Dù là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ thì chắc chắn doanh nghiệp đó cũng đang tạo ra và sử dụng rất nhiều các tài sản trí tuệ từ hoạt động phát triển kinh doanh của mình. Bất kỳ một doanh nghiệp nào hình thành thì ban đầu cũng có những cơ sở vật chất tối thiểu. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn hoạt động được thì những con người trong đó phải có những đề án nghiên cứu nhằm phát triển hoạt động kinh doanh, phải có những nhân viên, người trợ thủ đắc lực có khả năng tư duy sáng tạo, đưa ra được những định hướng phát triển, mô hình kinh doanh độc đáo để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường trong nền kinh tế mà sự cạnh tranh được đánh giá là khốc liệt, như người ta vẫn có câu “thương trường như chiến trường”. Từ những hoạt động sáng tạo nhằm phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp đã dần tạo những tài sản trí tuệ vô hình của riêng họ.
Thông thường, mỗi doanh nghiệp đều có tên thương mại, sở hữu một hoặc nhiều nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm/ dịch vụ., nghiên cứu tạo ra các kiểu dáng có tính sáng tạo nguyên gốc, hay soạn ra những bản thảo, tài liệu quảng cáo, tự tạo lập cho mình những thông tin kinh doanh bí mật (như danh sách khách hàng, chiến lược phát triển kinh doanh..) Tất cả những tài sản đó đều có thể được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cần xem xét để tiến hành quản lý và thực thi quyền đối với các tài sản đó nhằm tạo được hiệu quả kinh doanh một cách tối đa. Lưu ý rằng quyền sở hữu trí tuệ có thể hỗ trợ doanh nghiệp từ mọi khía cạnh của việc phát triển kinh doanh và chiến lược cạnh tranh, nhưng nó cũng có thể tác động tiêu cực nếu doanh nghiệp không sử dụng đúng cách. Nếu doanh nghiệp sử dụng tài sản trí tuệ (quyền sở hữu trí tuệ) của người khác, doanh nghiệp phải lưu ý đến việc mua chúng hoặc nhận quyền sử dụng thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (hay còn gọi là hợp đồng li xăng) để tránh gặp phải những tranh chấp hoặc kiện tụng không đáng có.
Khi tài sản trí tuệ đã được bảo hộ về mặt pháp lý và nhu cầu về sản phẩm/ hoặc dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày một tăng lên thì lúc
đó tài sản trí tuệ sẽ trở thành tài sản kinh doanh có giá trị. Một trong những cách làm tăng thu nhập đáng kể chính là việc doanh nghiệp chuyển giao quyền sử dụng, bán hoặc tiến hành thương mại hóa các sản phẩm/dịch vụ đó để nâng cao thị phần hoặc lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một tài sản trí tuệ cũng có thể giúp nâng cao giá trị của doanh nghiệp trong con mắt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính. Do đó, doanh nghiệp phải ý thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ của mình. Giống như các tài sản hữu hình, doanh nghiệp có thể kiểm toán, định giá, kiểm soát chặt chẽ và quản lý cẩn thận để khai giá trị của chúng một cách đầy đủ.
Khi tiến hành bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tài sản trí tuệ từ một tài sản vô hình sẽ được bảo hộ độc quyền. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ cho phép doanh nghiệp có được quyền sở hữu đối với tài sản vô hình và khai thác tối đa tiềm năng của chúng. Nhờ có sự bảo hộ này, những tài sản vô hình đã “trở nên hữu hình hơn” khi chúng trở thành tài sản độc quyền có giá trị mà có thể trao đổi trên thị trường [9].
Nếu các ý tưởng đối mới, kiểu dáng sáng tạo và nhãn hiệu hàng hóa có sức hấp dẫn lớn của doanh nghiệp mà không được tiến hành bảo hộ pháp lý, chúng có thể bị doanh nghiệp khác sử dụng hợp pháp và miễn phí, hay thậm chí có thể bị kiện vi phạm ngược lại nếu có bên khác xác lập quyền trước và yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt việc sử dụng tài sản trí tuệ đó. Ngược lại, khi đã được bảo hộ về mặt pháp lý, tài sản trí tuệ không những có thể tăng giá trị tài sản cho doanh nghiệp mà còn ngăn cấm được các bên khác tiến hành sử dụng mà không có sự cho phép của chính doanh nghiệp- chủ sở hữu tài sản trí tuệ.
Tài sản trí tuệ có vai trò tạo nên giá trị cho doanh nghiệp. Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề mà các quốc gia đều quan tâm. Cũng chính vì lẽ đó, khi Việt Nam gia nhập WTO thì một trong những điêu kiện quan trọng đó chính là bảo vệ hiệu quả quyền Sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thách
thức trong quá trình hội nhập khi vấp phải các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như: sử dụng các quyền Sở hữu trí tuệ của người khác, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi tiến hành xuất- nhập khẩu hàng hóa, bị ngăn cản hoạt động xuất- nhập khẩu hàng hóa bởi quyền sở hữu trí tuệ tại nước bạn. Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới mà công nghiệp dựa vào sức mạnh trí tuệ của con người tạo nên. Tập trung phát triển tài sản trí tuệ trở thành trung tâm của các kế hoạch chiến lược cạnh tranh. Nó chính là tâm điểm cho thấy được sự thành công hay thất bại về kinh tế của doanh nghiệp. Những tập đoàn lớn như Microsoft chẳng sở hữu tài sản nào có giá trị ngoài kiến thức.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển với nền kinh tế tri thức là nền tảng, đóng vai trò quan trọng để phát triển thì tài sản trí tuệ được xác định với giá trị cao hơn rất nhiều so với các tài sản vật chất hữu hình.
Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng có sự tác động nhiều đến mọi hoạt động của doanh nghiệp: từ hoạt động sản xuất kinh doanh, gắn liền với hoạt động thương mại, có khả năng sinh lợi hay thậm chí tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp.
Dưới đây là danh sách 10 thương hiệu dẫn đầu năm 2015 được tạp chí Forbes công bố:
Bảng 1.1: Danh sách 10 thƣơng hiệu đắt giá nhất năm 2015
STT Thƣơng hiệu Giá trị thƣơng hiệu
1. Apple 145,3 tỷ USD
2. Microsoft 69.3 tỷ USD
3. Google 65.6 tỷ USD
4. Coca – Cola 56 tỷ USD
5. IBM 49.8 tỷ USD
6. McDonald’s 39.5 tỷ USD
7. Samsung 37.9 tỷ USD
8. Toyota 37.8 tỷ USD
9. General Electric 37.5 tỷ USD
10. Facebook 36.5 tỷ USD
(Nguồn: Theo báo điện tử An Ninh Tiền tệ và truyền thông cập nhật ngày
Nhìn vào bảng tổng hợp trên, có thể thấy các thương hiệu lớn này hoàn toàn có giá trị vượt trội hơn rất nhiều so với tài sản vật chất hữu hình mà doanh nghiệp này sở hữu. Tài sản trí tuệ không chỉ là cơ sở phát triển tạo thành các tài sản vật chất mà còn đêm lại nguồn tài chính không nhỏ trong khối tài sản của doanh nghiệp.