Nội trị dưới thời Lê Trịnh.

Một phần của tài liệu văn chính luận của ngô thì nhậm (Trang 48 - 57)

Chương 3: Vấn chính luận của Ngô Thì Nhậm.

3.2.2.1. Nội trị dưới thời Lê Trịnh.

thời Trịnh Sâm, ta có thể thấy Ngô Thì Nhậm là một người luôn có tư tưởng "gánh vác việc đời", một con người hành động, khác hẳn với các nhà nho chỉ quen sốt sắng, hăng hái trong ý nghĩ, nhưng đến sự việc thì lại trù trừ do dự.

Ngô Thì Nhậm chính thức bước vào cuộc đời hoạt động chính trị vào năm 23 tuổi ( 1769), với chức Hiến sát phó sứ Hải Dương. Với chức quan hàm chánh thất phẩm này, Ngô Thì Nhậm đã không nề hà tuổi trẻ, quan thấp, thực hiện phương châm "trị diệc tiến, loạn diệc tiến", mang hoài bão làm nên sự nghiệp kinh bang tế thế của bậc hiền thần Y Doãn.

Cả cuộc đời của ông hầu hết nằm trong giai đoạn chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong đã suy vi, thối nát đến cùng cực. Mâu thuẫn Lê - Trịnh, Trịnh - Nguyễn vẫn âm ỷ và có lúc bùng nổ khá dữ dội, rồi chính sự hà khắc, nhân dân đói khổ, lòng người chia lìa, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Thời thế lúc đó chẳng khác gì "thế-Chiến Quốc, thế Xuân Thu" xưa kia, mà ta có thể mượn tám chữ "quân hôn, thần nịnh, binh kiêu, dân oán" để khái quát.

Một thời đại loạn ly, khốn cùng của dân chúng, đổ nát của triều đình đang bày ra trước mắt và ông hăng hái thảo ra những tờ "khải" dâng lên chúa Trịnh trình bày tình hình, mong muốn làm một cây cột cái chống đỡ cho tòa nhà sụp đổ. Nhưng cũng có thể đến lúc này, ông vẫn còn tin ở sự trường cửu của triều đình Lê- Trịnh, và ông chỉ muốn chúa Trịnh thi hành những cải cách theo ý ông để ổn định tình hình mà thôi.

Trong "Hàn các anh hoa" còn ghi lại tất cả những bài khải của Ngô Thì Nhậm dâng lên chúa Trịnh, trong đó bao gồm nhưng kiến nghị về tình hình giáo dục, tình hình biên giới, tình hình bộ máy quan lại, tình hình khẩn hoang, và đặc biệt là chính sách thuế khoa và ruộng đất, tức là về tình trạng cùng khốn của dân chúng.

Về mặt giáo dục, Ngô Thì Nhậm thiết tha đề nghị với Trịnh Sâm nên thay đổi cái kiểu "chỉ chăm dạy nghề văn mà không biết dạy nghề hạnh" ở các trường hương học và quốc học đương thời. Phương pháp giảng dạy cắp sách. Ông viết : "Hiện nay, những người văn hay chữ tốt, tài thức cao siêu không

phải là hiếm (... ). Song, vì họ không được dạy dỗ về hạnh, cho nên có những người ( ... ) đem cái miệng lưỡi sắc bén mà tô điểm cho lòng dạ hiểm bí của họ, đem cái đầu óc ngang tàng mà che đậy cho ruột gan quỷ quyệt của họ (... ). Sĩ phong đến như thế, khác nào như người đời Tống đã nói: "Mượn mũ nhà nho để ăn cắp sách nếu may mà được bổ dụng, thì họ là một viên quan nhũng nhiễu ( ... ). Ngồi rỗi ăn không, thì họ là hạng người điêu toa (...). Xưa đã có người cho rằng : "Âm dương thất hòa chưa lấy gì làm đáng sợ. Nhưng nếu điều liêm sĩ không cồn, khen chê không xác đáng, thì đó mới là điều thật đáng sợ". Như vậy, việc giáo hóa có thể sao lãng thế nào được?". Ngô Thì Nhậm chủ trương dạy "văn" phải đi đôi với dạy " hạnh" ("Kiến nghị về giáo dục " - "Kim mã hành dư").

