Tranh chấp tài sản trí tuệ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 30 - 41)

1.2.1.1. Khái niệm tranh chấp tài sản trí tuệ

“Tranh chấp” là hiện tượng phổ biến trong một xã hội luôn thay đổi và biến động từng ngày. Lợi ích kinh tế luôn được đặt ra đối với mọi doanh nghiệp. Dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, những xung đột, bất đồng là điều không tránh khỏi giữa các chủ thể kinh doanh, khi đó tranh chấp trở thành hiện tượng phổ biến đối với mọi nền kinh tế. Nếu có thể giải quyết được các mẫu thuẫn này, các tranh chấp này sẽ góp phần phát triển các quan hệ kinh tế trong xã hội.

Tranh chấp kinh doanh hay tranh chấp thương mại là những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong nền kinh tế xã hội hiện nay. Trước kia, người ta sử dụng thuật ngữ “Tranh chấp kinh tế” để chỉ các vấn đề phát sinh tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, song đây lại là một khái niệm rất rộng. Theo pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế ngày 16/03/1994, các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế bao gồm: Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh; Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu; Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Với một nội hàm rộng, thuật ngữ “tranh chấp kinh tế” trở thành từ không phù hợp và trong một số trường hợp nó tạo nên sự không tương thích.

Có quan điểm cho rằng: “tranh chấp trong kinh doanh là một dạng của tranh chấp kinh tế, biểu hiện những mâu thuẫn hay xung đột về quyền, nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Lần đầu tiên khái niệm “tranh chấp thương mại” được đề cập đến trong pháp luật Việt nam là Luật thương mại năm 1997, tại điều 238 quy định:

“tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc

thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại” [29, Điều 238].

Tuy nhiên, khái niệm này trong Luật thương mại 1997 vẫn bị đánh giá là chưa chính xác và không đầy đủ. Cho đến khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết hiệp định thương mại song phương giữa hai nước vào ngày 13/07/2000 và được Quốc Hội phê chuẩn, quan niệm về thương mại và tranh chấp thương mại đã được mở rộng hơn và thể hiện đúng bản chất của nó hơn. Khái niệm thương mại bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ (hay chính là một trong những tài sản trí tuệ quan trọng). Khi đó, tranh chấp thương mại được hiểu là những tranh chấp phát sinh trong các giao dịch thương mại tương ứng nêu trên [47, Điều 9.1].

Tranh chấp tài sản trí tuệ có thể nói cũng là một loại tranh chấp trong kinh doanh thương mại. Tranh chấp trong kinh doanh thương mại được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về các lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quan hệ kinh doanh. Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì các tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể kinh doanh mà cũng có thể là chủ thể của tranh chấp kinh doanh như: tranh chấp giữa công ty và thành viên trong công ty; giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến tổ chức, hoạt động của công ty.

Từ đó, có thể rút ra khái niệm “tranh chấp tài sản trí tuệ” là sự bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể mà quyền và lợi ích của họ gắn liền với tài sản trí tuệ. Tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp thường xảy ra giữa các thành viên/cổ đông trong công ty trong quá trình góp vốn vào doanh nghiệp, quản lý hoạt động doanh nghiệp, xảy ra giữa thành viên trong công ty với người có quyền và lợi ích liên quan ngoài công ty, giữa chủ doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp.

Tranh chấp tài sản trí tuệ thường xảy ra khi tài sản trí tuệ khẳng định được giá trị - sức hút của nó với thị trường. Khi đó, các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan thường xảy ra các tranh chấp lợi ích phát sinh từ tài sản trí tuệ này.

Một thủ tục quan trọng không thể bỏ qua khi giải quyết được vấn đề tranh chấp tài sản trí tuệ chính là định giá được giá trị của tài sản trí tuệ tại thời điểm đó phát sinh tranh chấp. Không giống như các tài sản vật chất hữu hình, tài sản trí tuệ không dễ dàng có thể xác định được giá trị một cách chính xác. Vậy làm thế nào để xác định được giá trị của một tài sản trí tuệ đang bị tranh chấp?

