2.2.2.Văn chính luận là một thành tựu tiêu biểu của văn học Tây Sơn.

Một phần của tài liệu văn chính luận của ngô thì nhậm (Trang 28 - 41)

và Phan Huy ích khởi thảo - chủ yếu là do Ngô Thì Nhậm . Đó là những bài văn chính luận mềm dẻo và sắc sảo, kết cấu chặt chẽ, kế tục được truyền thống văn ngoại giao, văn chính luận của Nguyễn Trãi.

2.2.2.Văn chính luận là một thành tựu tiêu biểu của văn học Tây Sơn. Sơn.

Chiến thắng vang dội của phong trào Tây Sơn đã thổi vào văn học Tây Sơn luồng gió mát của tinh thần lạc quan và niềm tự hào dân tộc. Đó là diện mạo tinh thần của văn học thời đại này, là kết tinh của hoạt động thực tiễn đối nội và đôi ngoại hét sức phong phú trong những năm tồn tại ngắn ngủi của triều đại này. Thực ra, để có được những giọt thúy ngân tinh khiết ấy, phong trào nông dân khởi nghĩa Tây Sơn và sau đó là triều đại Tây Sơn đã phải đấu tranh một cách khôn khéo và quyết liệt với biết bao những thế lực thù địch ngăn cản bước tiến của nó. Trong văn học Tây Sơn, thơ ca không nêu được những vấn đề này. Nhưng văn chính luận có tính chất nhà nước - như các bài chiếu, chế, dụ, biểu, hịch - thi lại thể hiện rất rõ. Văn chính luận là một thành tựu xuất sắc của văn học Tây Sơn. Qua khảo sát, chúng tồi thấy điều này có những lý do sau:

2.2.2.1. Trước hết, triều đại Tây Sơn hình thành từ một phong trào nông dân khởi nghĩa. Những lãnh tụ của phong trào này tự xứng là những người áo vải, không có tấc đất cắm dùi. Trước sự thối nát, bất công của tập đoàn phong

kiến thống trị Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài, họ không chịu đựng được, đã đứng dậy lãnh đạo nông dân chống lại. Việc làm của anh em nhà Tây Sơn được đông đảo quần chúng nhân dân thời bấy giờ ủng hộ. Đứng trên quan điểm sự vận động của lịch sử, chắc chắn ai cùng thừa nhận cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là một tất yếu . Nhưng đối với tuyệt đại đa số tầng lớp trí thức phong kiến đương thời, đối với những người trong bộ máy chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cũng như chính quyền của vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thì sự thật ấy không dễ thuyết phục. Không phải ai cũng như Ngô Thi Nhậm nhanh chóng từ bỏ quá khứ để đứng vào hàng ngũ của người anh hùng áo vải. Trong thực tế có biết bao nhiêu người đã chạy theo Lê Chiêu Thống, đã chết vì Lê Chiêu Thống, mặc dù đương thời, người ta không phải không thấy Lê Chiêu Thống là một ông vua hèn nhát.

Nói cho đúng, trong số những kẻ gắn bó với triều đại cũ để chống Tây Sơn, có những kẻ vì quyền lợi ích kỷ của cá nhân hay của giai cấp họ, nhưng cũng có nhiều người chống Tây Sơn chỉ vì mù quáng tin theo một giáo điều cổ hủ, chỉ vì một bài học vỡ lòng về chữ trung, chữ hiếu phong kiến. Cô nhiên, đối với loại người này cần phải thức tỉnh, giác ngộ, động viên họ, đem đến cho họ một cách nhìn mới, thậm chí, một quan niệm mới. Người trung thần không thờ hai chúa là khi chúa biết yêu dân yêu nước, là khi chúa tốt; chứ khi chúa không còn ra chúa nữa thì không có lý gì phải thờ họ cả. Dường như mãi đến thời nhà Nguyễn, Nguyễn Du mới thấm thìa điều đó khi ông viết về Phạm Tăng : " Đa hữu nhát tâm trung sở sự, Môi vì thiên hạ tiêu kỳ ngu" (" A phu mộ") ( Bao nhiêu kẻ quá trung thành với người mình thờ, thường bị thiên hạ cười là ngu).

