Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc (1992-2010)

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 51)

2.2.3.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 1992-2003

Trong giai đoạn đầu khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao, hàng xuất khẩu của chủ yếu của Việt Nam sang Hàn Quốc là các mặt hàng dệt và các loại nguyên liệu thô như nông sản, khoáng sản, dầu thô...Các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc được chia thành 6 nhóm:

1. Hàng dệt may

2. Hàng nông lâm, thủy sản

3. Các mặt hàng giày dép, thủ công mỹ nghệ, văn phòng phẩm 4. Hàng điện và điện tử

5. Dầu thô và khoảng sản

6. Các sản phẩm hóa chất [39, 58 ]

Trong giai đoạn 1992-2003, cơ cấu hàng hóa xuât khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc có những chuyển biến tích cực. Năm 1993, nhóm hàng nguyên liệu thô và nhiên liệu

chiếm 35,26% kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu bao gồm than, cao su, một số loại gỗ, cát thạch anh, sợi dệt và các nguyên liệu thực vật khác. [34, 38] Trong năm 1993, mặt hàng thủy sản chỉ chiếm 9,39% kim ngạch xuất khẩu. Nhóm hàng chế tạo được phân loại dựa trên nguyên liệu chiếm 24,59 % và nhóm các mặt hàng chế tạo khác chiếm 16,68 %. Trong những nhóm mặt hàng này, có kim ngạch đáng kể là hàng dệt may, thiếc, sàn phẩm gỗ và một số hàng đan lát như rổ rá chiếu ...[34, 38] Như vậy qua cơ cấu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 1993, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là nguyên liệu thô và sơ chế.

Trong những năm 1992- 1997 xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng nhanh, từ 57 triệu USD đến 493 triệu USD, tăng 8,6 lần.( xem bảng 2.2, tr 50) Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các thị trường năm 1976 ( với 222,7 triệu rúp- USD ) [41, 152]. Riêng năm 1998, do Hàn Quốc bị ảnh hưởng nặng nề của của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, tổng kim ngạch của Hàn Quốc giảm 35,5 %, từ 144,6 tỷ USD (1997) xuống còn 230 triệu USD năm 1998. Vì vậy nhập khẩu của Hàn Quốc từ Việt Nam cũng giảm 3,7 % từ 238 triệu USD năm 1997 xuống còn 230 triệu USD năm 1998, nhưng từ 1999 đến năm 2003, xuất khẩu Hàn Quốc tăng với tốc độ cao và đạt mức 491 triệu USD năm 2003.[41, 152]

Trong những năm 1997-2003, Hàn Quốc đã trở thành một trong mười thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng nhanh, xét về tỷ trọng, Hàn Quốc thường chiếm khoảng 2,6 % đến 2,8 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. [41, 153] (xem bảng 2.4, tr 53)

Bảng 2.4: Mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (1997-2001)

Đơn vị: Triệu USD,%

Năm 1997 Năm 1999 Năm 2001 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Nhật Bản 1.675 18,2 1.786 15,5 2.510 16,7 Trung Quốc 474 5,2 746 7,1 1.420 9,4 Mỹ 291 3,2 504 4,4 1.070 7,1 Úc 230 2,5 815 7,1 1.041 6,9 Singapo 1.215 13,2 876 7,4 1.000 6,7 Đài Loan 814 8,9 682 5,9 810 5,4 Đức 411 4,5 654 5,7 720 4,8 Anh 265 2,9 421 3,6 510 3,4 Pháp 238 2,6 355 3,1 470 3,1 Hàn Quốc 238 2,6 319 2,8 406 2,7 Tổng kim ngạch 9.185 100 11.541 100 15.027 100 Nguồn: [ 41, 153]

sản phẩm gỗ) là những mặt hàng đứng đầu danh sách, với tỷ trọng chiếm đến 40 % trong kinh ngạch xuất khẩu. Trong đó hải sản luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, và có xu hướng tăng tương đối ổn định, từ 110,04 triệu USD năm 2001 lên 127,95 triệu USD năm 2003, tỷ trọng chiếm khoảng 25 % đến 27%. Mặt hàng cao su cũng tăng cả về lượng và tỷ trọng, từ 9,98 triệu USD, chiếm 2,5 % năm 2001 lên 21,34 triệu USD, chiếm 4,3 % năm 2003 (xem bảng 2.5, tr 54)

