Quan hệ bang giao Việt –Hàn thời trung đại

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 33 - 35)

Có hay không quan hệ Việt –Hàn trong lịch sử thời trung đại? Đây là một vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn. Chính sử Việt Nam không nói đến mối quan hệ này. Theo Giáo sư Pyon Hong Kee ( nhà nghiên cứu tộc phả Hàn Quốc, ngày 31-1—1996 đến thăm trường ĐH.KHXH- Nhân Văn TP.Hồ Chí Minh, tham dự buổi Hội thảo khoa học về quan hệ Việt Hàn) , cộng đồng Hàn được hình thành từ 502 nhóm tộc họ, gồm 366 nhóm bản địa và 136

nhóm từ các nước ngoài sinh sống trong đó có 2 dòng tộc Lý từ Việt Nam đến là dòng tộc Lý Tinh Thiện và Lý Hoa Sơn [2]

Dòng tộc Lý Tinh Thiện: Tổ là Lý Dương Côn, hoàng tử thứ 3 của Lý Càn Đức ( Lý Nhân Tông), cháu đời thứ 5 của Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ ), em Lý Thần Tông ( Lý Dương Hoán) (116-1138). Lý Dương Côn đến Cao Ly ( Koryo) từ thế kỷ 12, ông được coi là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hàn Quốc. Cháu đời thứ 5 của Lý Dương Côn là Lý Nghĩa Mẫn, làm quan dưới triều vua Minh Tông của Koryo được thăng chức “ Trung thư môn hạ Bình chương sự phán bộ binh sự” tức là Tể tướng thứ hai, sau chức “ Môn hạ thị trung”, nhưng thực tế ông làm quan suốt 14 năm ( 1183-1196) [2]. Trong nhiều bộ chính sử Hàn Quốc đều ghi chép về sự kiện và nhân vật này. Tuy nhiên trong lịch sử Việt Nam không đế cập đến Lý Dương Côn mà chỉ ghi chép về Lý Dương Hoán. Vấn đề này cần làm rõ thêm. Theo Giáo sư Pyon Hong Kee, dòng họ Lý sinh sống lâu đời ở Tịnh Thiện. Hiện nay một bộ phận hậu duệ của dòng họ Lý này sống ở Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên, chỉ một phần sinh sống ở Hàn Quốc [2]

Dòng tộc Lý Hoa Sơn: Tổ là Hoàng thúc Lý Long Tường, là một hoàng tử họ Lý. Lý Long Tường là hoàng tử thứ của vua Lý Anh tông (1138-1175), cháu nội của của vua Lý Thần Tông, em của vua Lý Cao Tông (1176-1210). Sau khi nhà Lý mất ngôi vào tay nhà Trần (1225) Lý Long Tường cùng gia quyến đã thoát khỏi sự bức bại của nhà Trần. Lý Long Tường đến Cao Ly vào đời vua Cao Tông (1251-1264). Năm 1226, Lý Long Tường trú tại Trấn Sơn. Năm 1253, Lý Long Tường tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, lập nhiều công, được vua Cao Ly phong tước Hoa Sơn Quân. Năm 1994, cháu đời thứ 26 của Lý Long Tường là Lý Xương Căn đã về thăm xã Đình Bảng ( Bắc Ninh), quê gốc họ lý, lập Hội giao lưu văn hóa dân tộc Hàn – Việt. [2]

Nhân vật thứ ba của Việt Nam cũng được coi là đã có quan hệ với Cao Ly là Mạc Đĩnh Chi. Mạc Đĩnh Chi là danh nhân nhà Trần, nổi tiếng học giỏi từ nhỏ. Năm 1304 thi đậu Trạng nguyên. Ông làm quan ba triều vua: Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông.[29, 108] Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, ông đã xướng họa thơ văn và được vua Nguyên khen tài giỏi ứng thí, trí tuệ thông minh và đã được vua Nguyên phong là “ Lưỡng quốc trạng nguyên”. [28, 26-27] Tại đây Mạc Đĩnh Chi gặp nhiều sứ thần Cao Ly, nể tài trí thông minh đối đáp của Mạc Đĩnh Chi các sứ thần Cao Ly mời ông sang thăm Cao Ly. Trong chuyến viếng thăm đó, ông được một sứ thần Cao Ly gả cháu gái và để lại di duệ

ở đây. [12, 50] Chuyện này được một số con cháu họ Mạc và báo chí Việt Nam đề cập đến, tuy nhiên, vẫn cần bổ sung sử liệu thành văn để được thấu đáo hơn.

Ba sự kiện nêu trên, được coi là những sự kiện mở đầu cho mối quan hệ Việt-Hàn trong lịch sử. Trong chính sử không ghi chép mối quan hệ trực tiếp giữa hai quốc gia, nhưng quan hệ Việt – Hàn vẫn được duy trì thông qua các cuộc gặp gỡ của các sứ thần hai nước khi đi sứ sang Trung Hoa

Phùng Khắc Khoan (1528-1613) trong một lần đi sứ sang Trung Hoa gặp sứ thần Triều Tiên, nói lên tâm sự cùng hội cùng thuyền, trong đó có câu: “ Cổ vân: tứ hải giai huynh đệ, tương tế đồng chu xuất công xa” ( Người xưa: bốn bề là nhà Thuyền xa cùng chống, ngựa xe xùng ngồi) [ 43, 339]

Sang thế kỷ XVII, Lê Quý Đôn (1726-1784) khi đi sứ sang Trung Hoa cũng kết bạn với sứ thần Triều Tiên là Hồng Khải Hy. Hai bên có dịp trao đổi văn thơ với nhau, trong hai tác phẩm của Lê Quý Đôn là cuốn Quần Thư Khảo biện và Thánh mô hiền phạm đều có lời đề tựa của Hồng Khải Hy. Năm 1769, Lê Quý Đôn biên soạn cuốn Bắc sứ thông lục kể lại chuyến đi sứ nhà Thanh năm 1760. Còn phía Hàn Quốc, thời trung đại, các tác phẩm của các học giả Hàn Quốc biên soạn như: Triều kinh thi thiếp, Chi phong tập và bộ sử Triều Tiên vương triều thực lục đã được lưu hành tại Việt Nam, trong đó đều có những tư liệu phong phú nói về mối quan hệ Việt – Hàn. [51, 52 ]

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 33 - 35)