Nguồn của pháp luật để giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 70 - 73)

Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý. Pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp được nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau mà không được quy định cụ thể trong một văn bản luật hoàn chỉnh. Pháp luật hiện nay cũng có chưa có Luật riêng về giải quyết tranh chấp. Do đó mà pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản trí tuệ càng chưa có một quy định cụ thể nào.

(i) Những nguyên tắc chung của pháp luật: Đây là những nguyên lý, những tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật trong thực tế [21. tr.29-30].

(ii) Văn bản quy phạm pháp luật: Đây là loại nguồn hình thức chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật, bởi lẽ, các cơ quan nhà nước ở Việt Nam khi giải quyết các vụ việc pháp lý thực tế thuộc thẩm quyền của mình đều chủ yếu dựa vào các VBQPPL. VBQPPL ở nước ta bao gồm nhiều loại với giá trị pháp lý cao, thấp khác nhau. Đứng đầu thang bậc giá trị pháp lý trong hệ thống VBQPPL là Hiến pháp, đạo luật gốc, luật cơ bản của Nhà nước. Tiếp đó là các đạo luật và các nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,… Liên quan đến pháp luật về giải

quyết tranh chấp gồm có: Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Trọng tài thương mại và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành như Nghị định, thông tư [21].

Các văn bản quy phạm pháp luật trước tiên phải kể đến Hiến pháp (văn bản có giá trị pháp lý cao nhất), sau đó là Luật và bộ luật cùng với các văn bản nghị định, thông tư hướng dẫn đi kèm.

+ Hiến pháp 1992: quy định ghi nhận quyền bình đẳng của công dân, quyền tự do kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

+ Bộ luật dân sự 2005:quy định các nguyên tắc xác lập quyền nói chung. + Bộ luật tố tụng dân sự 2004:quy định các quy trình thủ tục liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

+ Luật thương mại 2005: quy định các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

+ Luật doanh nghiệp 2014: quy định các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và quản lý tài sản trong doanh nghiệp

+ Luật trọng tài thương mại 2010: quy định chi tiết về thủ tục tố tụng, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tính chất pháp lý của Trọng tài.

+ Luật Sở hữu trí tuệ 2005: quy trịnh các vấn đề liên quan đến tài sản là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

+ Luật Trọng tài thương mại năm 2010: quy định phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và các lĩnh vực thẩm quyền giải quyết của trọng tài.

Và các văn bản nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật, đặc biệt kể đến Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân ngày 03/04/2008.

giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó [44].

Điều ước quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp chỉ khi có sự xung đột về quyền và lợi ích giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Có thể đến các Hiệp định thương mại song phương của Việt nam với Hoa Kỳ, Singapore; Hiệp định thương mại đa phương với ASEAN, WTO. Nhờ có các Hiệp định đa phương này mà pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam mới có được phát triển để phù hợp thông lệ quốc tế.

(i) Phong tục tập quán: Theo Từ điển Black’s Law thì tập quán (custom) là “thực tế mà bằng sự thừa nhận chung và lâu dài đối với nó, thói

quen không thay đổi đã trởthành có hiệu lực như pháp luật” [48]. Tuy nhiên,

tập quán áp dụng giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ ở Việt Nam hiện nay không phổ biến. Phong tục tập quán, án lệ: hiện tại pháp luật Việt Nam không ghi nhận áp dụng tập quán, án lệ vào văn bản pháp luật để giải quyết tranh chấp. Vì pháp luật Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật Civil Law không áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc. Điều này đã làm hạn chế khả năng giải quyết vấn đề vụ việc tại Tòa án. Pháp luật nên cho phép Tòa án sử dụng án lệ của các vụ việc tương tự để giải quyết các vụ tranh chấp sau đó bù vào những thiếu sót của quy định pháp luật.

(vii) Án lệ hoặc quyết định của Tòa án: Theo Từ điển Black’s Law

thì, án lệ (precedent) có hai nghĩa: “ Một là sự làm luật bởi toà án trong việc

nhận thức và áp dụng những quy định mới trong khi thi hành công lý. Hai

một vụ việc đã được quyết định mà cung cấp cơ sở để quyết định cho những

vụ việc sau liên quan đến các sự kiện hoặc vấn đề tương tự” [48]. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Civil Law không áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc. Điều

này đã làm hạn chế khả năng giải quyết vấn đề vụ việc tại Tòa án. Pháp luật nên cho phép Tòa án sử dụng án lệ của các vụ việc tương tự để giải quyết các vụ tranh chấp sau đó bù vào những thiếu sót của quy định pháp luật..

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 70 - 73)