Bảng 2.5: Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc(2001-2003) Đơn vị: 1000 USD Mặt hàng 2001 2002 2003 Tỷ trọng năm 2003 % Hải sản 110 045,6 116 597,8 127 953,3 26 Hàng dệt may 104 053,7 92 592,7 67 472,3 13,7 Sản phẩm gỗ 17 986,1 24 810,7 24 360,7 4,9 Dầu thô 12 498,3 11 635,4 - - Giầy dép các loại 9 001,5 13 247,9 20 476,9 4,2 Cao su 9 982,3 14 120,0 21 336,6 4,3 Hàng thủ công mỹ nghệ 12 034,6 11 637,7 9 968,8 2,0 Cà phê 6 567,2 11 703,2 23 176,9 4,7 Hàng rau quả 20 194,3 8 436,9 9660 1,9 Dây điện và cáp dây điện 4 030,1 2 367,2 3 364,1 0,6 Sản phẩm nhựa 2 787,9 4 392,7 8 348,3 1,6 Than đá 857,9 10 739,5 17 530,0 3,6 Tổng kim ngạch xuất khẩu 406 081,9 466 009,0 492 250,4 100

Nguồn: Bộ công thương Việt Nam: (http://www.moit.gov.vn)

Bảng 2.5 cho thấy: một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Hàn Quốc lại biến động thất thường. Hàng rau quả xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2001 đạt 20,19 triệu USD

( là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba) đến năm 2002 chỉ đạt 8,43 triệu USD, giảm 58,2 %, đến năm 2003 tuy đã đạt được 9,66 triệu USD, tăng 14,5 % nhưng vẫn là mặt hàng đứng thứ 9 trong 11 mặt hàng chính xuất khẩu sang Hàn Quốc. Mặt hàng cà phê tăng liên tục từ 6,56

triệu USD năm 2001 lên 11,7 triệu USD năm 2001, tăng 78 % và đạt 23,17 triệu USD năm 2003, tăng 98 %. Tuy nhiên nếu nhìn lại năm 1995, mặt hàng cà phê xuất sang Hàn Quốc đã từng đạt tới 33,14 triệu USD. [41, 155] Hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau thủy sản. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên cũng trong thời gian từ năm 2001-2003, xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc có chiều hướng giảm xuống cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng, năm 2001 đạt 104,05 triệu USD, chiếm 25,6 %; năm 2002 đạt 92,59 triệu USD, chiếm 20 %; năm 2003 đạt 67,47 triệu USD, chiếm 13,7%.

Mặt hàng khoáng sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc là than và dầu thô. Trong ba năm 2001-2003, xuất khẩu than tăng từ 857,9 nghìn USD năm 2001 lên 17, 53 triệu USD năm 2003 chiếm 3,6 %. Xuất khẩu dầu thô giảm từ 12,4 triệu USD năm 2001 xuống 11,63 triệu USD năm 2002, năm 2003 không xuất khẩu dầu thô vào thị trường này. Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam, năm 2002 đạt 16,879 nghìn tấn, năm 2003 đạt 17,169 nghìn tấn. [41, 155]

Bên cạnh các mặt hàng dầu thô, hải sản, giầy dép cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và tăng đáng kể. Từ hơn 9 triệu USD năm 2001 tăng lên 13, 247 triệu USD năm 2002 và 20, 476 triệu USD năm 2003. ( xem bảng 2.5 tr 54)

Từ những số liệu trên, có thể thấy: hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc có xu hướng tăng, nhưng vẫn còn biến động thất thường, ngay cả những mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh với Hàn Quốc, và những mặt hàng Việt Nam vẫn tăng xuất khẩu nhưng lại giảm trên thị trường Hàn Quốc. Để giải quyết sự biến động thất thường trong cán cân xuất nhập khẩu giữa hai nước trong tương lai chính phủ hai quốc gia cần đưa ra những chiến lược phát triển toàn diện để xóa đi sự chênh lệch trên.

2.2.3.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2004- 2010

Trong giai đoạn 2004- 2010 hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc vẫn là những mặt hàng mang tình truyền thống như: hải sản, cao su, nhiên liệu đốt, dệt may, máy móc vận tải, sản phẩm hóa dầu, thép...(xem bảng 2.6, tr 56)

Bảng 2.6 : Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (2004-2010)

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm Các sản phẩm hóa chất

Cao su

Chất dẻo nguyên liệu Dây điện và dây cáp điện

Gỗ và sản phẩm gỗ Giầy dép các loại Hàng dệt may Hàng rau quả Hải sản Hạt tiêu Quặng và khoáng sản khác Sản phẩm gốm sứ

