Chương 3: Vấn chính luận của Ngô Thì Nhậm.
3.3.2. Nghệ thuật văn chính luận về nội trị.
Văn chính luận nội trị của Ngô Thì Nhậm đề cập đến nhiều vấn đề, viết cho nhiều loại đối tượng, từ quan văn', quan võ, các bậc đại nho cho đến người bình dân ... Ở mỗi loại đối tượng, ông đều có giọng văn thích hợp, biến ứng kỳ tài, sắc sảo.
Khi nói về chiến thắng, về dân tộc, là giọng văn đầy tình ý, sảng khoái, hào hùng : "Đem đội quân vô địch một đánh mười, nhà nhà ngóng đợi; Nổi cơn giận ba thước an định, phụ lão xin lưa" ("Vũ Văn Thỉnh giá tiến hạnh Bắc thành tiêu biểu ").
Ông ca ngợi Quang Trung với niềm sủng ái."một mảnh nhung y gây dựng Sơn hà", "ba thước kiếm quét trừ loạn lạc ..." ("Tam tấn tôn biểu"); ông biểu dương một nét tính cách của Quang Trung với lòng tự hào, tôn kính ."Quốc vương là người thiên tư hiếu học, tuy trong chinh chiến gấp gấp vẫn không quên bàn bạc đạo lý. Trong nghị luận thường ngày, quốc vương diễn đạt một cách có thứ tự những cái mà sách vở đời trước chưa từng nói, tôi thực nhờ được gần gũi, bơi lội trong kiến thức của quốc vương mà tôi lĩnh hội được".
Ông viết cho các quan văn vũ triều cũ khi thì với một "lượng cả bao dung", lúc thì nghiêm nghị, khẩn thiết, chí tình với giọng bề trên để chỉ ra một con đường sống cho đám cựu thần nhà Lê :
"... Các ngươi không vào núi Thú Dương mà muốn làm Di Tề, không ra hải đảo mà muốn làm Điền Hoành, không những cái cơ thành bại hơn thua đã không hiểu rõ, cái lẽ phải trái được mất lại cũng tối tâm. Người trung nghĩa, sáng suốt có thể làm như thế đâu!".
"... Ôi.' đem một thân mình chống với cả thiên hạ, thì chẳng thà quy thuận, thê mới gọi là người biết thời cơ, thông quyền biến. Các ngươi nên kịp thời lập nên công nghiệp, bắt chước kẻ sĩ nhà An, tỏ ra nhanh nhẹn, ngỏ hầu có thể giữ được thân danh, hưởng được phú quý, há chẳng hay sao? Nhược bằng mê muội, cuối cùng chuốc lấy tai vạ, hối sao cho kịp? cố lên, gắng lên! Phải kính tuân tờ đặc chiếu này". ("Hàn các anh hoa " ).
Trên cơ sở chính sách cầu hiền của Quang Trung, giọng văn của Ngô Thì Nhậm khi thì thuyết phục, lúc luận chiến để thảo ra "Chiếu cầu hiền " nhằm thiết tha kêu gọi các nhân sĩ ra phục vụ cho vận hội mới. Câu văn rất giàu hình ảnh, có tác dụng đập mạnh vào đối tượng sức một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to.
Viết cho nông dân thi lời lẽ rất mộc mạc, chân tình để hướng dân chăm nghề gốc ."Từ trải qua loạn lạc đến nay, binh hoa liên miên, lại thêm đói kém, nhân dân lưu tán, ruộng đất bỏ hoang ... Hỡi các thần dân, các ngươi phải trông lên để theo đức ý của trầm, về nơi quê quán, chăm sóc ruộng vườn" (" Chiếu khuyến nông ").
3.3.3. Nghệ thuật văn chính luận về ngoại giao.
Các bài văn từ mệnh bang giao lại có một phong cách khác. Người nhận, người đọc các bức "thông điệp" đó là Càn Long và triều đình nhà Thanh, "thánh thiên tử", "đại hoàng đế", "thiên triều" ... Người gửi là Quang Trung, ông vua dây nghiệp "trừ hung vượt quá nghiệp cầm Hồ", nhưng về phương diện lịch sử thì là "phiên quốc" của "đại hoàng đế". Mục đích của các bài văn là "dùng ngòi bút thay giáp binh", làm tiêu tan ý chí phục thù của Càn Long và triều đinh nhà Thanh. Để đạt mục đích này, thì lời lẽ, thái độ các bức thư rất quan trọng. Nó cần có cả "cương" lẫn "nhu". Nhưng "nhu" không có nghĩa là tự hạ mình mà là ở chỗ "biết điều", biết "lẽ phải" của lịch sư*; và "cương" là ở chỗ không bao giờ rời xa nguyên tắc, và một đôi khi, vẫn dưới dạng từ chương hoa lệ, đưa ra những lời cảnh cáo nghiêm khắc. Và cái tài của Ngô Thì Nhậm ở "trò chơi từ chương" này là làm cho Càn Long thua mà không mất thể diện, không cảm thấy bị hạ nhục, trái lại, vẫn có một cái gì đó làm nhà vua hài lòng. Bởi vì, lúc "thiên triều" cần giữ "thể diện" thì ông đã dùng những lời hết sức nhũn nhặn để giữ "thể diện" cho "thiên triều". Nhưng khi cần cứng rắn, thì ông cũng rất cứng rắn. Ví dụ trong một bức thư gửi cho nhà Thanh, có đoan viết:
"... Còn như quân lính thì cốt hòa thuận, không cốt đông, cốt tinh nhuệ, không cốt nhiều. Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo, chứ không phải lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít. Nếu như chút tình trước đây chưa được
bày tỏ, thiên triều không khoan dung cho phần nào, cứ muốn tranh chiến, thế là nước nhỏ không được hết lẽ thờ nước lớn, thì chúng tôi cũng đành phải theo mệnh trời mà thôi". ("Bang giao hảo thoại" ).