Về mặt trị nước, Ngô Thì Nhậm cho rằng phải nắm cho được những điều "mấu chốt, đó là "giáo" ( hiếu, đễ, trung, tín ), "pháp" ( gốc, ngọn, độ, số) và "chính" ( binh, tài, lễ, nhạc ). Ba mặt ấy vốn gắn bó với nhau, làm điều kiện cho nhau, cần được kết hợp thực hiện một cách nhuần nhuyễn, "không thể thiên về một mặt nào mà thành công được". Sở dĩ đưa ra đề nghị này, vì Ngô Thì Nhậm thấy nhà chúa rõ ràng đang lúng túng trước tình trạng đang thiếu hụt về ngân sách, do "những việc thờ tự ở tông miếu, yến tiệc khi tế giao tế xã, thưởng cấp cho quân lính, ban phải cho trong triều, ngoài phiên" - nói gọn lại một câu, là do sự hoang phí về nhiều mặt mà ra. Đà "túng" thì phải "tính". Nhưng bằng cái cách nâng việc "tụ liêm" lên làm "quốc sách", thì đúng là uống thuốc độc cho khỏi khát. "Rồi đây, một khi chính sách tụ liêm được thi hành, thì kẻ lại tham ô xuất hiện ra; kẻ lại tham ô xuất hiện, thì pháp luật bình trị bị phế bỏ; pháp luật bình trị phế bỏ, thì nghề nghiệp của tứ dân bị điêu tàn; nghề nghiệp tứ dân bị điêu tàn thì thói gian những nảy nở; thói gian nhũng nảy nở thì giáo hóa về luân thường bị sụp đổ". ("Cần bộc chi ngôn tự" - "Kim mã hành dư" ).

Về vấn đề ruộng đất, viên quan trẻ tuổi Ngô Thì Nhậm đã sớm có một cái nhìn sâu sắc về tình hình chính trị - xã hội lúc bấy giờ, và giữa muôn ngàn những biểu hiện của nó, ông đã biết tìm ra đầu mối, nơi tập trung mâu thuẫn xã hội là vấn đề ruộng đất, thuế khoa - nhưng vấn đề sinh tử của người dân.

Những bài khải của ông đề cập một cách thẳng thừng và bức xúc vấn đề này. Bằng cách thiết thực, Ngô Thì Nhậm trình bày khá cặn kẽ tình hình ở một số địa phương mà ông có dịp tim hiểu. Trong bài "Trần Hải Dương địa phương tình tệ", ông viết '."Nay đồng mộng bỏ hoang không ai nhìn đến, mà những người có chức trách với dân, cứ theo sổ củ để thu thuế tô, khiến người nộp phải làm nghề khác để lo cho đủ số. Cái ẩn tình đau khổ của dân chúng là ở chỗ đó, đến nỗi có người không sao kham nổi mức cung đốn đó. Thế là dân nghèo đói lam lũ phải chia nhau đi ở các vùng khác, chỉ người nào khôn khéo mới may mắn thoát được mà thôi".

Ông nói '."Sửa sang điền chính đê đời sống của dân được no đủ hơn" ("Trần Hải Dương địa phương tình tệ"), hoặc "Tập hợp những dân không nơi nương tựa lại, cho họ cày cấy ở những thửa ruộng có thể thu hoạch được lúa, như vậy thì trộm cướp không cần bắt mà họ tự thôi, thóc lúa không cẩn mua mà có đầy đủ. Đó là một cách tốt để làm dân giàu" ("Tuế quỷ trần ngôn khải"), hoặc "Duyệt lại các quan từ trấn, phủ đến huyện ... xem viên nào tâm thực ngay hay gian, liêm khiết hay tham lam, theo từng loại mà chia cấp bậc; lại truyền cho quan coi luật pháp phải hỏi han tình hình đau khổ trong dân gian" ("Trần thời chính thập tự khải").