Đối với doanh nghiệp, có nhiều lý do để định giá tài sản trí tuệ mang lại lợi ích như quản lý nội bộ tài sản trí tuệ, li – xăng, sáp nhập, chuyển nhượng tài sản trí tuệ; mua tài sản trí tuệ; tham gia các hợp đồng liên doanh; thiết lập các liên minh chiến lược, huy động vốn, đầu tư phát triển tài trí tuệ. Phụ thuộc vào lý do và loại tài sản trí tuệ được định giá tạo nên vai trò quan trọng đến việc lựa chọn phương pháp định giá. Giá trị của tài sản trí tuệ có thể khác nhau nếu lựa chọn phương pháp định giá khác nhau. Quyền sở hữu trí tuệ (như bằng độc quyền sáng chế) có thể được định giá cao hơn nếu thời hạn bán hoặc li xăng không trùng với thời điểm giới thiệu một công nghệ bổ sung hoặc thay thế có hiệu quả trên thị trường. Do đó, việc doanh nghiệp xác định được lý do cần định giá tài sản trí tuệ và thời điểm tiến hành định giá là một điều rất quan trọng làm tăng giá trị cho tài sản đó.

Có một số phương pháp được áp dụng để xác định giá trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp như sau:

+ Phương pháp dựa vào thu nhập: Đây là phương pháp định giá tài sản

trí tuệ một cách phổ biến thông dụng nhất. Về cơ bản, phương pháp này tập trung vào nguồn thu nhập ước tính mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mong muốn nhận được trong thời gian mà quyền sở hữu trí tuệ còn hiệu lực. Vì vậy, phương pháp này sử dụng khấu hao nguồn tiền mặt để tạo giá trị hiện tại cho nguồn thu nhập trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp có thể tính được nguồn thu nhập khi nhìn vào số tiền thu được từ phí li-xăng nếu doanh nghiệp tiến hành li xăng một quyền sở hữu trí tuệ cụ thể;

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là quá phức tạp trong việc giảm trừ phí li-xăng. Mức phí sẽ được tính nhằm ước tính nguồn tiền mặt/ lợi nhuận dự kiến hoặc vốn hóa lợi nhuận/ nguồn tiền mặt trung bình. Tỷ lệ phí có thể được xác định bằng cách sử dụng các tỷ lệ hiện có trong các loại hợp đồng li xăng tương tự hoặc các dữ liệu hiện có từ bảng phí chuẩn;

+ Phương pháp dự vào chi phí:Phương pháp này được sử dụng để tính

các lợi ích trong tương lai của tài sản trí tuệ bằng cách tính số tiến cần để thay thế tài sản trí tuệ được đề cập. Phương pháp này dựa vào chi phí là rất hữu ích khi xem xét các quyền sở hữu trí tuệ trong các tài sản vô hình như phần mềm máy tính, bản vẽ kỹ thuật, kiểu dáng bao bì và mạng lưới phân phối. Phương pháp này thường được sử dụng là phương pháp bổ sung cho phương pháp thu nhập. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là cơ hội dẫn đến két quả nhầm lẫn cao. Do hầu hết các trường hợp, chi phí liên quan đến một thứ gì đó không nhất thiết liên quan một cách trực tiếp đến giá trị của nó;

+ Phương pháp dựa vào thị trường: Phương pháp này dựa vào bên thứ

ba sẵn sàng mua hoặc thuê tài sản trí tuệ. Phương pháp này cũng là phương pháp bổ sung cho phương pháp dựa vào thu nhập. Tuy nhiên, cần lưu ý một

số doanh nghiệp từng coi đây là phương pháp tốt nhất vì tính đơn giản và khả năng sử dụng thông tin thị trường. Mặc dù vậy, hạn chế của phương pháp này là không cung cấp được thông tin về cách xử lý các đặc điểm riêng biệt của giao dịch cụ thể;

+ Phương pháp tùy chọn dựa vào giá: Phương pháp này được sử dụng

trong việc xác định giá trị thị trường ủa quyền lựa chọn mua cổ phiếu của doanh nghiệp/ Những người định giá tài sản trí tuệ (đặc biệt là sáng chế) trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ dược phẩm này càng nhiều. Trong khi tồn tại các phương pháp định giá có tính “rủi ro trung bình” khác, phương pháp định giá tùy chọn này được coi là có ưu điểm hơn cả [43, tr.157].

