Tiềm năng hợp tác từ phía Hàn Quốc

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 45 - 46)

Thứ nhất. Hàn Quốc được thừa nhận là một quốc gia có kinh nghiệm phát triển độc đáo. Từ một quốc gia nghèo với GDP/người năm 1960 là 90 đô la, đến năm 2008 đạt tới 19.505 đô la, Hàn Quốc đã trở thành nước có trình độ phát triển cao trên thế giới. [6, 6] Với chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng, chỉ sau 5 thập kỷ, Hàn Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ 10 trên thế giới. Từ một nước thuộc địa, trải qua chiến tranh và nghèo nàn nhưng với quyết tâm chính trị cao của giới lãnh đạo và sự cần cù của nhân dân, Hàn Quốc đã thay đổi.

Thứ hai. Các doanh nghiệp toàn cầu và có quy mô thị trường rộng lớn. Theo thống kê của tạp chí Fortune ( tạp chí hàng đầu của Mỹ chuyên về thông tin kinh tế, thị trường, thị

trường chứng khoán..) có 13 công ty của Hàn Quốc có tên trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới. Có tới 127 loại sản phẩm được xếp loại tốt nhất thế giới, nhờ đó thương hiệu của Hàn Quốc được thừa nhận rộng rãi trên thị trường thế giới. Hàn Quốc là thị trường lớn thứ tư ở châu Á, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. [6, 6] Cho đến năm 2009, Hàn Quốc đã ký Hiệp định thương mại tự do với 44 quốc gia, nhờ đó hàng hóa của Hàn Quốc và các đối tác có cơ hội thâm nhập trường của nhau mà không bị ngăn cản bởi hàng rào thuế quan.

Tiềm lực thứ ba từ phía Quốc là ý chí hợp tác mạnh mẽ của giới lãnh đạo Hàn Quốc. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng Hán Quốc đã thành công trong phát triển kinh tế một phần rất lớn là nhờ quyết tâm chính trị cao của giới lãnh đạo trong việc khai thác và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh gia tăng hợp tác liên kết Đông Nam Á hiện nay, chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện một chính sách tích cực và qua đó họ muốn nâng cao vị thế quốc tế của Hàn Quốc. Việc ký kết Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc với Asean là một minh chứng. Trên một góc độ nào đó có thể thấy Hàn Quốc đang ngày càng muốn chứng minh thương hiệu của mình đến các nước trong khu vực, để từ đó từng bước nắm bắt cơ hội kinh doanh, quảng bá hình ảnh đất nước ...

Như vậy cả hai quốc gia đều có những tiềm năng hẫp dẫn, thu hút vốn đầu tư của nhau. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát triển chậm, xếp vào những quốc gia nghèo trên thế giới. Tuy nhiên những năm trở lại đây, với sự bùng nổ về kinh tế, khả năng tiêu dùng nội địa tăng, nguồn nhân công giá rẻ, chính trị xã hội ổn định, là những lý do hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư ngày càng lớn từ phía Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ngược lại, Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển, có nhiều kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, văn hóa đếu có những nét tương đồng với văn hóa Việt Nam, đây chính là động lực thúc đẩy cho mối quan hệ Việt - Hàn ngày càng phát triển mạnh hơn, đặc biệt ở lĩnh vực thương mại, cả hai quốc gia đã thu được nhiều thành tựu quan trọng sau 18 năm đặt quan hệ ngoại giao chính thức ( 1992-2010).

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 45 - 46)