Rồi bao nhiêu việc khác nữa: nào là bắt sứ Thanh phải vàoThuận Hóa mà phong vương, chứ không phải ở Thăng Long; nào là bắt nhà Thanh bỏ lệ cống người vàng từ đời Lê Thái Tổ; nào là cảm hóa những người gọi là "giặc Tàu Ô" bị quân nhà Thanh đánh đuổi chạy xuống Nam Hải, dung nạp họ để họ về sau tận tình phục vụ Tây Sơn ...
Có thể khái quát là phong cách văn chính luận bang giao của Ngô Thì Nhậm là "cứng trong mềm", "mềm trong cứng", đáng "kinh thì kinh, đáng quyền thì quyền, khéo ở từ mệnh". Nói thế cũng có nghĩa là rất linh hoạt, biến ảo, cũng như những nhận định của Trần Lê Sáng và Phạm Thị Tú về văn bang giao của Ngô Thì Nhậm : " ... trong văn của ông như có chất thép, vừa mềm mại, dẻo dai, lại vừa rất sắc bén, lời lẽ khiêm tốn, nhún nhường, giữ được thể diện cho nước lớn, làm cho đối phương tuy tức mà vẫn phải kiên nể và chấp nhận yêu cầu do bài biểu nêu ra ... Ngô Thì Nhậm đã tung hoành ngọn bút trong những bức thư bang giao với bút pháp hết sức linh lợi, uyển chuyển nhưng không kém phần cứng cỏi, mạnh mẽ. Có thể nói, chưa bao giờ Ngô Thì Nhậm lại có giọng văn sảng khoái đến như thế, khiên cho văn khống uốn lời mà lời tự đẹp, lý lẽ không gò ép mà tự nhiên có sức thuyết phục". Đó là những bài được tập hợp trong "Bang giao hảo thoại" -những lời hay trong bang giao - Có lẽ vì thế mà "Bang giao hảo thoại" là những trang đẹp nhất trong lịch sử văn chương ngoại giao Việt Nam cổ xưa. Đó cũng là những áng văn hoa lệ và thâm trầm của từ chương cổ điển, thể hiện tài năng nhiều mặt của Ngô Thi Nhậm.
Ngày nay, đọc " Biểu trần tình", " Biểu cầu hôn", " Biểu-đòi bỏ lệ cống người vàng", " Biểu đòi đất bảy châu Hưng Hoa", " Biểu đòi sứ bộ nhà Thanh vào Phú Xuân tuyên phong"... thì thấy ngọn bút của Ngô Thì Nhậm tung hoành, khinh khoái, nhuần nhuyễn, uyên bác, phép tắc ... thật xứng đáng với lời khen của Quang Trung : "Không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được".
Đặc biệt, khi viết "Biểu trần tình" đề nghị nhà Thanh công nhận chính quyền Quang Trung có cái khó là viết ngay sau khi hơn hai mươi vạn quân Tôn Sĩ Nghị vừa bị đánh cho tan tác, không khí giưã hai nước còn đang căng thẳng; nhưng Ngô Thì Nhậm vẫn tìm được lời văn thoa đáng, kết cấu chặt chẽ : "Được thây đại hoàng đế chịu mệnh trời sáng tỏ, làm vua vạn quốc. Từ khi lên ngôi đến nay đã hơn 50 năm,ơn đức bao la, trong nước ngoài phiên, đâu đâu cũng một chiều hướng phục ... thần đâu có dám đem càng châu chấu đá với bánh xe ... Thiên triều là một nước đường đường rộng lớn mà còn tranh nhau hem thua với một nước rợ nhỏ, lại muốn theo đuổi vũ lực cho đến cùng, xua dân chúng ra ngoài trận địa để chịu sự thảm độc thì chắc thánh nhân cũng không nỡ lòng nào làm như thế. Nếu vạn nhất còn phải đánh nhau liên miên không dứt, thì lúc ấy thần không còn được lấy nước nhỏ thờ nước lớn nữa, buộc phải nghe theo mệnh trời, không thể biết trước được rồi sẽ ra sao !" ("Bang giao hảo thoại" ).
Trong bài "Vọng ân biểu", ông viết .-"Thần từ áo vải mà được ban quốc sắc, mỗi tấc đất, mỗi người dân đều là do hoàng đế cho, đâu dám lấy cương này, giới nọ mà nói với bậc chí tôn. Nhưg có điều, ranh giới của đất Nam giao xưa nay vẫn rõ, bia lập chắc chắn, sách trời còn ghi ... Nay xét bảy châu này thuộc vùng Hưng Hóa, Tuyên Quang, vậy xin điều tra rõ để đất bảy châu này được quy về lãnh thổ bản quốc". ("Bang giao hảo thoại") .