Như vậy, có thể thấy, tài sản trí tuệ không bao giờ có thể xác định được chính xác giá trị của nó. Giá trị của nó phụ thuộc vào thực tế nhu cầu của con người. Nếu nó càng thu hút được nhiều người quan tâm, nó càng được định giá cao, hoặc tùy vào phương thức áp dụng để định giá tài sản trí tuệ, chúng cũng sẽ có những giá trị khác nhau.

Nếu như trước kia, những tài sản mang tính vô hình thường không được đánh giá cao, không bao giờ phải tiến hành xác định giá trị và cũng sẽ không dẫn đến những tranh chấp, bất đồng phát sinh. Nhưng ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, coi trọng những sản phẩm sử dụng chất xám của con người thì tài sản trí tuệ đã tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với toàn xã hội.

1.2.1.2. Đặc điểm tranh chấp tài sản trí tuệ

Tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp mang những đặc điểm chung của tranh chấp kinh doanh thương mại và thêm những đặc điểm riêng biệt, cụ thể là:

- Đối tượng tranh chấp là tài sản mang tính vô hình: đây là điểm khác

biệt nhất giữa tranh chấp tài sản trí tuệ với các đối tượng tranh chấp thương mại thông thường khác. Theo đó, tài sản trí tuệ mang tính vô hình tức là bản

thân nó không được tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể mà phải thông qua một hình thức thể hiện để thấy được chúng. Đối với mỗi tài sản vật chất thông thường đều có một giá trị kinh tế nhất định, được định giá một cách chính xác thông qua giá thị trường của sản phẩm. Tuy nhiên, đối với tài sản trí tuệ mang tính vô hình không phải lúc nào cũng xác định được giá trị của chúng. Mặt khác, đối với từng đối tượng chủ thể chúng có một giá trị kinh tế khác nhau, có thể tài sản trí tuệ có giá trị với người này nhưng lại chẳng có giá trị gì với người khác tùy vào mục đích kinh doanh của họ.

- Khó xác định giá trị của đối tượng tranh chấp một cách hợp lý: Khi

tài sản trí tuệ tạo nên giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp, tài sản đó sẽ trở thành tầm ngắm của mọi chủ thể. Mọi chủ thể đều có liên quan đến tài sản trí tuệ đều muốn được hưởng lợi khi giá trị của tài sản được nâng lên. Chưa có phương pháp định giá cụ thể cho loại tài sản này và chủ yếu dựa trên thỏa thuận của các bên, nhưng khi tranh chấp xảy ra thì thỏa thuận thường rất khó đạt được.Một tài sản trí tuệ khi đáp ứng đủ điều kiện để trở thành đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, tài sản đó sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích từ việc mua bán, cấp quyền sử dụng cho các bên có nhu cầu. Trong trường hợp một tài sản trí tuệ như “nhãn hiệu hàng hóa” đã trở thành thương hiệu của một doanh nghiệp được rất nhiều người biết đến và đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp khác mong muốn được hưởng lợi ích từ việc sử dụng “nhãn hiệu” đó. Chủ sở hữu nhãn hiệu này sẽ thỏa thuận cấp phép cho các bên có nhu cầu sau khi thống nhất một lợi ích kinh tế nào đó. Trường hợp chủ sở hữu chỉ cấp phép duy nhất cho một bên sử dụng nhãn hiệu của mình và không cho bất kỳ bên nào khác, khi đó hình thức cấp phép này được gọi là “cấp phép li-xăng độc quyền”. Trường hợp chủ sở hữu cấp phép cho nhiều bên sử dụng cùng lúc, khi đó hình thức cấp phép này được gọi là “cấp phép li xăng không độc quyền”. Mỗi hình thức cấp phép đều giúp chủ sở hữu thu được những lợi

