tranh chấp tài sả trí tuệ trong doanh nghiệp ở Việt Nam
- Thứ nhất, một trong những nguyên nhân thấy rõ trong việc giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở Việt Nam đó chính là chưa có pháp luật điều chỉnh cụ thể. Chưa nói đến đối tượng cụ thể là tài sản trí tuệ, pháp luật về giải quyết tranh chấp chỉ được ghi nhận là một phần nhỏ trong luật thương mại 2005. Cho đến nay, Nhà nước vẫn chưa có một đạo luật riêng về giải quyết tranh chấp khiến quy định những vấn đề chung nhất khi có mâu thuẫn, xung đột xảy ra và cách thức giải quyết, trình tự thủ tục cụ thể, hiệu lực thi hành ra sao. Thêm vào đó, tài sản trí tuệ cũng là một vấn đề pháp lý mới chưa được pháp luật ghi nhận và quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào. Có chăng là các quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tuy nhiên, Luật SHTT chỉ liệt kê các đối tượng nào là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà không có một khái niệm về “Tài sản trí tuệ”. Như đã phân tích, tài sản trí tuệ là một khái niệm bao hàm rộng hơn, các đối tượng là thuộc quyền sở hữu trí tuệ chỉ mà một trong các loại tài sản trí tuệ.
- Thứ hai, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có ý thức và hiểu được giá trị đích thực tài sản trí tuệ của mình. Nhiều khi việc họ tiến hành đăng ký bảo hộ các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ cũng chỉ vì theo trào lưu mà bản thân chưa hiểu được chính xác quyền và lợi ích của mình. Nhiều doanh nghiệp đôi khi chỉ cần nghe rằng “bảo hộ độc quyền” là họ thấy cần phải đăng ký bảo hộ mà không nắm rõ được ý nghĩa và phạm vi bảo hộ của các đối tượng đó. Hoặc đôi khi tâm lý cho rằng đăng ký thì để làm gì nếu kinh doanh không thuận lợi. Vì thế, các doanh nghiệp thường tập trung vào phát triển sản phẩm, phát triển thị trường của mình trước, tiến hành các hoạt động trưng bày giới thiệu, quảng cáo sản phẩm. Sau khi cảm thấy sản phẩm hay phương thức này đạt hiệu quả kinh tế thì lúc đó họ mới quan tâm đến đối tượng sở hữu trí tuệ cần bảo hộ. Song, chính vì với tâm lý đó và những đối thủ cạnh tranh hiểu được giá trị của việc bảo hộ tài sản trí tuệ, họ tiến hành bảo hộ các đối tượng đó trước. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lấy lại tài sản trí tuệ của mình. Lúc đó, tranh chấp xảy ra và các bên lại phải đối mặt với việc chứng minh tài sản đó là của mình, đương nhiên không phải lúc nào cũng có thể làm được điều đó.
- Thứ ba, doanh nghiệp đôi khi không chú ý theo dõi hoạt động sở hữu trí tuệ của các đối thủ cạnh tranh nên không phản ứng một cách kịp thời với một số hành vi của họ có thể xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của mình như: sử dụng/ đăng ký nhãn hiệu tương tự và có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ của doanh nghiệp, sao chép một phần các tác phẩm (hoa văn, họa tiết, bao bì mẫu thiết kế, thông điệp/giai điệu quảng cáo..) để lợi dụng thành
quả đầu tư hoặc hòa loãng phong cách của nhãn hiệu. Theo đó, hình ảnh của nhãn hiệu của doanh nghiệp, sao chép hoặc sử dụng trái phép các sáng chế/ giải pháp hữu ích/ phần mềm... của doanh nghiệp. [11. tr 12]
+ Thứ tư, Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành đã bổ sung các quy định quan trọng về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 204) và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205), tuy nhiên do tính chất đặc thù của loại tài sản “quyền sở hữu trí tuệ” nên nhiều trường hợp nguyên đơn không chứng minh được thiệt hại hoặc xác định không đầy đủ về những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế (có thể nhiều hơn hoặc ít hơn thiệt hại thực tế xảy ra). Các căn cứ để xác định thiệt hại về vật chất như mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại hoặc các thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ trên thực tế là rất khó để xác định một cách chính xác và đầy đủ. Do vậy, khi giải quyết những vấn đề này Tòa án đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xác định thiệt hại để có được phán quyết chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự [38].
+ Cuối cùng là, hoạt động bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ được xác lập tại Việt nam còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là vai trò của hệ thống Tòa Án trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn mờ nhạt. Việc giao thẩm quyền và trách nhiệm cho một số cơ quan hành chính (Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Hải quan..) phải xử lý cả các hành vi xâm phạm quyền (không phải là hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ),…. Chính vì lẽ đó, các phương thức giải quyết tranh chấp ít được các doanh nghiệp quan tâm và đạt hiệu quả thấp.
Chương 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT