Nét tương đồng trong phong tục hôn nhân truyền thống giữa Việt Nam-Hàn

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 25 - 27)

dùng để uống trà xuất hiện khá sớm ở Hàn Quốc và tinh xảo. Đồ sành sứ Koryo với men xanh ngọc cũng được xếp vào hàng tinh xảo ở phương Đông. Cũng giống như Việt Nam, tuy uống trà chưa được nâng lên thành trà đạo như Nhật Bản, Trung Quốc nhưng là đồ uống thường xuyên, nhất là khi có khách đến nhà chơi.

1.2.2. Nét tương đồng trong phong tục hôn nhân truyền thống giữa Việt Nam- Hàn Quốc Hàn Quốc

Từ xa xưa, do chịu ảnh hưởng nặng nề của lễ giáo phong kiến Trung hoa, xã hội truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc dần dần hình thành một phong tục cưới hỏi khá tương đồng.

Trước đây, chuyện dựng vợ gả chồng cho con ở Việt Nam và Hàn Quốc thường do cha mẹ quyết định , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Chuyện trai gái tự do tìm hiểu, tự do yêu đương thường ít được đặt ra. Cha mẹ tìm vợ cho con mục đích chính là để “nối dõi tông đường”. Nhưng điều các bên quan tâm đầu tiên chưa phải là con người cụ thể mà là các vấn đề như xem gia đình hai bên có “môn đăng hộ đối” không, nam nữ có hợp tuổi hợp số không? Kế đến mới là chàng trai có tài ba, có chí lớn không...? Cô gái có khỏe mạnh, xinh đẹp tháo vát, đảm đang hay không?...Bởi vậy, trong xã hội truyền thống, người mai mối rất quan trọng. Đối với gia đình quyền quý, hôn nhân phải có mai mối và việc thành lứa đôi hay không, hai nhà thông gia có “thông cảm” với nhau hay không đều phụ thuộc vào “nhân vật trung gian” này.

Cũng giống nhau ở một điểm trong chuyện hôn nhân ở Việt Nam và Hàn Quốc là , nếu cuộc gặp gỡ ban đầu giữa hai bên thành công, đôi trai gái sẽ tìm hiểu nhau thêm một thời gian nữa. Nếu thấy không hợp nhau, họ không bắt buộc phải kết hôn, nhưng nếu thấy hợp nhau, họ sẽ thông báo cho cha mẹ hai bên để chọn ngày kết hôn. Cho dù cặp vợ chồng trẻ Hàn hay Việt tiến đến hôn nhân là do yêu thương hay sắp đặt, thì ít ra cũng có một trong hai bà mẹ sẽ tìm đến một ông thầy bói, để nhờ thầy đọc hộ lá số tử vi của đôi vợ chồng trẻ xem có hợp nhau hay không. Hay chí ít cũng để thầy tìm cho một ngày lành tháng tốt để có

thể tổ chức lễ cưới. Một lễ đính hôn ngắn gọn thường được tổ chức trước ngày cưới khoảng hai ba tháng.

Các nghi thức của việc hôn nhân trong xã hội truyền thống của hai nước đều mô phỏng theo nghi lễ của Trung Hoa. Đó là thực hiện theo luật lệ (sáu lễ) trong cưới hỏi.

• Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.

• Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.

• Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.

• Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.

• Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới. Và sau cùng là • Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai

mang lễ đến để rước dâu về. [85]

Sáu lễ này được xã hội Việt Nam đơn giản hóa còn ba, như sau:

1. Lễ dạm: sự đánh tiếng muốn kết thân của nhà trai. Lễ này có cùng ý ngĩa như “ nạp thái” của Hàn Quốc.

2. Lễ hỏi: bao gồm ý nghĩa chung cho vấn danh, nạp cát, thỉnh kỳ và nạp tệ. “Nạp tệ” chính là lễ hỏi ở Hàn Quốc hiện nay. Trong ngày này nhà trai mang lễ vật gồm trà rượu, bánh, nữ trang, và một ít tiền đến nhà gái. Từ lúc này, đôi trai gái trở thành căp vợ chồng chưa cưới, xem cha mẹ người hôn phối như cha mẹ mình.

3. Đám cưới (rước dâu): nhà trai mang lễ vật gồm bánh trái, đồ tranh sức, trà rượu, trầu cau làm lễ trước bàn thờ tổ tiên xin phép rước dâu về nhà. Đây chính là lễ “ Thân nghinh ” ở Hàn Quốc. [60, 36]

Tại Hàn Quốc, hôn lễ truyền thống cũng chịu ảnh hưởng của hôn lễ trung Hoa. Từ “ lục lễ ”của Trung Hoa, Hàn Quốc rút xuống còn 4 lễ chính; lễ nghị hôn, lễ nạp thái, lễ nạp tệ, thân nghinh. Nhưng thực ra 4 lễ đó là để thực hiện hai công đoạn trong hôn nhân là chuẩn bị hôn lễ và cử hành hôn lễ. Công việc chuẩn bị hôn lễ bao gồm: nghị hôn, nạp thái, nạp tệ; còn cử hành hôn lễ là thân nghinh.[44, 71]

Trình tự hôn lễ truyển thống

Hàn Quốc Trình tự hôn lễ truyền thống Việt Nam

1. Nghị hôn: hai nhà cùng cử người đi hỏi tên tuổi, gia thế của đối tượng, 2. Nạp thái: nhà trai nhờ người mai

mối gửi tứ trụ của tân lang và nạp thái văn cho nhà gái và chọn ngày cưới xin

3. Nạp tệ: nhà trai đem lễ vật sang nhà gái để xin cưới cố gái.

4. Thân nghinh: lễ cưới được tổ chức tại nhà tân nương, tân lang đón tân nương cùng về.

1. Lễ đi nói: người mai mối cùng cha mẹ người con trai qua nhà gái để ướm lời.

2. Lễ bỏ trầu cau: nhà trai hỏi tên tuổi cô gái và xem tuổi

3. Nhà trai báo với tổ tiên và nhà gái kết quả xem tuổi.

4. Lễ hỏi chính thức: nhà trai đem lễ vật sang nhà gái để xin cưới sô dâu. 5. Nhà trai mang thư chọn ngày sang

nhà gái và báo giờ rước dâu.

6. Nhà trai đón cô gái về nhà và cử hành hôn lễ.

Nguồn: [45, 75] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mấy thập kỷ trở lại đây, do sự phát triển mạnh của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, cùng với sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, nên nghi thức hôn nhân truyền thống trong hôn lễ của hai quốc gia cũng như quan niệm về hôn nhân ngày càng mai một đi. Ở Hàn Quốc hiện nay, chỉ có các gia đình quý tộc, giàu sang mới thực hiện đầy đủ sáu lễ, còn phần đông đều giảm xuống còn ba lễ chính: Nạp thái, thỉnh kỳ, thân nghinh. Ở Việt Nam cũng vậy, không phải nhà nào cũng thực hiện đầy đủ sáu lễ trong cưới hỏi, chỉ có khi cả hai bên gia đình đều thuộc hàng quyền quý, đại gia mới tuân thủ, còn theo tục lệ cổ truyền, thông thường chỉ có ba lễ: Chạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới.

Ngày nay, ở thành thị Hàn Quốc cũng như Việt Nam, lễ cưới thường được tổ chức ở phòng cưới (phòng cưới thường là nhà hàng, khách sạn). Nhà trai , nhà gái tổ chức một bữa tiệc mời họ hàng, bạn hữu thân thiết đến chia vui cùng gia đình.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 25 - 27)