Chứ còn ngay dưới thời Tây Sơn, ông đâu phải đã nhận thấy được như vậy! Hơn nữa, phong trào Tây Sơn khi lật đổ các triều đại phong kiến thối nát, xây dựng một nhà nước mới, cần có nhiều người hiền tài giúp mình. số người này không thể tìm đâu khác ngoài đám quan lại của triều cũ. cố nhiên là phải tuyển chọn. Nhưng muốn tuyển chọn, trước hết cũng phải thức tỉnh, phải làm cho họ ý thức được chân lý, chính nghĩa thuộc về nhà Tây Sơn. Có như thế họ mới có thể giúp Tây Sơn một cách đắc lực. Triều đại Tây Sơn thay thế triều Lê

tồn tại hàng 300 năm, không đơn giản là sự thay thế của một dòng họ này cho một dòng họ khác đã mất vai trò. Triều Tây Sơn cũng không phải ra đời do kết quả của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm như phong trào của Lê Lợi, mà ra đời từ một phong trào nông dân khởi nghĩa tiến lên lật đổ triều đại phong kiến thống trị đương thời. về phương diện này, có thể nói phong trào Tây Sơn có tính cách một cuộc cách mạng bằng vũ lực mà những người lãnh đạo nó lại là những người thuộc tầng lớp dưới, chứ không phải thuộc tầng lớp danh vọng trong xã hội. Chính đặc điểm này làm cho chân lý của nhà Tây Sơn khó đến được với tầng lớp trí thức đương thời. Vì vậy, đối với phong trào Tây Sơn, cũng như sau này đối với triều đình Tây Sơn, vấn đề tuyên dương chính nghĩa là một nhu cầu cấp bách. Không thể cùng một lúc giải quyết tất cả mọi việc, nhưng một khi chính nghĩa đã thuyết phục được đông đảo quần chúng, nó có khả năng tạo ra tiền đề, tạo ra sức mạnh để giải quyết. Vua Quang Trung là người ý thức được diều đó, nên trước khi làm một công việc gì, nhà vua thường có chiếu; có dụ, có hịch để giải thích rõ ràng hành động của mình. Bài "Hịch Tây Sơn" ra đời khi quân đội Nguyễn Huệ chuẩn bị kéo ra Bắc tiêu diệt tập đoàn phong kiến phản động của chúa Trịnh có mục đích như thế. Mở đầu bài hịch, Nguyễn Huệ khẳng định cái chân lý phổ biến trong xã hội phong kiên : "Sinh dân phải nuôi dân làm trước. Vậy hoàng thiên dựng đấng quốc sư. Gặp loạn đánh dẹp loạn mới xong, ấy vương giả có phen binh cách" -Gặp loạn phải dẹp loạn ! Nguyễn Huệ nói rõ chính ông khôngmuốn chuyện binh đao, nhưng làm sao được khi đất nước lâm vào một tình thế nước sôi lửa bỏng : "Giận quốc phó ra lòng bội thượng, Nên Tây Sơn xướng nghĩa cần Vương - Trước là ngăn cội đá giữa dòng, kẻo đảng nghịch đặt mưu ngáp nghé - Sau là tưới mưa dầm khi hạn, Kẻo cùng dân sa chốn lầm than".

Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vì mục đích cao cả chứ không phải vì tham vọng của một cá nhân nào. Cho nên khi ''Nam một giải tăm kình phang lặng", những người thủ lĩnh của phong trào không thể không nghĩ đến Đàng Ngoài. Đợi đến bao giờ mới có thái bình cho dân chúng trong khi nội bộ của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài thối nát như vậy?

"Gươm ngược cán còn đem xuống dưới, Nghĩa lý nào trời đất còn dong.

Lưới đứt giềng, quân đuổi được quan, Chính sự ấy xưa nay cũng lạ ".

Và không cách nào khác là quân đội Tây Sơn phải kéo ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, đem lại cuộc sống yên lành cho dân chúng ."Sang sông Mạnh phất cờ Chu Vũ, ra tay sử chính dẹp tà - Vào đất Quan hét ngựa Hán Hoàng, quyết chí lấy nhân trừ bạo".

Kể ra, đề cao khẩu hiệu tiêu diệt chúa Trịnh, trả quyền lại cho vua Lê, cái danh nghĩa ấy đối với đương thời có thể thu phục nhân tâm. Trong "Hoàng Lê nhất thống chí" , Nguyễn Hữu Chỉnh đã nói với Nguyễn Huệ : "Nước tôi có vua lại có chúa, đó là một việc hết sức trái ngược xưa nay. Chúa Trịnh tiếng rằng phò Lê, thực ra chỉ là ăn hiếp thiên tử. Người trong nước vốn không phục. Trước đây, các bậc anh hùng mỗi khi nổi dậy chưa từng có ai không lấy danh nghĩa là phù Lê ... Nếu ngài lấy cớ " diệt Trịnh phò Lể" mà kéo quân ra, thiên hạ không ai là không hưởng ứng". Nhưng về sau, khi Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh để chúng đem quân xâm lược nước ta thì phong trào Tây Sơn không có cách nào khác là phải lật đổ nó, lập ra một triều đại mới để tập hợp quần chúng chống ngoại xâm. Nhưng như thế, tinh hình sẽ phức tạp hơn nhiều, phong trào Tây Sơn sẽ gặp nhiều sự chống đối quyết liệt. Chắc chắn những phần tử phản động sẽ nhân cơ hội đó dựng cờ phù Lê chống Tây Sơn, thậm chí, nhiều người tốt cùng có thể nghi ngờ tính chất chính nghĩa của nhà Tây Sơn.

