quan đến giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ
Cơ sở kinh tế - xã hội
Sự chuyển biến từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ hơn trước rất nhiều. Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay, nhu cầu về một thị trường đầu tư tiềm năng, môi trường kinh doanh an toàn đòi hỏi pháp luật phải được đảm bảo minh bạch, công bằng.
Trong thời kỳ hậu công nghiệp, nền kinh tế tri thức đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của xã hội. Với việc mở cửa hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới, mong muốn trở thành một thị trường đầu tư tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư kinh doanh từ khắp nơi trên thế giới, pháp luật Việt Nam phải đảm bảo tạo ra “sân chơi” an toàn cho mọi chủ thể. Bên cạnh việc ký kết các điều ước quốc tế, hiệp định đa phương, song phương thì pháp luật Việt Nam cũng phải đảm bảo một cơ chế an toàn cho các nhà đầu tư. Điều đó không chỉ giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm khi đầu tư phát triển vào Việt Nam mà còn giúp cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính các doanh nghiệp trong nước hợp tác quốc tế với nước ngoài.
Khi mà nền kinh tế tri thức đóng vai trò trọng tâm trong việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia thì những tài sản được tạo từ quá trình lao động đó luôn được coi trọng và đánh giá cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được giá trị của các tài sản được hình thành từ lao động bằng “chất xám” đó. Do đó, sau khi hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam sẽ không tránh khỏi những xung đột, tranh chấp trong hoạt
động kinh doanh ngay cả trong lĩnh vực thương mại nói chung và tranh chấp tài sản trí tuệ nói riêng. Những xung đột đó đôi khi xuất phát từ việc pháp luật chưa có quy định rõ ràng về việc phải giải quyết tranh chấp như thế nào.
Các chủ thể kinh doanh Việt Nam hiện nay, với những doanh nghiệp lớn hoặc chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì cũng đã chú ý tới việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình trước khi đưa ra thị trường khu vực. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ những chủ thể kinh doanh nhỏ lẻ, doanh nghiệp tầm trung thì họ vẫn chưa thực sự quan tâm và hiểu được sự quan trọng của tài sản trí tuệ của chính mình. Các doanh nghiệp ở Việt Nam có phát triển thì nền kinh tế xã hội mới phát triển.
Giải quyết được tranh chấp thương mại nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo công bằng cho mọi thành phần kinh tế được tự do cạnh tranh trên cơ sở pháp luật, tạo niềm tin và yên tâm cho các nhà kinh doanh trong và ngoài nước. Việc giải quyết các tranh chấp thương mại sẽ góp phần tạo ra kỷ cương trật tự trong kinh doanh, hạn chế được phần nào tiêu cực cạnh tranh không lành mạnh, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Cơ sở văn hóa- truyền thống và chính trị:
Do ảnh hưởng của truyền thống Nho giáo – một trong những nền tảng quan trọng hình thành nền hệ tư tưởng của người Việt Nam, theo đó đạo lý cơ bản về ngũ thường “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Trên nền tảng này, người Việt đã xây dựng và giữ gìn lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của mình một truyền thống đoàn kết và cố kết cộng đồng, luôn coi trọng và đề cao tinh thần tương thân, tương ái, quan niệm trọng tình nghĩa “chín bỏ làm mười”. Vì vậy khi có tranh chấp thì biện pháp áp dụng trước tiên là thương lượng, hòa giải, thông qua đó để hiểu nhau hơn và giải quyết được mẫu thuẫn và vẫn giữ được tình người. Còn một quan niệm nữa đó là “lấy hòa làm trọng” trong cách
đối nhân xử thế cho thấy người Việt có tâm lý ngại kiện cáo [38]. Do đó, khi xảy ra bất kỳ sự xung đột lợi ích nào, thương lượng và hòa giải là hai phương thức thường được người Việt ưu tiên áp dụng để giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, các phương thức này vẫn còn nhiều lỗ hổng khi áp dụng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ tranh chấp. Pháp luật về giải quyết tranh chấp cần lưu ý hơn đến hai hình thức giải quyết này để có những quy định phù hợp hơn. Đặc biệt, khi mà nền kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng, các sản phẩm trí tuệ được tạo thành sẽ ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều chủ thể doanh nghiệp. Nếu có tranh chấp xảy ra, để đảm bảo uy tín cũng như bí mật của mình, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương thức thương lượng và hòa giải để giải quyết vấn đề, tránh gây sự chú ý của dư luận. Do đó, các phương thức này cần được pháp luật quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp.