Hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 75 - 76)

Cũng giống như thương lượng, hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tự nguyện của các chủ thể. Nếu như thương lượng là phương thức hòa giải mà các bên tự thỏa thuận thực hiện thì hòa giải là phương thức được thông qua bên thứ ba (bên trung gian). Pháp luật Việt Nam ghi nhận trong Luật thương mại 2005 hòa giải là một trong bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, phương thức này cũng không được quy

định chi tiết trình tự thủ tục tiến hành và có hiệu lực ra sao do việc thực hiện phương thức đó phụ thuộc vào tự nguyện thỏa thuận giữa các bên.

Song trên thực tế tại Việt Nam, phương thức hòa giải này thường được kết hợp song hành với phương thức trọng tài hoặc Tòa án mà ở đó, việc hòa giải sẽ do trọng tài viên hoặc thẩm phán tiến hành trong quá trình tiến hành giải quyết tranh chấp. Đối với phương thức giải quyết tranh chấp qua Tòa án, hòa giải là phương thức bắt buộc. Song đối với phương thức Trọng tài, hòa giải không phải là phương thức bắt buộc. Hòa giải có thể là phương thức giải quyết riêng của các bên trong quan hệ tranh chấp hoặc các bên sẽ chọn trọng tài để giải quyết.

Đối với hòa giải thông thường, các bên tranh chấp cũng có thể nhờ tới các chuyên gia là những người có kỹ năng và kinh nghiệm về hòa giải hoặc có uy tín trong lĩnh vực đang tranh chấp đứng ra thực hiện việc hòa giải. Trung tâm hòa giải với tư cách tổ chức hòa giải thương mại chuyên nghiệp mới bắt đầu được hình thành với việc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) đưa ra Bộ quy tắc hoà giải và bắt đầu cung cấp dịch vụ này vào năm 2007 [59].

Cũng giống như thương lượng, phương thức giải quyết bằng hòa giải cũng chưa có quy định cụ thể về trình tự thủ tục, hiệu lực thi hành do phương thức này chỉ có thể được thực hiện thông qua ý chí tự nguyện của các bên. Pháp luật nên ghi nhận nhiều hơn vai trò của hòa giải và có các quy định về đảm bảo thực thi kết quả hòa giải giữa các bên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)