2.2.2.2. Đấy là nói chung. Riêng nội bộ phong trào Tây Sơn cũng có những cái phức tạp. Mặc dù Nguyễn Huệ là người lỗi lạc, có nhiều cống hiến xuất sắc, nhưng về danh nghĩa xưa nay? người cầm đầu phong trào vẫn là Nguyễn Nhạc. Bây giờ tự nhiên Nguyễn Huệ tuyên bố lên ngôi sẽ không tránh khỏi những dị nghị trong dư luận. Cuộc đấu tranh tư tưởng ở đây đòi hỏi sự trung thực lẫn sự khéo léo. Bài "Chiếu lên ngôi" của Quang Trung ra đời là một tuyên ngôn nhằm khẳng định vị trí của mình, đồng thời, cũng nhằm giải quyết

vấn đề tư tưởng ấy. Vua Quang Trung nhấn mạnh, việc thay đổi triều đại trong lịch sử không có gì trái với đạo trời, mà chính là để làm tốt đạo trời. Qua thực tiễn lịch sử nước ta, việc thay đổi các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần chứng tỏ "thánh nhân đây lên không phải một họ". Nhà vua nói rõ, ông tham gia phong trào là vì phẫn nộ trước những thối nát của triều đại phong kiến lúc bấy giờ, mong muốn có một trật tự xã hội tốt đẹp để cho dân chúng yên ổn, "rơi sau đó trả nước cho họ Lê, trả đất về đại huynh, trầm sẽ dùng xiêm thêu kia đỏ ngao du hai miền để làm vui mà thôi". Nhưng lịch sử không dừng ở đó. Vua Lê thì bất lực, Nguyễn Nhạc thì mệt mỏi, chỉ muốn giữ một phủ Qui Nhơn, nguyện vọng của nhân dân là mong Nguyễn Huệ đứng ra gánh vác công việc, nhà vua dù muốn từ chối cũng không từ chòi được:

"Này xem khí thần rất hệ trọng, ngôi trời thật khó khăn. Trẫm chỉ lo không kham nổi. Nhiừig ức triệu người trong bốn bể đều xúm quanh cả vào một tràm, đó là ý trời đã định, không phải do người làm ra. Trẫm nay ứng mệnh trời, thuận lòng người, không thể khăng khăng cố giữ sự khiêm nhường ..."(" Hàn các anh hoa"). Nguyễn Huệ lên ngôi. Với tư cách một vị hoàng đế, nhà vua tuyên dương "nhân nghĩa trung chỉnh", quyết tâm "lấy giáo hoa trị thiên hạ". Nhà vua tin tưởng con đường mình đi là con đường chí thuận, sẽ vãn hồi được thịnh trị, kéo dài được phúc lành cho tông miếu xã tắc, sẽ "dẫn dắt dân vào đạo lớn, đem dân lên cỗi đài xuân". Bài chiếu lời lẽ hùng hồn, lập luận chặt chẽ, thể hiện được tấm lòng của một nhà vua áo vải, quyết tâm xây dựng lại giang sơn đất nước.

2.2.2.3. Một lẽ khác, đâu phải lên ngôi hoàng đế là mọi việc răm rắp xuôi chiều. Công cuộc xây dựng lại đất nước đòi hỏi xã hội phải ổn định, lòng người phải quy về một mối, trong khi thực trạng của đất nước còn hết sức ngổn ngang bề bộn. Nạn xâm lược bị tiêu diệt, nhưng nguy cơ tái xâm lược còn đe doa. Trong nước thì đám cựu thần Lê - Trịnh nhiều người tìm cách chống đối. Những kẻ hiền tài chưa chịu ra cộng tác. Rồi còn bao nhiêu công việc khác phải làm, như chấn chỉnh nghề làm ruộng, khuyến khích việc buôn bán, chú ý việc học hành thi cử, xây dựng lại đời sống văn hoa, đôi phó với lực lượng Tàu

