Nội dung chủ yếu của pháp luật về giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 66 - 68)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ nói riêng chủ yếu là đề cập đến các phương thức dùng để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa các bên trong hoạt động kinh doanh. Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, xét cho cùng, các phương thức này đều hướng đến chung một kết quả là giải quyết được mâu thuẫn của các bên.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau, các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Mục đích tìm kiếm lợi nhuận không chỉ là động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình mở rộng các giao lưu kinh tế mà còn là lý do tồn tại của các chủ thể trong kinh doanh. Các bên hưởng quyền và có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ những điều khoản mà mình đã thống nhất ý chí ghi vào các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các chủ thể ký kết hợp đồng cũng nghiêm chỉnh tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Mục đích đạt được lợi nhuận tối đa đã trở thành động lực trực tiếp của các bên tham gia trong hoạt động thương mại. Trong điều kiện như vậy tranh chấp trong thương mại phát sinh là một hệ quả tất yếu. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế và dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, tranh chấp thương mại do vậy cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gay gắt, phức tạp hơn về tính chất, quy mô. Chính vì vậy việc áp dụng các hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp cho phù hợp, có hiệu quả là một đòi hỏi khách quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh

doanh, đảm bảo nguyên tắc pháp chế, thông qua đó góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội [18. tr.7].

Xét riêng với đối tượng của quan hệ tranh chấp là “Tài sản trí tuệ”. Bản thân đối tượng này vẫn còn là một thiếu sót trong quy định pháp luật. Tài sản trí tuệ mặc dù đã được nhắc đến thông qua các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ song vẫn chưa có một quy định chính thức khái niệm này. Đồng thời, pháp luật chưa có quy định cụ thể “tài sản trí tuệ” là một trong những loại tài sản đặc thù của bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay. Chính vì lẽ đó, không có khái niệm “Tài sản trí tuệ” thì pháp luật riêng về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ lại càng mới mẻ. Việc áp dụng giải quyết tranh chấp đối tượng này chỉ dựa trên các phương thức hiện có như thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Đồng thời, dựa trên cơ sở tính chất đặc trưng của loại tài sản đó mà áp dụng phương phức phù hợp tùy vào lựa chọn của chủ thể trong quan hệ tranh chấp. Tùy loại tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp có muốn công khai hoặc không công khai, cần phải giữ bí mật thì doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức giải quyết có thể đảm bảo bí mật như thương lượng, hòa giải hay trọng tài. Mặt khác, nếu tài sản trí tuệ đó cũng đã được nhiều người biết đến, mong muốn yêu cầu bên bị cho là xâm phạm chấm dứt hành vi, yêu cầu bồi thường thiệt hại thì doanh nghiệp có thể kiện trực tiếp ra tòa án để giải quyết. Xét cho cùng, sự khác biệt duy nhất của việc giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ chỉ khác các quan hệ tranh chấp thông thường khác do tính chất đặc biệt của nó. Phương thức áp dụng cũng không có sự thay đổi. Pháp luật cần ghi nhận thêm đối tượng tài sản này cũng như ban hành một đạo luật riêng về giải quyết tranh chấp để có khung pháp luật giải quyết cho mọi đối tượng, thay vì quy định phải nằm rải rác ở nhiều nguồn, ngành luật khác nhau.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về cấu trúc và nguồn của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 66 - 68)