Mặc dù lập trường của ông lúc bấy giờ là đứng về quyền lợi của tập đoàn Lê - Trịnh, nhưng cái đáng chú ý là thái độ của ông đối với các chính sách của triều đình, và tấm lòng của ông đối với nhân dân. Quan tâm đến đời sống của dân chúng, nhìn rõ những bất công, áp bức, SƯU dịch, thuế má, lính tráng mà họ phải gánh chịu, và do tinh trạng đó, sức dân ngày một mỏi mòn, tiêu hao ... Ngô Thì Nhậm đề ra nhiều biện pháp, nhiều kiến nghị để sửa đổi tinh hình, vãn hồi lại phần nào tình hình thái bình thịnh trị từng có lúc dân được hưởng dưới các triều đại vua Lê mới lên. Điều mấu chốt, theo ông , là phải có sự chấn chỉnh bộ máy quan lại đương thời vốn từ lâu đã trở thành gánh nặng và thù địch với dân chúng. Trong " Tờ khải về cuối năm trình bày công việc "(" Tuế quý trần ngôn khải"), ông viết '."thần được nghe : "Quan nhiều thì lại nhiễu, lưới thưa thì dân giàu". Cho nên thiên Chu quan nói "Quan không cần đủ".

Thiên Lập chính nói: "Cẩn thận noi phép, tuy theo nặng nhẹ mà dùng hình phạt cho thích trung ". Những điều đó đều là gốc của chính sự, có quan hệ đến tính mệnh của dân, sai một ly là đi một dặm. Gần đây, nhân tuần theo như lệ cũ, mỗi ngày một phiền nhiễu thêm : quan có khi không cần đặt cũng đặt; việc có khi không cẩn thêm cũng thêm; kiện có khi không cần xử cũng xử. Nói chung, họ lợi dụng chức vụ để sách nhiễu, mượn văn án để làm việc thiên tư, khiến cho của dân bị khánh kiệt vì quan nhiều, chính thể bị tổn thương vì án nặng, hiện nay ở nơi thốn xóm, dân đương vất vả vì thiếu ăn, mong được nới phần nào nhờ ơn phẩn này. Thiết nghĩ, đường lối nới rộng cho dân, trước hết là bãi bỏ những viên chức tạp nháp ngồi không và bớt những công việc phiền nhiễu đi. Chỉ xỉn bớt những viên quan ngồi không ở vùng biên địa, để đỡ hại cho dân, giảm những chức vụ thừa để chỉnh đốn lại quy chế, cấm kiện tụng để nên chính sách rộng rãi. Dù rằng thi hành mấy việc nói đây cũng chưa bao quát được cái thể chế chính đại công bình, nhưng "thêm một việc không bằng bớt một việc ", "làm một điều tiện không bằng trừ một điều hại". Ngày nay, tuy nghi châm chước cùng là một cách trừ tệ làm lành" ("Hàn các anh hoa ").

Về bộ máy quan lại, nhân dịp Trịnh Sâm cầu lời nói thẳng, Ngô Thì Nhậm bày tỏ nhiều điều tệ lạm của kẻ cầm quyền địa phương, lòng oán giận của dân gian đôi với chính sự đương thời. Ong đưa ra nhiêu đe nghị có thê nói là táo bạo như xin giảm thuê nông, thuế buôn bán, miễn SƯU dịch, điều tra thói tệ lạm ức hiếp dân của kẻ hào mục... nhằm giải quyết thoa đáng đời sống của dân chúng. Ong viêt : "thân xin phái người tra xét ngay, xem ai tôn thất bao nhiêu, thì thu trả lại cho họ, để cho họ thoát được nỗi khổ lâu ngày, khiến cho thiên hạ biết rằng ơn trạch của nền nhân chính, thực sự thấm đến tận dân. Lại sức cho các ty thẩm vấn trong ngoài, chỉ những vụ án lớn mới được xét hỏi, ngoài ra đều tạm hoãn, để đỡ bắt bớ nhiễu dân ..." ("Phụng trần thời chính khải").

Theo đó, ông đã đề ra khá nhiều biện pháp cụ thể, mạnh bạo về chính sách quan lại. Trong "Tờ khải trình bày mười điều chính sự đương thời", ông tập trung bàn những việc cụ thể về chính sách quan lại, trong đó có những điều

cho chúng ta hiểu được một cách cụ thể tình trạng rỗng nát của bộ máy quan lại thời Lê - Trịnh. Chẳng hạn điều 3 nói đến việc quan huyện không có lương nhất định, lương lấy vào tiền "đường thiên /ý", tiền xã trưởng, tiền '"tống đê đường", tiền cấp bằng, sỏ trâu bò, cỗ lộc thần(!) -."thật là tuế toái, phiền nhiễu, đến nỗi thường xảy ra khiếu tố". Do đó, ông đề ra biện pháp "Thượng ty không được lấy nhiều, huyện quan không được bổ báng vào dân, để cho lương với việc tương xứng với nhau, ổn định bổng lộc, ngăn ngừa tham nhũng". Điều thứ 10 nói rõ hơn về tệ ăn tiền của quan lại và đề ra biện pháp trừng trị '."Lâu nay các viên huyện quan, có nhiều người dong túng những kẻ điêu toa, để chúng gây ra mối kiện, rồi mình lấy

cớ dàn xếp lấy tiền. Thật là một việc tệ hại lớn cho dân. Cũng có người đem việc kêu đến Thừa ty, thì Thừa ty cũng chỉ xử lý một cách chung chung không có án xử hẳn hoi. Dự nghĩ nên ra lệnh cho Thừa tỵ, từ nay xét các án về tội điêu toa như thế, thì người phạm tội nên khép vào tội đồ, tội lưu trở lên, không được xét xử cho xong việc. Huyện nào dong túng, thì phải đề nghị biếm chức, để trừ tuyệt cái tệ cữ và uốn nắn phong tục trong dân gian". ("Hàn cấc anh hoa " ).

Ngoài những vấn đề trên, Ngô Thì Nhậm còn gửi cho Trịnh Sâm nhiều kiến nghị khác nữa về các mặt kinh tế, quân sự, xã hội, pháp luật, đạo đức v.v... Có thể nói, Ngô Thì Nhậm rất sốt ruột trước nhiều hiện tượng bất hợp lý của xã hội. Ông đã đề cập đến nhiều mặt như nông nghiệp, khai mỏ, giáo dục, tổ chức hành chính, quân sự ... Ớ mặt nào ông cũng có những kiến nghị sửa đổi, trong đố, có những kiến nghị khá mới mẻ so với đương thời.. Điểm nổi bật và quan trọng trong cách giải quyết của ông là lấy dân làm gốc ; muốn thế, phải thực hiện chính sách nới sức dân và nhất là phải nghiêm trị bọn quan lại tham nhũng. Điều đó, chúng ta có thể thấy được ở nhiều chỗ.

Quan tâm đến hai cực của vấn đề xã hội lúc bấy giờ : vấn đề dân chúng và vấn đề quan lại, Ngô Thì Nhậm liên tiếp kiến nghị về vấn đề pháp luật, giáo dục, vấn đề bá chiếm ruộng đất, vấn đề khẩn hoang, vấn đề biên cương. Ồng đả kích những loại người cổ hủ như "viên tể tướng nhà quê, vin vào lời cổ nhân để

trang sức cho cái hẹp hòi, nông cạn của mình" ("Cần bộc chi ngôn tự").