o ngoài biển ... Cuộc đấu tranh để xây dựng đất nước dưới thời Tây Sơn được thể hiện ở hàng loạt bài chiếu, dụ, biểu của các vua Quang Trung, Quang Toan. Trong cuộc đấu tranh này, gay gắt nhất là cuộc đấu tranh với đám cựu thần của triều Lê - Trịnh. Nhà vua thấy rõ cần phải đập tan ý chí chống đối của đám quan lại này. Nhưng đối với những người có thể tranh thủ được, thì cố gắng tranh thủ, lôi kéo họ vào bộ máy chính quyền của mình, bởi vì trong số họ, nhiều người có năng lực, có kiến thức, có thê làm tốt nhiều việc nếu họ thành tâm phục vụ triều đại mới. Thái độ của nhà vua vừa cứng rắn, lại vừa bao dung, không cứng rắn, không khẳng định uy thế vững vàng của triều đại mới, có thể họ sẽ cho rằng triều đại Quang Trung còn lung lạc được, do đó ngấm ngầm kích thích sự chống đối của họ. Nhưng không bao dung thì có nghĩa là dồn họ đến chân tường, họ sẽ chống trả quyết liệt. Hai thái độ khác nhau mà hậu quả sẽ là một, đều bất lợi cho triều đại mới. Trong bài "Dụ cựu triều văn võ chiếu", vua Quang Trung vạch trần sự thật tệ hại của đám quan lại triều đình Lê - Trịnh, và đả kích gay gắt hành động chống đối phản bội của họ :

"Lũ ngươi bắt đầu thì kéo về hàng, sau thì cùng lòng dong ruỗi, sau cùng lại trở mặt làm kẻ thù địch, phản phúc không thường, thật là đáng ghét...

Các ngươi không lên núi Thú Dương mà muốn làm Di Tề, không ra ngoài hải đảo mà muốn làm Điền Hoành, không những không rõ cái cơ thành bại được thua, mà củng không hiểu cái lý phải trái đắc thất. Đó không phải là việc làm của người trung nghĩa sáng suốt đâu". Vua Quang Trung nói thẳng,-đối với những việc làm của họ có thể "khép vào tội bất thần, tịch biên gia sản, giết chết không tha để tỏ phép nước", nhưng nhà vua không muốn là vì lòng nhân đạo, "ổ rằng có hại đến đức hiếu sinh", và cũng vì mong mỏi họ tỉnh ngộ, sửa chửa lỗi lầm, để trở thành người có ích. Vua Quang Trung tuyên bố xá tội cho tất cả. "Những người bị cầm tù đều nhất loạt phóng thích, những người trốn tránh đều không nã tầm". Kết thúc bài văn, lời lẽ vẫn hùng hồn, nhưng thêm phần tha thiết, nhà vua kêu gọi : "Này đây khắp thiên hạ đều quy phục về tràm rồi, ngay đến cả một số người trước kia thắc mắc cũng đã quy phục. Đó là những người biết theo cơ hội, gặp thời làm nên công nghiệp, bắt chước con cháu nhà An tề

tựu nhanh nhẹn đến giúp việc tế tự nhà Chu, ngõ hầu giữ được thân gia, cùng hưởng phú quý. Vậy thì chả tốt đẹp lắm ru !"... Cố nhiên, nhà vua cũng không quên cảnh cáo trước "Nếu ngoan cố mê muội sẽ đưa đến sự không lành, cắn rốn hối lại củng không kịp nữa".

Trong "Dụ cựu triều văn võ chiếu", đối tượng thuyết phục là quan lại, nghĩa là những người trí thức phong kiến, nên tác giả lấy nhiều điển cố trong sử sách, lấy nhiều gương của người xưa để cho người nay đối chiếu suy nghĩ để soi sáng công việc và thái độ của họ. Nhưng đôi với đám giặc Tàu o ngoài biên, mà thực chất là những người dân nghèo khổ, bị áp bức không còn đất sống phải nổi lên làm giặc thì thái độ và cách thuyết phục của nhà vua có khác. Trong "Dụ 0 Tàu chiếu", vua Quang Trung không công kích họ, mà cố gắng thông cảm nguyên nhân nào đã xô đẩy họ đến bước đường cùng và động viên khích lệ họ. Ngay những câu mở đầu của bài dụ, thái độ của nhà vua đã thể hiện rất rõ:

"Trẫm nghe cổ ngữ có nói "gió mạnh chỉ trong một buổi sáng, mưa to không bao giờ suốt cả ngày". Đó là đạo trời vậy. Cho nên người con trai tốt không hề suốt đời làm ác ở đây, tác giả đã mượn một chân lý của tự nhiên để nói lên một chân lý của xã hội : "Người tốt không thể suối đời làm ác", để rồi từ đó tác giả đi đến kết luận " việc cướp bóc, chống đôi chẳng qua chỉ là do hoàn cảnh, hoặc vì đói rét thiết thân, hoặc vì bạo ngược bức bách, mới đến nôi m((Mg thân nơi sóng gió, không có lối thoát ra ...". Và như thế, cố nhiên, một khi hoàn cảnh thay đổi, thì con người, nhất là những người có lương tri, lương

Một phần của tài liệu văn chính luận của ngô thì nhậm (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)