Sơ kết về nghệ thuật văn chính luận của Ngô Thì nhậm.

Một phần của tài liệu văn chính luận của ngô thì nhậm (Trang 72 - 74)

Chương 3: Vấn chính luận của Ngô Thì Nhậm.

3.3.4. Sơ kết về nghệ thuật văn chính luận của Ngô Thì nhậm.

Qua các bài văn nghị luận về nội trị và ngoai giao, ta thấy văn chính luận của Ngô Thì Nhậm nói chung là loại văn xuôi có nhịp điệu, có đối ngẫu, mang tính ước lệ, qui phạm và dùng nhiều điển cố. Câu văn bóng bẩy giàu hình ảnh. Lời văn hoa mỹ. Giọng văn lúc cương, lúc nhu, cứng trong mềm, mềm trong cứng ... Đó là đặc trưng của lối văn chương cung đình mà người viết lẫn người nhận đều có địa vị xã hội cao, gồm các bài biểu, bài chiếu của nhà vua viết cho các quan văn võ hoặc những thư từ ngoại giao vua Quang Trung viết gửi cho vua Càn Long.

Cũng trong nhiều bài biểu khác, chúng ta có thể bắt gặp lối văn mộc mạc, chân thật, cứng cỏi, không tâng bốc dài dòng, đi thẳng vào sự việc và không

kém phần cương quyết : "Thần nghe nói : quan nhiều thì lại nhiễu, lưới thưa thì dân giàu ... phàm những việc có quan hệ đến gốc của nền chính trị và tính mạng của dân, sai một ly, đi một dặm ... Nay dân ở ngoài chốn làng xóm sống gian nan, được nới rộng một phần là được thêm một phần ơn. Mà đạo khoan dân thì thần trộm nghĩ trước hết phải bỏ hết nhãng tạp, bớt phiền nhiễu ("Hàn các anh hoa ") Những lúc cần phải trình bày lý lẽ một cách chặt chẽ để thuyết phục người đọc, Ngô Thì Nhậm hay dùng lối văn có tính luận lý, nêu lên quan hệ mật thiết giữa nguyên nhân và kết quả: "Sở dĩ giáo hoa không thi hành được là do kẻ sĩ không học, kẻ sĩ không học là vì thầy giảng không tinh. Luật pháp không lập ra được vì người ta không chấp hành; người ta không chấp hành là do thưởng phạt không công bằng. Nền chính trị tốt không dựng lên được là do quan lại không liêm khiết; quan lại không liêm khiết là do bổng lộc khống được cung cấp đủ". ("Hàn các anh hoa " ).

Tất nhiên, lập luận nhân quả của ông không phải đều đã khoa học, có khi nhân không trúng quả và có bài ông dùng quá nhiều cách suy lý này. Song, ông đã biết vận dụng nhiều cách trình bày, nhiều lối nói khác nhau trong thể văn tấu nghị, rõ rệt hơn cả là trong những bài ông viết thay cho người khác. Viết hộ ông quan đã có tuổi, ông dùng lối văn trang nhã, thành thật, sự việc kể tỉ mỉ, lợi hại tính rò ràng; viết hộ ông quan trẻ, ông dùng lời văn mạnh, khí văn thẳng, sự việc trình bày tổng quát nhưng có những đề nghị khá mạnh dạn.

Nhìn chung,văn xuôi chữ Hán của Ngô Thì Nhậm đã đánh dấu một bước phát triển của văn xuôi cách đây gần hai thế kỷ. Mặc dù có khó khăn về mặt văn tự, ông đã tìm mọi cách khắc phục để trình bày rất đạt nhiều vấn đề hóc búa, nhiều tình cảm phức tạp với nghệ thuật cổ kín nhưng vẫn có tính sáng tạo. Văn chính luận của ông trong sáng, lưu loát, hùng biện, nghệ thuật già dặn. Đương thời, chỉ có ông là sánh kịp Nguyễn Trãi về mặt này. Ông quen sử dụng lối văn xuôi cổ, sáng sủa, đúng mực, nghiêm túc. Văn ông ít vui, nhiều lý trí hơn tình cảm, nhưng tự tin, thành thực, không có giọng tự đắc, ngông nghênh.

Một phần của tài liệu văn chính luận của ngô thì nhậm (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)