Mặt khác, ông cũng không quên chú ý đến đời sống của dân miền núi và chính sách đối với dân tộc ít người. Chính vì xuất phát từ góc độ "dân sình", Ngô Thì Nhậm đà có cái nhìn khá mới so với nhiều người đương thời về các cuộc "nổi loạn", như cuộc nổi loạn của quận Diễn, tức Hoàng Văn Đồng, một người Thổ, trước ở đất Tụ Long thuộc Tuyên Quang vào năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779). Theo ông, những người theo quận Diễn làm phản đều bị bắt buộc, trong thâm tâm họ chẳng muốn chút nào. Mà ngay đối với "tên đầu sỏ" Diễn kia, ông cũng cho rằng : "Tên phản nghịch Diễn tuy phạm tội ác tài trời, nhiữig đó là do cái thế nó bắt y phải như vậy". Cho nên khi chép đầu đuôi vụ "nổi loạn" khá lớn này, giọng văn ông khách quan, pha chút đồng tình là khác. Ngược lại, ông đã chĩa mũi nhọn vào hai vị "quan lớn" : "... Nhưng nguyên do gây nên vụ loạn này và đầu mối dấy lên việc binh ấy cũng bởi Huân trung hầu và Nghi trung hầu mở đường cho. Hai viên này đáng phải lấy lại chức tước, thu lại hổng lộc, có thế mới làm cho phép nước được công bằng, và cũng để trìừig trị bọn tham quan làm lỡ việc nước". ("Tuyên Quang Hoàng Văn Đồng sự trạng kỷ "). Vì vậy, khi biết triều đình đem quân đi đánh dẹp, ông hết sức can ngăn. Trong bài "Khất hoãn xuất sư khải", tuy viết thay cho Tuân sinh hầu, song lời văn của ông sao mà tha thiết, có tình có lý như chính ông là người đương sự vậy. Đây là một bài khải xuất sắc, trong đó lý trí và tình cảm đã hòa với nhau làm một, lại thêm nhiều hình tượng khiến bài viết càng có sức thuyết phục, như : "cây nỏ ba ngàn cân không phải để nhằm vào con chuột". Hay : "Xử trí thoa đáng, thao túng có thuật, không đánh vội, không thắng cầu may khác nào con thỏ khôn ngoan dựa vào rừng rậm, cần gì phải lớn tiếng phô trương" ...

Chắc rằng, bằng bài khải đó, ồng đã góp phần ngăn chặn được một cuộc đô máu vô ích. Rồi cũng vì muốn tránh một cuộc đổ máu vô ích lớn hơn, ông đã tham gia vào "vụ án năm Canh Tý" (1780).

Nhìn chung, qua các bài khải dưới thời chúa Trịnh, hiện lên một cách nhất quán, sinh động những tư tưởng tiến bộ của Ngô Thì Nhậm. Những dự án cải

cách của ông hướng về nhân dân, lấy dân làm gốc. Và đó là sự kế tục tư tưởng "khoan sức cho dân" của Trần Hưng Đạo, tư tưởng "trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược" để "yên dân" của Nguyễn Trãi. Các nhà nghiên cứu cho đó là những chính sách tiến bộ nhất so với các chính sách mà các nhà nho khác đề nghị :

"về căn bản rất tiến bộ"{Vũ Đức Phúc) "trong thời gian này, Ngô Thì Nhậm đã tự tách mình ra và đối lập lại với các nhà nho đương thời"{Vũ Khiêu). Nhưng dù tiến bộ đến đâu, những tư tưởng mà Ngô Thì Nhậm biểu hiện qua các bài văn từ mệnh của mình trong thời gian này cũng vấp phải những hạn chế của những tư tưởng thống trị thời đại ông. Đó là tư tưởng trung quân đối với triều đình Lê - Trịnh. Và như vậy thì vừa muốn bảo vệ ngai vàng của vua Lê, chúa Trịnh, lại vừa muốn "khoan sức cho dân" là điều không thể

Một phần của tài liệu văn chính luận của ngô thì nhậm (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)