ích kinh tế không nhỏ. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận cấp phép này không được rõ ràng, có thể xảy ra trường hợp dù cấp phép li xăng độc quyền nhưng chủ sở hữu vẫn cấp phép cho bên thứ ba khác sử dụng dẫn đến phát sinh tranh chấp lợi ích gây thiệt hại cho bên nhận li xăng độc quyền; hoặc do được cấp phép li xăng độc quyền nên bên nhận li xăng đã cấp quyền sử dụng cho một số bên khác mà không được sự cho phép của bên chủ sở hữu, điều này cũng có thể dẫn đến phát sinh tranh chấp ảnh hưởng lợi ích tới chủ sở hữu. Có thể thấy, các chủ thể trong hoạt động kinh doanh đều có thể phát sinh tranh chấp nằm trong mối quan hệ ba bên.

1.2.1.3. Phân loại tranh chấp tài sản trí tuệ

Tranh chấp tài sản trí tuệ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chí phân loại sẽ có những hình thức tranh chấp cụ thể sau đây:

+ Nếu căn cứ vào mối quan hệ xảy ra tranh chấp, tranh chấp tài sản trí tuệ có thể chia thành: (i) tranh chấp giữa các thành viên/ cổ đông trong công ty với nhau và (ii) tranh chấp giữa chủ sở hữu và người lao động trong công ty, (iii) tranh chấp tài sản trí tuệ giữa thành viên trong công ty và người có quyền nghĩa vụ liên quan ngoài công ty.

+ Nếu căn cứ vào nội dung phát sinh tranh chấp, tranh chấp tài sản trí tuệ có thể được chia thành: (iii) tranh chấp chung một đối tượng là tài sản trí tuệ và (iv) tranh chấp quyền và lợi ích liên quan do có sự xung đột gây nhầm lẫn giữa hai tài sản trí tuệ với nhau.

Để hiểu rõ từng loại hình thức tranh chấp tài sản trí tuệ có thể xảy ra, dưới đây là nội dung chi tiết:

(i) Tranh chấp giữa các thành viên/ cổ đông trong công ty với nhau:

thường xảy ra khi hoạt động của doanh nghiệp rơi vào trạng thái không ổn định, doanh nghiệp giải thể dẫn đến việc phân chia lợi ích giữa các đồng sở

hữu. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp giải thể, một trong những thủ tục quan trọng chính là kê biên, thanh lý tài sản doanh nghiệp. Với một đối tượng là tài sản trí tuệ, không phải lúc nào nó cũng trở thành tài sản được đánh giá là có giá trị của doanh nghiệp và được đưa ra để xác định giá trị kinh tế và phân chia tài sản. Vậy khi nào thì tài sản trí tuệ trở thành đối tượng tranh chấp giữa các đồng sở hữu?

Đơn giản như một nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ và cấp giấy chứng nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu đã trở thành một tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản phẩm mang tên nhãn hiệu đó không được người tiêu dùng ưa chuộng, không tạo được ấn tượng với họ dẫn đến việc doanh thu của doanh nghiệp giảm, khiến cho doanh nghiệp phải thay đổi sản phẩm hay tên nhãn hiệu khác. Khi đó, nhãn hiệu hàng hóa trở nên không có giá trị đối với doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ là một tờ giấy có xác nhận của cơ quan nhà nước mà khi hết hạn thì chẳng còn giá trị nữa. Lúc đó, nhãn hiệu không phải là một tài sản trí tuệ có giá trị được chủ sở hữu quan tâm để rồi

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)