còn biểu dương một nét tính cách của Quang Trung "Quốc vương là người thiên tư hiếu học, tuy trong chinh chiến gấp gấp vần không quên bàn bạc đạo lý. Trong nghị luận thường ngày (quốc vương) diễn đạt một cách có thứ tự những cái mà sách vở đời trước chưa từng nói, tôi thực nhờ được gần gũi, bơi lội trong kiến thức của quốc vương tôi mà lĩnh hội được".

Có thể nói, trong cuộc đời cầm bút của mình, ngoài văn chính luận, Ngô Thì Nhậm còn là một nhà thơ. Nhưng trong một thời gian dài, Ngô Thì Nhậm đã không sáng tác được bài thơ nào về chiến thắng, về dân tộc, về người anh hùng dân tộc, sảng khoái, hào hùng như những tình ý đã viết trong văn chính luận. Cũng qua những bài văn chính luận, ta thấy Ngô Thì Nhậm được Quang Trung yêu mến, tín nhiệm và ông cảm rất sâu ân đức của Quang Trung.

Chúng ta cũng có thể tìm thấy những tình cảm sâu sắc, nồng hậu dường như đước xuất phát từ "một cái tôi khác" của Ngô Thì Nhậm về người anh hùng Nguyễn Huệ và về Tây Sơn trong "Hoàng Lê nhất thống chí", ở đó, tác giả đã đưa ra cho chúng ta một bức tranh rộng lớn về thời đại, trong đó nổi bật lên chủ đề và nhân vật Quang Trung.

Trong "Hoàng Lê nhất thống chí", mặc dù còn bị hạn chế bởi tư tưởng "phù Lê", tác giả đã mô tả Nguyễn Huệ bằng những nét như là người tượng trưng cho truyền thống chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, như là nhà chiến lược nhìn thấu suốt địch và ta, thấu suốt hiện tại và tương lai, văn-võ song toàn, quân sự và chính trị kết hợp, và là người anh hùng tự thân xông trận, quyết chiến và quyết thắng. Đức độ của Quang Trung, tài tổ chức, tài dùng người, thu phục và thuyết phục người... của Quang Trung, cũng là những nét làm cho nhân vật ngang tầm lịch sử. Đối với sự mô tả Tôn Sĩ Nghị, mô tả Lê Chiêu Thống, Lê Quýnh..., hình tượng Quang Trung càng nổi bật hơn lên. Quang Trung không chỉ vĩ đại trong tư thế lịch sử, Quang Trung càng sinh động trong "con người bình thường", trong sự "phi thần thoại hoa" nhân vật, là một bước tiến quan trọng của văn học thế kỷ XVIII về phía nhận thức chân xác thực tại.

Một phần của tài liệu văn chính luận của ngô thì nhậm (Trang 57 - 64)