Sản phẩm mây, tre, cói & thảm Sản phẩm từ cao su Sản phẩm từ chất dẻo Sản phẩm từ sắt thép Sắn và các sản phẩm từ sắn Sắt thép các loại Than đá

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù

Xăng dầu các loại

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam: (http://www.gso.gov.vn)

Bảng 2.7 : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc(2004-2010)

Đơn vị: triệu USD

Năm Kim ngạch xuất khẩu

2004 608,1 2005 663,6 2006 842,9 2007 1243,4 2008 1874,4 2009 2064,5 2010 3092,2

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam: (http:// www.gso.gov.vn)

Số liệu thống kê (xem bảng 2.7 tr 57) của Tổng cục thống kê qua các năm 2004-2010 cho thấy: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng nhanh. Năm 2004, kim

ngạch xuất khẩu đạt 608,1 triệu USD, năm 2005 là 663,1 triệu USD đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh đạt 3092,2 triệu USD tăng 5,1 lần so với năm 2004. Trong giai đoạn này Việt Nam tiếp tục xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng được coi là truyền thống của Việt Nam nhự: dầu thô, hải sản, gỗ, dệt may, than đá, dệt may...

Năm 2007 dệt may xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc chiếm 82,55 triệu USD, năm 2010 chiếm tỷ trọng cao là 431, 6 triệu USD, đứng thứ hai sau mặt hàng dầu thô là 556,1 triệu

USD. (xem bảng 2.8) Trong tương lai Việt Nam cần phát huy thế mạnh đối với mặt hàng này.

Bảng 2.8 : Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2007-2010 Đơn vị: 1000 USD Mặt hàng 2007 2009 2010 Dầu thô 11.430 16.910 556.121 Giầy dép các loại 50.514 95.130 92.450 Hàng dệt may 82.550 61.819 431.634 Máy vi tính và linh kiện 44.202 59.778 76.364 Sản phẩm gốm sứ 11.607 9.43 11.299 Hải sản 274.69 8.84 388.65 Than đá 39.801 14.724 139.982

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam :( http://www.gso.gov.vn)

Qua bảng 2.8 cho thấy: Dầu thô cũng là mặt hàng chiếm kim ngạch cao trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc. Năm 2007 dầu thô đạt kim ngạch là 11,4 triệu USD, con số

này tăng nhanh theo các năm, năm 2010 đạt 556,1 triệu USD tăng 48,8 lần so với năm 2007.

Hải sản cũng là một trong thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc. Trong giai đoạn 2007- 2010 kim ngạch xuất khẩu ngành nay luôn tăng, chỉ riêng năm 2009 kim ngạch ngành này giảm xuống 8,44 triệu USD so với 274,69 triệu USD năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của ngành này tăng trở lại đạt 388,65 triệu USD góp phần đẩy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng lên

Ngoài các mặt hàng trên, giầy dép, đồ gỗ cao su, than đá, rau củ quả…cũng là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Trong tương lai cần phát huy và khai thác tốt thị trường của Hàn Quốc, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này nhằm đưa kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tăng lên nhằm giảm bớt tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc.

2.2.4. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc (1992-2010)

2.2.4.1. Giai đoạn 1992-2003

Việt Nam chủ yếu nhập của Hàn Quốc các trang thiết bị và vật tư như máy móc, sắt thép, chất dẻo, xăng dầu, phân bón, các nguyên phụ liệu cho ngành giầy dép, dệt may…

và có giá trị cao. Dẫn đầu trong số các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là nguyên phụ liệu dệt may da với giá trị nhập khẩu năm 2003 đạt 495,5 triệu USD, tăng 18,5 % so với năm 2002. ( xem bảng 2.9, tr 59). Bên cạnh đó Việt Nam còn nhập khẩu một lượng lớn các máy móc thiết bị phụ tùng và có kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm, năm 2002 so với năm 2001 tăng 54,47%. Năm 2003 tuy tốc độ mặt hàng này có giảm đi so với năm trước (-1,2 % ), nhưng xét về số lượng đạt 367, 8 triệu USD nên vẫn giữ vị trí thứ hai so với các mặt hàng nhập khẩu ( xem bảng 2.9, tr 59). Các vật liệu khác như sắt thép, xăng dầu, chất dẻo… cũng được Việt Nam nhập khẩu thường xuyên. Ngoài ra, Hàn Quốc còn xuất sang Việt Nam các hàng cao cấp như: ôtô nguyên chiếc các loại, linh kiện điện tử và vi tính, xe máy... Đáng lưu ý là giá trị nhập khẩu ôtô nguyên chiếc của Việt Nam khá cao, năm 2001 là 121,9 triệu USD, năm 2002 là 118, 6 triệu USD năm 2003 là 137,3 triệu USD, ( xem bảng 2.9) đứng thứ 4 trong số các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc. Đây là một tín hiệu cho thấy mức sống của người dân Việt Nam từng bước được cải thiện và nâng cao.

Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển hướng về xuất khẩu, nên phần lớn các sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc đều chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khá dễ dàng. Với giá cả và trình độ công nghệ khá phù hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi của Việt Nam, các trang thiết bị và hàng hoá của Hàn Quốc luôn là sự chọn lựa cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bảng 2. 9 : Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc (2001 -2003)

Đơn vị:1000 USD Mặt hàng 2001 2002 2003 Giá trị Tăng giảm (%) Giá trị Tăng giảm (%) Nguyên phụ liệu dệt may da 421.134 418.320 -0,67 495. 516 18,5 Máy móc thiết bị phụ tùng 240.912 372.133 54,47 367.810 -1,2 Sắt thép 116.430 121.864 4,76 136.991 12,4 Ô tô nguyên chiếc

các loại 121.948 118.688 -2,67 137.360 15,7 Chất dẻo 89.283 94.811 6,27 115.124 21,3 Xăng dầu 99.526 116.248 16,80 80.504 -30,7 Ô tô CKD,IKD * 61.176 90.049 47,20 157.012 74,4 Linh kiện điện tử và vi tính 53.624 63.370 18,17 74.756 17,9 Dược phẩm 34.050 41.389 21,56 44.717 8,0

Phân bón các loại 33.474 15.375 -54,1 11.519 -25,1 Xe máy CKD, IKD, * 32.596 35.315 8,34 2.790 -92,1

Tổng kim ngạch nhập

khẩu 1.893.516 2.285.533 20,70 1.516.15 26,00

Nguồn: Bộ công thương Việt Nam: http://www.moit.gov.vn

Ghi chú*: CKD(Completely Knock Down): nhập tất cả linh kiện về lắp ráp.

IKD( Incompletely Knocked Down): nhập một phần linh kiện, bộ phận về lắp ráp tại nhà

máy địa phương.

Bảng 2.9 cho thấy: Giai đoạn 2001-2003, những mặt hàng tiêu dùng Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm một tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là các sản phẩm ô tô, linh kiện điện tử, dược phẩm,... Đây là một cơ cấu phù hợp trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn nghèo, đang dốc sức cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Cùng với chính sách thúc đẩy sản xuất thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu, một số mặt hàng đã có xu hướng giảm rõ rệt. Điển hình là mặt hàng phân bón, năm 2002 giảm 54,1% so với năm

2001 từ 33, 4 triệu USD xuống còn 15, 3 triệu USD, năm 2003 giảm 25,1 % so với năm 2002. Kết quả này đạt được là nhờ những nỗ lực từng bước đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất trong nước.

Như vậy trong giai đoạn 1992-2003 cơ cấu hàng xuất khẩu của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu là mặt hàng có giá trị cao như: máy móc thiết bị, ô tô, sắt thép, nguyên liệu....ngược lại trong giai đoạn này Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là nông lâm thủy sản và nguyên liệu có giá trị thấp..đây là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam luôn ở tình trạnh nhập siêu.

2.2.4.2. Giai đoạn 2004-2010

Trong giai đoạn từ năm 2004 – 2010, Hàn Quốc tiếp tục xuất khẩu vào Việt Nam những mặt hàng có giá trị như: Ô tô nguyên chiếc các loại, đá quý, kim loại quý và sản phẩm, chất dẻo nguyên liệu, dược phẩm, giấy các loại, hóa chất, linh kiện, phụ tùng ô tô, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử...Trong thời gian này kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng mạnh năm 2010 đạt 9,7 tỷ USD ( xem bảng 2.10, tr 61). Năm 2010

được coi là năm kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc vào Việt Nam cao nhất trong suốt giai đoạn Việt – Hàn ký kết quan hệ ngoại giao. Các mặt hàng nhập khẩu của Hàn Quốc vào Việt Nam đều có giá trị kinh tế cao, tập trung chủ yếu vào đồ điện tử, sắt thép...

Bảng 2.10: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc(2004-2010) Đơn vị: triệu USD

Năm Kim ngạch nhập khẩu

2004 3359,4 2005 3594,1 2006 3908,4 2007 5340,4 2008 7066,3 2009 6976,4 2010 9761,3

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam: (http:// www.gso.gov.vn)

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 51)